(Xây dựng) - An toàn trong xây dựng là rất cần thiết, nhưng an toàn trong xây dựng sân bay lại quan trọng hơn rất nhiều lần. Việc Bộ Giao thông vận tải dừng 3 làn cất hạ cánh tại sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất để sửa chữa khi công trình này đã xuống cấp đe đọa an toàn bay bởi các sự cố cán đinh, cắt lốp… Từ những sự cố đó, các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng sân bay đã có ý kiến lưu ý trong thiết kế và vận hành sân bay.
Hệ cống thu nước công suất lớn HAURATON - Đức với tiêu chuẩn kỹ thuật cao nhất cho sân bay và đường đua công thức 1 tại Formula 1 - Hà Nội (Ảnh: Bình Minh). |
Chuyên gia an toàn hàng không - Hannah Sallabanks, thuộc Hiệp hội Hàng không Anh British Aviation Group nói về chất lượng mặt đường cất/hạ cánh như sau: “Ngoài yêu cầu đảm bảo về kết cấu nền đường thì vấn đề chất lượng mặt asphalt hay betong cường độ cao cũng là một tiêu chuẩn đòi hỏi rất cao. Chất lượng mặt asphalt của đường cất/hạ cánh sân bay và mặt đường đua F1 nằm ở mức cao nhất trong tiêu chuẩn mặt đường asphalt.
Mức độ kết dính vật liệu phải đảm bảo loại bỏ hoàn toàn rủi ro các viên đá, sỏi bị bật lên khỏi mặt đường trong bất kỳ tình huống nào, bởi với tốc độ khi máy bay cất/hạ cánh hay tốc độ của xe đua trên đường đua F1 ở tốc độ khoảng 300km/h thì chỉ một viên đá hay sỏi nhỏ ở trên mặt đường bị bật hoặc bắn ra từ lốp máy bay, lốp xe thì viên đá có thể bay với tốc độ của một viên đạn, gây nguy hiểm không thể lường trước được cho chính phương tiện đó hoặc cho các thiết bị xung quanh khu vực”.
Sở dĩ ông Hannah Sallabanks đưa ra nhận định như vậy là bởi vì các sự cố mà các hãng hàng không của Việt Nam gần đây hay gặp phải. Rất nhiều trường hợp máy bay của các hãng Vietnam Airline, Bamboo Airline… đã bị cán đinh, cắt lốp trên đường băng Nội Bài và Tân Sơn Nhất khi hạ cánh. Riêng năm 2019, Vietnam Airline đã gặp phải 115 lần máy bay bị cán đinh, cắt lốp.
Khi gặp phải các sự cố cán đinh, cắt lốp này, máy bay buộc phải dừng hoạt động để khắc phục, dẫn đến thiệt hại khó lường. Bộ phận trực giám sát khu bay qua camera nghi ngờ có vật thể lạ (FOD) gần tim đường cất/hạ cánh, Cảng vụ Hàng không buộc phải yêu cầu cơ quan kiểm soát không lưu tiến hành kiểm tra, rà soát lại và thu hồi FOD.
“Các vật thể dạng viên đá, sỏi hay bất kỳ vật liệu nào khác phát sinh trên mặt đường cất hạ cánh được Hiệp hội Hàng không thế giới gọi chung là Vật thể lạ gây tổn thất, viết tắt là FOD (Foreign object damage hoặc Foreign object debris). Hàng năm, theo thống kê thì ngành Hàng không thế giới tiêu tốn trên 4 tỷ USD cho việc dọn dẹp hoặc xử lý FOD trên mặt đường băng”, ông Hannah Sallabanks phân tích.
Song song với việc xử lý, dọn dẹp FOD, chuyên gia thẩm định an toàn vật liệu sân bay Jamie Stuart Kershaw từ HAURATON (Đức) lưu ý: “Các công trình hạ tầng trong và xung quanh đường băng cũng cần phải loại bỏ được các rủi ro về việc gây ra các FOD, ví dụ như phần nắp cống thu nước hai bên lề đường băng cũng như trên đường lăn bánh từ sân đỗ là đường băng cũng cần sử dụng loại nắp cống phù hợp.
Tại nhiều sân bay lớn trên thế giới như: Franfurk Đức; Lyon Pháp; Sophia Bulgary… hệ cống thu nước mặt được sử dụng là hệ cống kiểu khe hẹp, với nắp cống nằm chìm trong nền đường, tối thiểu tiết diện mặt cống nhưng vẫn tối đa được lưu lượng thu thoát nước. Đây được coi là loại cống không thể vỡ và bật nắp, (hay còn được gọi là kiểu Hicap), đồng nghĩa với việc không có rủi ro tạo ra FOD cho khu vực đường băng”.
Chuyên gia Jamie Stuart Kershaw đặt vấn đề: “Thử đặt tình huống đối với sự cố nêu trên, nếu hệ nắp cống bên lề đường băng cũng như các đoạn cống nằm cắt ngang khu vực đường đường dẫn không đảm bảo chất lượng, ngay khi máy bay trượt khỏi đường băng hoặc trượt vào khu đường dẫn với tốc độ và tải trọng lớn, đè qua phần mặt cống gây vỡ nắp cống, máy bay có thể sập xuống lòng cống ngay tại vị trí nắp cống thì sẽ xảy ra hậu quả khôn lường.
Hơn nữa, phần nắp cống rời, với rủi ro bật nắp, hoặc tạo mảnh vỡ trong quá trình sử dụng, tạo các FOD không mong muốn thì trong quá trình vận hành sẽ phát sinh các chi phí xử lý, kiểm tra trong suốt dòng đời sử dụng”.
Ngày 29/6 vừa qua, Bộ Giao thông vận tải đã tổ chức khởi công dự án xây dựng cải tạo, nâng cấp đường cất/hạ cánh, đường lăn sân bay Nội Bài và sân bay Tân Sơn Nhất. Theo đó, Bộ Giao thông vận tải đã chính thức quyết định dừng 1 làn cất hạ cánh tại sân bay Nội Bài và 2 làn tại sân bay Tân Sơn Nhất để nâng cấp, sửa chữa sau những hư hỏng xuất hiện ngày càng nhiều với mức độ ngày càng nghiêm trọng gây ra rủi ro, nguy hiểm, ảnh hưởng đến an toàn hoạt động bay.
Cao Cường
Theo