Thứ sáu 20/09/2024 06:45 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

3 kịch bản chuyển dịch năng lượng bền vững ở Đồng bằng sông Cửu Long

15:39 | 12/10/2020

(Xây dựng) – Trung tâm phát triển sáng tạo Xanh (Green ID) đã phân tích chi phí và lợi ích của 3 kịch bản nguồn điện ở Đồng bằng sông Cửu Long từ nhiều góc độ khác nhau như kinh tế, tài chính, xã hội hay môi trường.

3 kich ban chuyen dich nang luong ben vung o dong bang song cuu long
Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều tiềm năng để phát triển năng lượng tái tạo.

Green ID đã thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học “Phân tích chi phí và lợi ích của các kịch bản nguồn điện từ góc nhìn của Đồng bằng sông Cửu Long” nhằm tìm ra kịch bản tốt nhất cho vấn đề chuyển dịch năng lượng bền vững tại khu vực này. Nghiên cứu được phân tích từ nhiều góc độ khác nhau như kinh tế, tài chính, xã hội và môi trường.

Từ đó, đề tài đã đưa ra 3 kịch bản phát triển nguồn điện cho Đồng bằng sông Cửu Long. Mỗi kịch bản sẽ có những điểm mạnh và hạn chế để tận dụng các thời cơ, đồng thời cũng phải đối diện với những thách thức.

Vấn đề quan trọng là địa phương phải có kế hoạch phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trên cơ sở tiếp cận hệ thống. Kế hoạch này không chỉ đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn, truyền tải và sử dụng điện mà còn kết hợp phát triển các ngành, các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội môi trường nhằm đáp ứng yêu cầu chuyển dịch năng lượng công bằng và bền vững.

Đồng bằng sông Cửu Long đứng trước “ngã ba đường”

Green ID phân tích, kịch bản đầu tiên cho việc phát triển nguồn điện ở Đồng bằng sông Cửu Long là không có chính sách ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo. Địa phương sẽ tiếp tục phát triển nhiệt điện than và các nguồn điện cạnh tranh tự do trên cơ sở chi phí và các ràng buộc chung.

3 kich ban chuyen dich nang luong ben vung o dong bang song cuu long
Cánh đồng quạt gió ở tỉnh Bạc Liêu.

Theo kịch bản này, công suất phát điện dự kiến ở Đồng bằng sông cửu Long sẽ tăng từ 4.978MW năm 2018 lên 55.660MW vào năm 2050, tăng bình quân hàng năm khoảng 1.584MW. Trong đó, nhiệt điện than dự kiến sẽ tăng từ 2.490MW năm 2018 lên 20.270MW vào năm 2050.

Tuy nhiên, tỷ trọng của điện than trong tổng cơ cấu nguồn điện vẫn sẽ giảm dần từ 49% vào năm 2018 xuống còn 36% vào năm 2050. Trong khi đó, tỷ trọng năng lượng tái tạo sẽ tăng lên từ 3,8% năm 2018 lên 37,9% vào năm 2050. Sự gia tăng này chủ yếu do tăng công suất từ nguồn điện gió và mặt trời.

Ở kịch bản thứ 2, địa phương sẽ có chính sách đáp ứng mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo. Khi đó, công suất phát điện dự kiến tăng lên 69.029MW vào năm 2050. Kịch bản 2 sẽ có nhiều hơn kịch bản 1 khoảng 14.000MW vì nhiều điện gió và điện mặt trời được lựa chọn hơn.

Tỷ trọng than giảm xuống còn 24% vào năm 2050, thấp hơn nhiều so với mức 36% của kịch bản 1. Trong khi đó, tỷ trọng năng lượng tái tạo sẽ tăng lên 47% vào năm 2050, cao hơn gần 10% so với kịch bản 1.

Với kịch bản thứ 3, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ có chính sách đáp ứng mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo và không phát triển thêm nhiệt điện than mới. Công suất phát điện dự kiến trong kịch bản này tăng lên mức cao nhất là 75.177MW vào năm 2050. Nguyên nhân là công suất điện từ nguồn năng lượng tái tạo cao hơn hẳn, chiếm đếm 56% tổng nguồn cung.

Đồng bằng sông Cửu Long nên chọn kịch bản nào?

Rõ ràng, mỗi kịch bản đều sẽ có ưu điểm và nhược điểm riêng. Hiệu quả của mỗi kịch bản còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố đầu vào như xu thế tác động, yếu tố công nghệ và đặc biệt là cơ chế, chính sách, chất lượng quản lý, điều hành.

Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu GreenID khuyến nghị địa phương nên xem xét thực hiện kịch bản 3 vì ưu thế sử dụng nhiều nguồn năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời hay điện khí. Đây cũng là kịch bản có ít nhiệt điện than nên sẽ hạn chế lượng phát thải khí nhà kính gây ô nhiễm môi trường và ít nguy hại tới sức khỏe con người hơn so với kịch bản 1 và 2.

