Thứ sáu 08/11/2024 13:30 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Bắc Giang: Thắng lớn vụ vải thiều, kỳ tích tới từ tâm dịch

14:18 | 13/07/2021

(Xây dựng) – Kết thúc vụ vải thiều năm 2021, tỉnh Bắc Giang đã thu về gần 7.000 tỷ đồng từ vải thiều và các dịch vụ phụ trợ. Đây có thể coi là kỳ tích trong bối cảnh lịch sử, khi thời điểm thu hoạch và tiêu thụ vải thiều rơi vào đúng thời điểm tỉnh Bắc Giang đang phải căng mình chống dịch Covid-19.

bac giang thang lon vu vai thieu ky tich toi tu tam dich
Sản lượng vải thiều Bắc Giang tiêu thụ tại Nhật Bản đã tăng gấp nhiều lần so với các năm trước và được đánh giá cao về chất lượng.

Vào đầu tháng 7 vừa qua, tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã biểu dương tỉnh Bắc Giang khi tiêu thụ thành công hơn 200.000 tấn vải thiều trong bối cảnh dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạp. Thắng lợi này đã đóng góp không nhỏ vào kết quả khả quan của xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 5 tháng đầu năm của cả nước với gần 23 tỷ USD tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thắng lợi trên nhiều phương diện

Theo thông tin từ UBND tỉnh Bắc Giang, năm 2021 vải thiều Bắc Giang thắng lớn trên cả 3 phương diện: Sản lượng, chất lượng và thị trường tiêu thụ rộng lớn nhất từ trước tới nay.

Theo đó, tổng sản lượng vải thiều tiêu thụ toàn tỉnh đạt 215.852 tấn (tăng trên 50.000 tấn, tương đương tăng 30,82% sản lượng so với năm 2020). Thị trường nội địa được quan tâm, mở rộng với tổng sản lượng tiêu thụ nội địa đạt 126.552 tấn (chiếm khoảng 58,6% tổng sản lượng tiêu thụ). Vải thiều được tiêu thụ khắp cả nước, những địa phương tiêu thụ với số lượng lớn như: Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai và các tỉnh lân cận phía Bắc, các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và các tỉnh phía Nam.

Bên cạnh đó, vải thiều Bắc Giang còn có mặt tại hầu hết các siêu thị (Big C, Mega Market, Saigon Co.opmart, Happro, Aeon, Lotte, Vinmart…), trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích, chợ đầu mối (Thủ Đức, Bình Điền, Hóc Môn – Thành phố Hồ Chí Minh, Dầu Giây - Đồng Nai, Hòa Cường – Đà Nẵng…) và chợ truyền thống thông qua các thương nhân, doanh nghiệp, tập đoàn bán lẻ...

Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh diễn ra phức tạp, việc lưu thông hàng hóa trở lên khó khăn thì các sàn thương mại điện tử chính là cơ hội để thúc đẩy việc tiêu thụ một cách nhanh chóng. Nắm bắt được điều đó, tỉnh Bắc Giang đã chủ động trong việc đưa trái vải lên các sàn thương mại điện tử, trang mạng xã hội. Năm 2021, vải thiều đã được bán trực tuyến trên nền tảng online (facebook, zalo, Youtube…), hạ tầng Internet trên các sàn giao dịch thương mại điện tử lớn trong nước và quốc tế (Voso, Sendo, Tiki, Shopee, Lazada, postmark, Alibba…) với số lượng lớn nhất từ trước tới nay, với sản lượng tiêu thụ đạt khoảng trên 6.000 tấn.

Không chỉ khẳng định được thương hiệu trong nước, sản vật nông nghiệp đặc trưng của tỉnh Bắc Giang còn có riêng cho mình một thị trường rộng lớn tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với tổng sản lượng xuất khẩu đạt 89.300 tấn (chiếm 41,4% tổng sản lượng tiêu thụ). Vải thiều được xuất khẩu chủ yếu sang thị trường truyền thống Trung Quốc và các quốc gia, khu vực như: EU, Mỹ, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước Đông Nam Á, khu vực Trung Đông, …

Điều gì đã làm nên kỳ tích?

Mặc dù đã tạo dựng được thương hiệu từ lâu, thế nhưng không chỉ nhờ thế mà quả vải Bắc Giang lại có được chiến thắng bất ngờ vào một thời điểm vô vàn khó khăn và thách thức. Góp phần lớn vào thành quả đó là nhờ tỉnh Bắc Giang đã linh hoạt, chủ động trong điều hành, thu hoạch và tiêu thụ vải thiều.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Phan Thế Tuấn chia sẻ, trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành kế hoạch nhằm bảo vệ vùng sản xuất vải thiều tập trung (Lục Ngạn, Tân Yên) an toàn, sạch bệnh Covid-19 đảm bảo không ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ vải thiều với phương châm “Vải thiều Bắc Giang chất lượng vượt trội được sản xuất tại các vùng không bị ảnh hưởng của dịch Covid-19”; tập trung chỉ đạo khâu sản xuất, nâng cao chất lượng, xây dựng mã vùng trồng cụ thể và hướng đến sản phẩm có chất lượng cao, truy xuất nguồn gốc xuất xứ.

Cùng với đó, tỉnh Bắc Giang đã sớm kích hoạt và điều hành linh hoạt cả 03 kịch bản, phương án tiêu thụ cụ thể, phù hợp với những diễn biến về dịch Covid-19, với từng thị trường, từng kênh phân phối, tiêu thụ. Đồng thời sớm ban hành các văn bản đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương, các địa phương tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, thương nhân được phép lưu thông, vận chuyển tiêu thụ vải thiều tại thị trường trong và ngoài nước.

