Thứ năm 31/10/2024 07:28 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Xây dựng Festival Huế 2024 trải dài 4 mùa với chuỗi lễ hội đặc sắc

14:52 | 01/08/2024

(Xây dựng) - Festival Huế 2024 được tổ chức theo định hướng bốn mùa, mở đầu bằng Lễ Ban sóc vào 01/01/2024 và kết thúc bằng chương trình Countdown vào 31/12/2024, trong đó điểm nhấn chính là Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024 chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển” diễn ra từ ngày 07 – 12/6/2024.

Xây dựng Festival Huế 2024 trải dài 4 mùa với chuỗi lễ hội đặc sắc
Chương trình Khai mạc Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024 lần đầu được tổ chức tại điện Kiến Trung (Đại Nội Huế).

Festival Huế 2024 theo định hướng 4 mùa sẽ tiếp tục khai thác các chuỗi lễ hội trải dài trong năm, từng bước xây dựng hệ thống chương trình lễ hội mới. Gồm: Lễ hội mùa Xuân - “Xuân Cố đô” (diễn ra từ tháng 1 - 3); Lễ hội mùa Hạ - “Kinh thành tỏa sáng” (diễn ra từ tháng 4 - 6); Lễ hội mùa Thu - “Huế vào Thu” (diễn ra từ tháng 7 - 9); Lễ hội mùa Đông - “Mùa Đông xứ Huế” (diễn ra từ tháng 10 - 12).

Festival Huế 2024 với điểm nhấn là Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024 có chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển” diễn ra từ ngày 07 – 12/6/2024. Với chủ đề “Khát vọng rạng rỡ ngàn sau”, lần đầu tiên chương trình Khai mạc Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024 được tổ chức tại điện Kiến Trung (Đại Nội Huế).

Festival Huế với giá trị thương hiệu có được, đã trở thành lễ hội văn hóa - nghệ thuật có quy mô quốc gia và tầm cỡ quốc tế, góp phần giới thiệu tinh hoa văn hóa, quảng bá điểm đến xinh đẹp, an toàn, thân thiện Cố đô Huế - Việt Nam, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Festival Huế 2024 được tổ chức theo định hướng bốn mùa, mở đầu bằng Lễ Ban sóc vào 01/01/2024 và kết thúc bằng chương trình Countdown vào 31/12/2024. Festival Huế năm nay tiếp tục khẳng định sức lan tỏa của một lễ hội văn hóa, quy tụ các đoàn nghệ thuật tiêu biểu, đặc sắc của các vùng miền trong cả nước và 12 đoàn nghệ thuật quốc tế từ 7 quốc gia khắp các châu lục (châu Âu, châu Mỹ và châu Á) đến giao lưu, trình diễn, hứa hẹn thu hút hàng trăm ngàn lượt du khách trong và ngoài nước tham dự.

Với chủ đề Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển, Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024 với các chương trình, lễ hội có sự tham gia của các đoàn nghệ thuật, nhóm nghệ sĩ tiêu biểu trong nước và nước ngoài sẽ phô diễn những nét độc đáo, tinh tế, sự đa dạng về nghệ thuật truyền thống và đương đại của Việt Nam và thế giới. Các lễ hội quy mô, độc đáo với các chương trình chính và nhiều hoạt động hưởng ứng bên lề diễn ra tại thành phố Huế và các địa phương. Đặc biệt, sân khấu trong lễ khai mạc, bế mạc và chương trình âm nhạc Trịnh Công Sơn tại Festival năm nay sẽ diễn ra tại điện Kiến Trung – cung điện lộng lẫy bậc nhất kinh thành Huế.

Với chủ đề “Khát vọng rạng rỡ ngàn sau”, lần đầu tiên chương trình Khai mạc Tuần lễ Festival Huế 2024 được tổ chức tại điện Kiến Trung (Đại Nội Huế). Những tinh hoa của Cố đô Huế sẽ được tỏa sáng qua phần dàn dựng kết hợp trình chiếu Laser, Led Matrix, Hologram, 3D Mapping trên nền sân khấu nghệ thuật bán thực cảnh tại Điện Kiến Trung. Các tiết mục được biểu diễn trên sân khấu sẽ thể hiện thành phố Huế đang “Bừng sáng miền di sản” phát triển bền vững, trân trọng thiên nhiên, thân thiện, an lành. Ngợi ca vùng đất “Cố đô diệu kỳ”; nơi có bề dày truyền thống “Hội tụ âm sắc” các vùng miền trong và ngoài nước. Tôn vinh một thành phố phát triển bền vững với “Khát vọng rạng rỡ ngàn sau”.

Xây dựng Festival Huế 2024 trải dài 4 mùa với chuỗi lễ hội đặc sắc
Chương trình nghệ thuật lễ hội đường phố diễn ra tại Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024.