Mặt khác, kịch bản 3 cũng chiếm ưu thế hơn 2 kịch bản còn lại nhờ công nghệ. Theo đó, các công nghệ ít tác động tiêu cực nhất đến môi trường sẽ được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên là điện gió, điện mặt trời, điện khí, điện sinh khối, điện rác, dầu FO và cuối cùng là nhiệt điện than.

Về mặt xã hội, kịch bản 2 tạo ra nhiều việc làm nhất, kế tiếp là kịch bản 1. Nhưng kịch bản 3 lại tạo ra nhiều “việc làm xanh” nhất, năng suất lao động cao hơn và người lao động cũng được làm việc trong các môi trường có điều kiện tốt hơn.

3 kich ban chuyen dich nang luong ben vung o dong bang song cuu long
Đồng bằng sông Cửu Long cần hạn chế phát triển nhiệt điện than để bảo vệ môi trường và sức khỏe của người dân.

Đánh giá tổng quan cả 3 kịch bản, Green ID thấy rằng, kịch bản 3 cần chi phí cho hệ thống điện cao nhất, nhưng tổng chi phí xã hội thấp nhất. Trong khi đó, các kịch bản 1 và 2 sẽ có tác động không lớn hơn tới môi trường, gây ra chi phí khắc phục lâu dài, ngay cả khi các nhà máy nhiệt điện than ngừng hoạt động. Do đó, 2 kịch bản này sẽ tăng nhiều chi phí hơn so với kịch bản 3. Nói chung, kịch bản 3 ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo và hạn chế phát triển nhiệt điện than là ưu việt nhất.

Dịch Phong (Ảnh: Internet)

Theo

Cùng chuyên mục
  • Bắc Ninh cấp phép xây dựng cho Goertek Vina mở rộng nhà máy

    (Xây dựng) - Công ty TNHH Công nghệ thông minh Goertek Vina vừa được UBND tỉnh Bắc Ninh cấp Giấy phép xây dựng số 308/GPXD cho dự án xây dựng nhà máy chế tạo các sản phẩm điện tử, phương tiện thiết bị mạng và các sản phẩm âm thanh đa phương tiện Goertek Nam Sơn - Hạp Lĩnh.

  • Kinh tế Bình Dương đạt nhiều tích cực trước thềm công bố Quy hoạch

    (Xây dựng) – Theo kế hoạch, tỉnh Bình Dương sẽ chính thức tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và truyền thông quảng bá Top 1 ICF vào ngày 26/9. Trước chuỗi sự kiện quan trọng này, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh trong 9 tháng năm 2024 đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Trong số 36 chỉ tiêu chủ yếu, đến nay đã có 15 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch năm.

  • Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp

    (Xây dựng) - Để thúc đẩy sản xuất công nghiệp những tháng cuối năm, Bộ Công Thương xác định đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở vật chất để hình thành các trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp miền Bắc và miền Nam, đóng vai trò hỗ trợ đổi mới sáng tạo, cải thiện năng lực sản xuất cho doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển.

  • Thanh Hóa: Vicem Bỉm Sơn bị nhà thầu phản ánh vi phạm trong gói thầu 500 tỷ đồng

    (Xây dựng) - Ngày 12/9, Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn (Vicem Bỉm Sơn) công bố kết quả lựa chọn nhà thầu tại gói thầu gần 500 tỷ đồng do đơn vị này mời thầu. Ngay lập tức, đại diện Liên danh nhà thầu SINOMA - T&TCONS - PETROCONS gửi đơn tới báo chí, phản ánh Vicem Bỉm Sơn vi phạm Luật Đấu thầu, tạo điều kiện cho doanh nghiệp khác trúng thầu, gây thiệt hại kinh tế.

  • Tập huấn nâng cao năng lực về kiểm kê, MRV giảm phát thải khí nhà kính

    (Xây dựng) - Tại Đà Nẵng, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) vừa tổ chức “Hội nghị tập huấn Quy định đo đạc, báo cáo, thẩm định (MRV) giảm nhẹ phát thải khí nhà kính (KNK) ngành Công Thương”.

  • Sử dụng năng lượng tiết kiệm sẽ giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu

    (Xây dựng) - Nhằm đánh giá kết quả thực hiện Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đến năm 2024, định hướng và đẩy mạnh các hoạt động thuộc Chương trình năm 2025 và những năm tiếp theo, sáng 19/9, tại Đà Nẵng, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024.

