Thứ sáu 20/09/2024 06:30 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Quảng Ninh: “Đói” đất san nền “khát” nơi đổ thải

Bài 4: Đất san nền, tín hiệu vui đầu năm mới

11:08 | 14/01/2023

(Xây dựng) - Năm 2023, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đồng ý với tỉnh Quảng Ninh về chủ trương sử dụng đất đá thải mỏ, phục vụ nhu cầu san lấp các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn. Địa phương cũng đấu giá thành công nhiều mỏ đất làm vật liệu san nền đã “bật sáng” tín hiệu vui, năm mới nguồn đất san nền dồi dào hơn năm cũ.

Bài 4: Đất san nền, tín hiệu vui đầu năm mới
Nút giao kết nối KCN Sông Khoai Amata và Khu phức hợp Hạ Long xanh với đường cao tốc Móng Cái - Hải Phòng diện tích sử dụng đất 77,6ha, còn thiếu 800.000m3 đất để vượt thổ san nền.

Quảng Ninh có nguồn đất thải mỏ dồi dào, mỗi năm các mỏ than khai thác khoảng trên dưới 40 triệu tấn than, lượng đất đá thải ra khoảng trên 100 triệu m3. Hiện theo Phương án bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản trong Quy hoạch của tỉnh đã xác định được 32 điểm bãi đất đá thải (trong đó Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam có 18 điểm mỏ, Tổng công ty Đông Bắc có 14 điểm mỏ) cung cấp nguồn vật liệu san lấp cho các dự án trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2030 với trữ lượng khoảng 965 triệu m3.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xem xét, giải quyết việc khai thác, thu hồi đất đá thải mỏ cho từng trường hợp cụ thể theo đề nghị của UBND tỉnh. Đến nay đã có 4 trường hợp được đồng ý cho khai thác thu hồi, với tổng khối lượng khoảng 12,4 triệu m3. Cụ thể: Bãi thải vỉa 14 cánh tây của Công ty Cổ phần than Núi Béo khoảng 8 triệu m3; Bãi thải Tây Khe Sim - Tây Lộ Trí của Tổng công ty Đông Bắc 3,5 triệu m3; Bãi thải Suối Lại của Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam 3,5 triệu m3; Bãi thải Nam Tràng Bạch của Tổng công ty Đông Bắc 4,6 triệu m3. Dự án cầu Cửa Lục 3 đã sử dụng 20.000m3 đất thải mỏ tại bãi thải Suối Lại để vượt thổ san nền.

Bài 4: Đất san nền, tín hiệu vui đầu năm mới
6 doanh nghiệp đã trúng đấu giá quyền khai thác (mở mỏ) đất san nền.

Về (mở mỏ) đấu giá quyền khai thác đất san nền ở địa phương, Công ty Cổ phần Đầu tư Bảo Lai, trúng đấu giá mỏ đất khu vực đồi tại phường Đại Yên, thành phố Hạ Long, diện tích 30,4ha, đã được cấp giấy phép đang khai thác; Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển và xây dựng Trí Đức, trúng đấu giá mỏ đất khu vực đồi tại bản Quảng Hợp, xã Quảng Thanh, huyện Hải Hà đang trình UBND tỉnh duyệt giấy phép để khai thác; Công ty Cổ phần Dịch vụ thương mại Tuấn Nghĩa, trúng đấu giá mỏ đất khu vực đồi tại thôn 7, xã Hải Tiến, thành phố Móng Cái, diện tích 48ha đang hoàn thiện thủ tục pháp lý để khai thác; Công ty Cổ phần kinh doanh cảng Hạ Long, trúng đấu giá mỏ đất khu vực đồi tại khu 7 phường Hải Yên, thành phố Móng Cái, diện tích 42ha đang hoàn thiện thủ tục pháp lý để khai thác.

Bài 4: Đất san nền, tín hiệu vui đầu năm mới
Giai đoạn 2023-2025, mỗi năm Quảng Ninh cần từ 100-150 triệu m3 đất đá phục vụ vượt thổ san nền.

Công ty Cổ phần Thương mại Vũ Anh Đức đã trúng đấu giá 2 mỏ đất liền cùng ở khu vực đồi tại phường Việt Hưng giáp ranh phường Hoành Bồ, thành phố Hạ Long; mỏ thứ nhất diện tích rộng 13ha, đã được cấp giấy phép, đang hoàn thiện các thủ tục pháp lý liên quan, chưa khai thác; mỏ thứ hai diện tích 9,1ha chưa được cấp giấy phép khai thác.