Xác định được vai trò quan trọng của công tác truyền thông, quảng bá giới thiệu sản phẩm trong việc tiêu thụ vải thiều, tỉnh Bắc Giang đã giao trách nhiệm cho các cơ quan chuyên môn thường xuyên phối hợp với các cơ quan thông tin, truyền thông trong việc cung cấp thông tin tuyên truyền đảm bảo kịp thời, chính xác về sản lượng, tình hình thu hoạch, diễn biến thị trường. Các huyện có vải thiều cũng đã tăng cường công tác tuyên truyền về an ninh trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh an toàn thực phẩm tới người dân, thương nhân và doanh nghiệp trên địa bàn. Chủ động đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, qua đó đã góp phần quan trọng trong công tác tháo gỡ khó khăn, lưu thông, mở rộng thị trường tiêu thụ vải thiều.

Đặc biệt, trong bối cảnh tỉnh Bắc Giang đang là trung tâm của dịch Covid-19, nhưng với những nỗ lực, quyết tâm cao, ngày 08/06/2021, UBND tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành Trung ương tổ chức thành công Hội nghị trực tuyến xúc tiến tiêu thụ vải thiều năm 2021. Hội nghị được tổ chức có quy mô quốc tế với 30 điểm cầu trong nước và quốc tế (trong đó có 22 điểm cầu trong nước và 08 điểm cầu quốc tế: Trung Quốc 04 điểm cầu, Nhật Bản 02 điểm cầu và 01 điểm cầu tại Singapore và Úc).

bac giang thang lon vu vai thieu ky tich toi tu tam dich
Đối với người dân tại thủ phủ vải thiều Lục Ngạn đây sẽ là vụ vải khó quên.

Ngoài ra, tạo nên kỳ tích này cũng không thể không nói đến sự hỗ trợ tuyệt đối của Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn... Đặc biệt, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã thường xuyên gọi điện động viên, chỉ đạo, lắng nghe, tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn. Trong đó, một trong những giải pháp quan trọng nhất là khi Bắc Giang chủ động kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các địa phương “mở luồng xanh” cho phép xe chở vải thiều được lưu thông nhanh chóng qua các chốt kiểm soát dịch Covid-19 khi có giấy xác nhận an toàn Covid-19.

Khó khăn chồng chất khó khăn khi vừa phải chống dịch, vừa phải thúc đẩy sản xuất lại vừa phải tiêu thụ hàng trăm tấn vải thiều. Thế nhưng, thành công trong vụ vải thiều năm nay đã cho thấy quyết tâm của tỉnh Bắc Giang trong việc thực hiện thành công mục tiêu kép “vừa chống dịch, vừa phát triển sản xuất”.

Chương Huyền – Thân Nam

Theo

Cùng chuyên mục
  • Họp Ban Chỉ đạo các dự án trọng điểm tỉnh Quảng Ngãi

    (Xây dựng) – Ban Chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi thực hiện các công trình trọng điểm tỉnh giai đoạn 2024 – 2025 (Ban Chỉ đạo) đã tổ chức cuộc họp lần thứ 5 để nghe báo cáo tình hình triển khai, đồng thời chỉ đạo các chủ thể có liên quan tăng cường phối hợp để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án; nhất là tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.

  • Quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm

    (Xây dựng) - Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công ước 10 tháng năm 2024 của cả nước chỉ đạt 52,29% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Để phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt tỷ lệ trên 95%, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan thực hiện quyết liệt, kịp thời, hiệu quả hơn nữa các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

  • Thái Bình: Dự kiến khởi công nhà máy nhiệt điện sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng trong quý III/2025

    (Xây dựng) - Dự án Nhà máy nhiệt điện sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) Thái Bình với tổng công suất 1.500MW và vốn đầu tư gần 2 tỷ USD đang đẩy nhanh công tác chuẩn bị cho kế hoạch khởi công vào năm sau. Nhà máy dự kiến cung cấp 10 tỷ kWh điện mỗi năm, đóng góp hàng nghìn tỷ đồng vào ngân sách, tạo việc làm và thúc đẩy kinh tế địa phương.

  • Bình Định: Phát huy tối đa tiềm lực để thu hút đầu tư

    (Xây dựng) – Từ đầu năm 2024 tới nay, tỉnh Bình Định thu hút 51 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 9.979 tỷ đồng, trong đó có 49 dự án đầu tư trong nước và 02 dự án FDI. Riêng trong tháng 10, tỉnh thu hút được 10 dự án đầu tư, đây là những tín hiệu khởi sắc trong thu hút đầu tư của tỉnh trong những tháng cuối năm.

  • Quảng Ngãi: Tổng thu ngân sách Nhà nước 10 tháng của năm 2024 đạt hơn 23.600 tỷ đồng

    (Xây dựng) – Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi 10 tháng của năm 2024 đạt hơn 23.600 tỷ đồng, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước và bằng 92,5% dự toán năm.

  • Tạo hành lang pháp lý để phát triển thị trường điện cạnh tranh

    Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, Luật Điện lực ban hành 20 năm và đã sửa đổi 4 lần, chỉ giải quyết được một số vấn đề thực tiễn đặt ra, nhưng đến nay, đòi hỏi phải xem xét để sửa đổi toàn diện.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load