Xem thêm
  • Thái Bình: Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác xúc tiến đầu tư

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Thái Bình vừa họp nghe báo cáo kết quả thu hút đầu tư 8 tháng năm 2024 và xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh. Tính chung từ tháng 12/2023 đến nay, toàn tỉnh thu hút được 446 triệu USD, đứng thứ 6 khu vực Đồng bằng sông Hồng, đứng thứ 13 cả nước.

    14:56 | 19/09/2024
  • Công ty TNHH Sông Thao lên tiếng về thông tin bị “thâu tóm” dự án khoáng nóng Thanh Thủy

    (Xây dựng) - Công ty TNHH Sông Thao vừa phát đi thông cáo báo chí, phủ định việc chuyển nhượng Dự án đầu tư Khu du lịch nghỉ dưỡng khoáng nóng Thanh Thủy.

    11:04 | 19/09/2024
  • Lào Cai xây dựng kế hoạch phát triển khu, cụm công nghiệp đến năm 2030

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành Kế hoạch số 390/KH-UBND về việc phát triển khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2030.

    10:44 | 19/09/2024
  • Bắc Ninh: Khẩn trương tháo gỡ điểm nghẽn trong giải ngân vốn đầu tư công

    (Xây dựng) – Tại Phiên họp thường kỳ tháng 9/2024 vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn đã nhấn mạnh: Việc giải quyết tình trạng giải ngân vốn đầu tư công còn chậm, cần tháo gỡ khẩn trương những điểm nghẽn. Đây là chìa khoá để Bắc Ninh “cất cánh”.

    10:36 | 19/09/2024
  • Vimexpo 2024: Cơ hội giao thương - mở rộng kết nối

    (Xây dựng) - Triển lãm Quốc tế lần thứ 5 về Công nghiệp hỗ trợ và Chế biến chế tạo Việt Nam (CNHT và CBCT) - Vimexpo 2024 là sự kiện chuyên ngành do Bộ Công Thương chỉ đạo. Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Công nghiệp (IDC) chủ trì và Công ty CP Quảng cáo và Hội chợ Triển lãm C.I.S Vietnam tổ chức. Với chủ đề “Kết nối cùng phát triển”, Triển lãm là môi trường giúp các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam từng bước nâng cao vị thế trong chuỗi sản xuất toàn cầu.

    22:58 | 18/09/2024
  • Vĩnh Phúc: Mong muốn Samsung E&A quan tâm đầu tư các dự án cấp nước sạch và xử lý nước thải

    (Xây dựng) – Ngày 18/9, đồng chí Trần Duy Đông, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã tiếp, làm việc với Đoàn công tác của Công ty TNHH Samsung E&A Việt Nam do ông Kang Hansu, Trưởng đại diện Samsung E&A Việt Nam làm Trưởng đoàn.

    22:48 | 18/09/2024
  • Bình Dương: Tập trung toàn lực hỗ trợ cho doanh nghiệp

    (Xây dựng) – Với cam kết luôn lắng nghe, hỗ trợ và đồng hành cùng các doanh nghiệp để phát triển bền vững, thời gian qua, tỉnh Bình Dương đã có nhiều hành động cụ thể giúp doanh nghiệp nắm bắt, nâng cao khả năng cạnh tranh đồng thời chung tay cùng doanh nghiệp giải quyết những khó khăn, vướng mắc nhằm cải thiện môi trường đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển.

    17:06 | 18/09/2024
  • Bộ Công Thương: Phát động cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024”

    (Xây dựng) - Nhằm đẩy mạnh hoạt động truyền thông Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 - 2030 (VNEEP 3), chiều 18/9 tại Đà Nẵng, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Lễ phát động cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024”.

    17:04 | 18/09/2024
  • Bài 3: Điều kiện cần và điều kiện đủ

    (Xây dựng) - Với quyết tâm của cả hệ thống chính trị, việc xây dựng và dần hoàn thiện thể chế đã tạo lực đẩy cần thiết cho cỗ xe phát triển xanh của Việt Nam, tuy nhiên, đó mới là điều kiện cần để tạo nguồn lực cho “cỗ xe” tín dụng xanh bước vào vạch xuất phát, nhưng để cỗ xe đó tăng tốc, tín dụng xanh mới là điều kiện đủ để cụ thể hoá những cam kết của Việt Nam trong các vấn đề ứng phó biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

    16:57 | 18/09/2024
  • Triển lãm Nội thất và Xây dựng Việt Nam VIBE 2024 sắp diễn ra

    (Xây dựng) - Ngày 18/9, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hiệp hội Xây dựng và Vật liệu xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh (SACA) kết hợp với Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức họp báo giới thiệu Triển lãm Nội thất và Xây dựng Việt Nam VIBE 2024. Sự kiện sẽ diễn ra từ ngày 2 - 5/10 tại Trung tâm Triển lãm Sài Gòn (SECC), quy tụ hơn 150 doanh nghiệp tham gia.

    16:43 | 18/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load