Thứ sáu 08/11/2024 13:30 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Bắc Giang: Sắp diễn ra Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều 2020

15:44 | 04/06/2020

(Xây dựng) - Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều năm 2020 của tỉnh Bắc Giang được đổi mới theo hình thức trực tuyến, sẽ diễn ra vào ngày 6/6, với 62 điểm cầu trong nước, trong đó điểm cầu chính tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bắc Giang và 2 điểm cầu tại tỉnh Quảng Tây, Vân Nam của Trung Quốc.

bac giang sap dien ra hoi nghi xuc tien tieu thu vai thieu 2020
Vải thiều Bắc Giang chuẩn bị được xuất sang thị trường Nhật Bản (Ảnh: TL).

Vải thiều là cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh Bắc Giang. Hàng năm, sản xuất vải thiều thu về khoảng 4.000- 4.500 tỷ đồng, chưa tính thêm doanh thu từ các dịch vụ phụ trợ, chiếm 25- 28% giá trị ngành trồng trọt của toàn tỉnh.

Đến nay, vải thiều Bắc Giang đã được xuất khẩu và tiêu thụ tới hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, tỉnh Bắc Giang vẫn xác định thị trường truyền thống là thị trường Trung Quốc. Bên cạnh đó sẽ tiếp tục chiến lược xuất khẩu vào các thị trường như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Malaysia, Thái Lan…

Theo thông tin từ cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Giang, hơn 300 thương nhân Trung Quốc vừa được Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) cấp visa nhập cảnh vào địa bàn để thu mua vải thiều Bắc Giang.

Trước đó, nhằm giải quyết những khó khăn của việc tiêu thụ vải thiều trong điều kiện vẫn phải đáp ứng yêu cầu phòng dịch Covid-19, UBND tỉnh Bắc Giang đã có công văn đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an và Cục Quản lý xuất nhập cảnh cho phép thương nhân Trung Quốc nhập cảnh vào địa bàn thu mua vải thiều. Các thương nhân Trung Quốc sẽ phải tuân thủ công tác phòng chống dịch theo đúng quy định.

Đặc biệt, theo tin vui mới nhất từ UBND tỉnh, đến thời điểm này, vải thiều Bắc Giang đã sẵn sàng cho việc lần đầu tiên “đặt chân” vào thị trường Nhật Bản, thị trường khó tính hàng đầu thế giới.

Trước đó, theo Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang, tính đến đầu tháng 6, tổng sản lượng vải thiều sớm của tỉnh tiêu thụ ước đạt 16.725 tấn, với giá bán bình quân 25 nghìn đồng/kg (giá đầu vụ có lúc lên đến 45 nghìn đồng/ kg).

Vải thiều sớm Bắc Giang chủ yếu tập trung tại huyện Tân Yên và huyện Lục Nam. Mỗi ngày, riêng tại huyện Tân Yên bình quân tiêu thụ được khoảng 1.000 tấn. Hiện chỉ có thương lái người Việt Nam thu mua vải thiều Bắc Giang, chưa có thương nhân Trung Quốc.

Các thương nhân thu mua tại các điểm cân, sau đó vận chuyển đi tiêu thụ bằng các xe container, xe tải, xe máy. Thị trường tiêu thụ vải thiều Bắc Giang chủ yếu ở trong nước như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Lào Cai… và các tỉnh lân cận.

Vụ mùa năm 2020, tuy tình hình thời tiết không thuận lợi nhưng sản lượng vải thiều trên địa bàn tỉnh vẫn đạt khoảng 160 nghìn tấn, cao hơn 10 nghìn tấn so với năm trước. Để vải thiều Bắc Giang được tiêu thụ thuận lơi, UBND tỉnh Bắc Giang đã chỉ đạo, yêu cầu các cơ quan chức năng đơn giản hoá thủ tục hành chính, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và thương nhân đến khảo sát, thu mua, tiêu thụ vải thiều. Đồng thời chuẩn bị đủ nguồn vốn, tạo thuận lợi về thủ tục vay vốn, gửi tiền, chuyển tiền cho lưu thông, mua bán, xuất khẩu vải thiều, nguồn điện sản xuất, thùng xốp, đá cây, dịch vụ nhà hàng, khách sạn, bảo đạm vệ sinh môi trường…

Tỉnh cũng chú trọng đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trên các tuyến đường, chuẩn bị các phương án tốt nhất để tránh việc ùn tắc giao thông, làm tốt khâu quản lý thị trường, đấu tranh chống gian lận thương mại, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân gom hàng, tăng giá đối với các dịch vụ phụ trợ trong mùa tiêu thụ vải thiều như thùng xốp, đá cây, dịch vụ vận tải…

Vũ Bích

Theo

Cùng chuyên mục
  • Họp Ban Chỉ đạo các dự án trọng điểm tỉnh Quảng Ngãi

    (Xây dựng) – Ban Chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi thực hiện các công trình trọng điểm tỉnh giai đoạn 2024 – 2025 (Ban Chỉ đạo) đã tổ chức cuộc họp lần thứ 5 để nghe báo cáo tình hình triển khai, đồng thời chỉ đạo các chủ thể có liên quan tăng cường phối hợp để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án; nhất là tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.

  • Quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm

    (Xây dựng) - Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công ước 10 tháng năm 2024 của cả nước chỉ đạt 52,29% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Để phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt tỷ lệ trên 95%, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan thực hiện quyết liệt, kịp thời, hiệu quả hơn nữa các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

  • Thái Bình: Dự kiến khởi công nhà máy nhiệt điện sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng trong quý III/2025

    (Xây dựng) - Dự án Nhà máy nhiệt điện sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) Thái Bình với tổng công suất 1.500MW và vốn đầu tư gần 2 tỷ USD đang đẩy nhanh công tác chuẩn bị cho kế hoạch khởi công vào năm sau. Nhà máy dự kiến cung cấp 10 tỷ kWh điện mỗi năm, đóng góp hàng nghìn tỷ đồng vào ngân sách, tạo việc làm và thúc đẩy kinh tế địa phương.

  • Bình Định: Phát huy tối đa tiềm lực để thu hút đầu tư

    (Xây dựng) – Từ đầu năm 2024 tới nay, tỉnh Bình Định thu hút 51 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 9.979 tỷ đồng, trong đó có 49 dự án đầu tư trong nước và 02 dự án FDI. Riêng trong tháng 10, tỉnh thu hút được 10 dự án đầu tư, đây là những tín hiệu khởi sắc trong thu hút đầu tư của tỉnh trong những tháng cuối năm.

  • Quảng Ngãi: Tổng thu ngân sách Nhà nước 10 tháng của năm 2024 đạt hơn 23.600 tỷ đồng

    (Xây dựng) – Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi 10 tháng của năm 2024 đạt hơn 23.600 tỷ đồng, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước và bằng 92,5% dự toán năm.

  • Tạo hành lang pháp lý để phát triển thị trường điện cạnh tranh

    Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, Luật Điện lực ban hành 20 năm và đã sửa đổi 4 lần, chỉ giải quyết được một số vấn đề thực tiễn đặt ra, nhưng đến nay, đòi hỏi phải xem xét để sửa đổi toàn diện.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load