Về nhu cầu nguồn đất san nền, Quảng Ninh là một trong 5 địa phương trong nước có tỷ lệ đô thị hóa cao nhất cả nước đạt 67,5%. Trong giai đoạn 2023-2025, mỗi năm địa phương cần từ 100-150 triệu m3 đất đá phục vụ vượt thổ san nền. Cụ thể, các dự án đang cấp thiết về nhu cầu dùng đất vượt thổ tôn nền như: Khu kinh tế ven biển Quảng Yên với diện tích 13.303ha, trong đó có 8 xã phường ở đảo Hà Nam còn thấp hơn mực nước biển. Riêng 5 KCN và 1 cụm công nghiệp với tổng diện tích sử dụng đất 4.591ha.

Bài 4: Đất san nền, tín hiệu vui đầu năm mới
Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cho 4 trường hợp được khai thác thu hồi đất thải mỏ than với tổng khối lượng 12,4 triệu m3.

Trong đó, KCN Đông Mai, sử dụng 167,8ha đất; KCN Sông Khoai Amata, sử dụng 714ha đất; KCN Bắc Tiền Phong, sử dụng 1.192,9ha đất; KCN Nam Tiền Phong, sử dụng 487,4ha đất; KCN Bạch Đằng, sử dụng 4.591ha đất; Cụm công nghiệp Đông Mai, sử dụng 16ha đất; Khu đô thị phức hợp Hạ Long Xanh, sử dụng 4.472ha đất. Giai đoạn 2020-2025, Quảng Yên cần sử dụng 203,10 triệu m3 đất đồi để san nền, cao nhất các địa phương trong tỉnh.

Các công trình giao thông trọng điểm đang rất cần đất vượt thổ san nền gồm đường ven sông Đá Vách 8-10 làn xe, dài 41,2km kết nối thị xã Đông Triều với đường Cao tốc Móng Cái - Hải Phòng; nút giao và đường dẫn đầm Nhà Mạc, nút giao và đường dẫn Hạ Long Xanh...

Nhu cầu đất vượt thổ san nền thì nhiều, nguồn cung cấp thì ít. Nhiều năm qua tại Quảng Ninh, các dự án có sử dụng đất luôn thiếu đất san nền như người “đói bữa”, chủ đầu tư phải chạy vạy “ăn đong” từng khối đất. Năm 2023, Quảng Ninh có tín hiệu vui nguồn đất san nền dồi dào hơn năm trước.

Vũ Phong Cầm

Theo

Cùng chuyên mục
  • Quảng Bình: Sơ tán, di dời gần 1.000 hộ dân ra khỏi khu vực sạt lở

    (Xây dựng) - Để đảm bảo an toàn cho người dân do ảnh hưởng của bão số 4, tỉnh Quảng Bình đã khẩn trương tổ chức sơ tán, di dời 852 hộ/2.995 khẩu ra khỏi khu vực sạt lở.

  • Văn Yên (Yên Bái): Gắn biển công trình chào mừng 60 năm thành lập huyện

    (Xây dựng) - Huyện Văn Yên (Yên Bái) vừa tổ chức gắn biển và đưa vào sử dụng công trình chào mừng 60 năm Ngày thành lập huyện.

  • Bắc Giang: Tiếp tục tập trung giải quyết, khắc phục hậu quả do bão số 3

    (Xây dựng) – Mới đây, Tỉnh ủy Bắc Giang đã ban hành Công văn số 3366-CV/TU về việc tiếp tục giải quyết, khắc phục hậu quả của bão số 3 và mưa, lũ trên địa bàn.

  • Hà Tĩnh: Sẵn sàng phương án di dời hộ dân khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn

    (Xây dựng) - Trước tình hình bão số 4 ảnh hưởng gây mưa lớn, có nguy cơ ngập lụt cao, nhiều địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh đã sẵn sàng phương án di dời các hộ dân vùng thường xuyên bị ngập lụt, sạt lở đất ven sông, chân núi và hạ du các hồ chứa nước đến nơi an toàn.

  • Dáng núi trong điểm trường Thâm Luông

    (Xây dựng) - Được hoàn thành xây dựng vào năm 2023, mới đây, điểm trường Thâm Luông (Hà Giang) đã xuất sắc giành chiến thắng trong hạng mục Trường và Đại học của Giải thưởng Kiến trúc Quốc tế IAA năm 2024 (International Architecture Awards 2024). Công trình chứa đựng câu chuyện ý nghĩa về kiến trúc “xanh” giữa núi rừng.

  • Phục hồi cây xanh đô thị sau bão

    (Xây dựng) – Bão số 3 qua đi đã để lại những thiệt hại vô cùng lớn đối với lá phổi xanh của Thủ đô. Thống kê sơ bộ, bão số 3 khiến 8.700 cây đô thị của Hà Nội bị gãy đổ, tuy nhiên trong số đó chỉ có thể dựng trồng lại được khoảng 1.900 cây. Bên cạnh đó là mối nguy hiểm tiềm tàng từ những cây xanh già cỗi lâu năm trước bão gió, vì vậy việc khôi phục cây xanh nghiêng, đổ… cần khắc phục nhanh và kịp thời.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load