(Xây dựng) - Đối tượng vi phạm hành chính không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả thì cơ quan có thẩm quyền xem xét, áp dụng quy định về cưỡng chế thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả tại Điều 38 Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Theo quy định, hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng vẫn phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả (ảnh minh họa: Internet). |
Ngày 07/11/2023, Bộ Xây dựng đã có công văn gửi Sở Xây dựng tỉnh Bạc Liêu hướng dẫn việc áp dụng các quy định để xử lý đối với các công trình không có giấy phép xây dựng theo Điều 84 Nghị định số 16/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022.
Theo nội dung Công văn số 1532/SXD-TTrS, Công ty A xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng, hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2013, đến năm 2022 mới được phát hiện.
Theo quy định tại khoản 33 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi khoản 2 Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020, trường hợp hành vi vi phạm hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng vẫn phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
Trường hợp đối tượng vi phạm hành chính không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả thì cơ quan có thẩm quyền xem xét, áp dụng quy định về cưỡng chế thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả tại Điều 38 Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Khôi Nguyên
Theo