Chương trình nghệ thuật đêm khai mạc do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch bảo trợ, có ekip thực hiện nội dung với các tiết mục, ca khúc của các nghệ sĩ Việt Nam và quốc tế cùng đồng diễn. Chương trình sẽ là sự tổng hoà, quy tụ những giá trị truyền thống, nghệ thuật đương đại mang hơi thở cuộc sống của Huế và nhiều vùng miền di sản văn hóa đặc sắc của Việt Nam cùng các quốc gia trên thế giới.

Chương trình âm nhạc “Đối thoại Trịnh Công Sơn – Gửi chút gì rất Huế” với cách dàn dựng mới, công phu do ekip đến từ thành phố Hồ Chí Minh thực hiện, có sự tham gia của một số ca sĩ nổi tiếng và đêm bế mạc khép lại Tuần lễ Festival là chương trình nghệ thuật do Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế Huế thực hiện.

Bên cạnh đó, các hoạt động đặc sắc, như Lễ hội Hoa Đăng, Liên hoan Ẩm thực; Festival bánh Việt Nam, Ngày hội ẩm thực chay Huế, Ngày hội “Sóng nước Tam Giang”… Song song đó là các hoạt động trưng bày, triển lãm. Triển lãm “Cổ vật hội tụ” có sự tham gia của các nhà sưu tập cổ vật 3 miền Bắc – Trung – Nam với các hiện vật triều Nguyễn; Triển lãm của NSND Trần Độ với bộ sưu tập gốm về rồng trong khuôn viên điện Kiến Trung…

Ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế, Trưởng Ban Tổ chức Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024 nhấn mạnh: Festival 2024 sẽ đóng góp vào việc thực hiện thành công Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên - Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.

Trí Đức

Theo

Cùng chuyên mục
  • Di tích bãi biển Lộ Diêu – “Địa chỉ đỏ” của ý chí và sự sáng tạo Việt Nam

    (Xây dựng) - Di tích bãi biển Lộ Diêu - nơi cập bến tàu không số là “địa chỉ đỏ” gắn liền với huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển, với truyền thống đấu tranh anh dũng, bất khuất của Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam, của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị xã Hoài Nhơn (Bình Định) trong đấu tranh chống Mỹ cứu nước.

  • Thái Nguyên: Phát huy giá trị di tích lịch sử quốc gia đền thờ Lý Nam Đế

    (Xây dựng) – Đền thờ Lý Nam Đế thuộc phường Tiên Phong, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên là một di tích lịch sử quốc gia quan trọng, nằm trong Khu di tích Lý Nam Đế. Đây là những bằng chứng lịch sử, minh chứng cho tư duy chiến lược về chính trị, chủ quyền lãnh thổ, ý chí quật cường, khát vọng độc lập dân tộc của dân tộc Việt Nam và cần tiếp tục được giữ gìn, tôn tạo và phát huy giá trị.

  • Công trình tòa nhà Đại học Tổng hợp trở thành không gian sắp đặt nghệ thuật độc đáo

    (Xây dựng) - Tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024, tòa nhà Đại học Tổng hợp sẽ được “đánh thức” từ những dự án nghệ thuật, trở thành điểm tham quan yêu thích của những người yêu tri thức, yêu di sản, yêu nghệ thuật và sự sáng tạo.

  • Cần quan tâm bảo tồn những ngôi biệt thự cổ 100 tuổi ở Đồng Nai

    (Xây dựng) - Với việc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Nai vừa có văn bản gửi UBND tỉnh tham mưu phương án nắn đường ven sông để “cứu” biệt thự cổ trăm tuổi “nhà lầu ông Phủ” cho thấy, sự quan tâm về mặt bảo tồn. Từ đó, đem đến hy vọng cho những ngôi biệt thự cổ kiểu Pháp khác đang bị bỏ quên ở Đồng Nai.

  • Vĩnh Phúc: Ấn tượng chương trình kỷ niệm 120 năm địa danh Tam Đảo

    (Xây dựng) – Tối 26/10, tại quảng trường thị trấn Tam Đảo, huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc) đã diễn ra chương trình “Dấu ấn mùa Đông - thị trấn Tam Đảo 120 năm hình thành và phát triển” với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc.

  • Quảng Ninh: Bình Liêu sôi động văn hóa du lịch vùng biên

    (Xây dựng) - Tối 25/10, huyện Bình Liêu tổ chức chương trình khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch năm 2024. Với chủ đề “Bình Liêu - Mùa hội về”, chương trình văn hóa cộng đồng người thiểu số miền núi sôi động, tỏa sáng hình ảnh "thiên đường" du lịch sinh thái trong mùa thu đông ở địa phương vùng biên phía Bắc của Tổ quốc.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load