Thứ sáu 08/11/2024 01:39 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Khoa học - Công nghệ /

Viettel Post mang công nghệ 4.0 giúp phụ nữ dân tộc thiểu số bán hàng thương mại điện tử

10:53 | 19/10/2020

(Xây dựng) - Vừa qua, chương trình “Phát triển thị trường nông sản bản địa qua kênh thương mại điện tử do phụ nữ làm chủ với xu hướng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0” đã chính thức được khởi động tại thị trấn Nông Trường, huyện Mộc Châu. Sự kiện lần này có sự tham gia của các cơ quan quản lý chính sách, nhà tài trợ, đối tác phát triển và 36 hợp tác xã, tổ, nhóm do phụ nữ dân tộc thiểu số quản lý.

viettel post mang cong nghe 40 giup phu nu dan toc thieu so ban hang thuong mai dien tu
Viettel Post là đơn vị chủ quản của sàn thương mại điện tử Voso.vn.

Viettel Post đóng vai trò hỗ trợ về kỹ thuật, kinh nghiệm và hướng phát triển sản phẩm cho đồng bào tại tỉnh Sơn La, đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số. Điều này đã góp phần rất quan trọng trong việc gây dựng mạng lưới hỗ trợ kỹ thuật, tăng cường năng lực cho bà con dân tộc thiểu số áp dụng công nghệ để phát triển kinh tế, thoát nghèo đồng thời sử dụng công nghệ 4.0 trong việc tiếp cận, giới thiệu và mở rộng thị trường cho nông sản bản địa trên sàn thương mại điện tử.

Phát biểu tại chương trình, ông Nguyễn Phúc Trường - Đại diện Viettel Post tại Sơn La cho biết: “Viettel Post là đơn vị chủ quản của sàn thương mại điện tử “Voso.vn”, chúng tôi sẽ trang bị cho đồng bào dân tộc thiểu số những kỹ năng cần thiết để chụp ảnh, tạo video, đăng bán các sản phẩm trên các nền tảng thương mại điện tử. Và khi các sản phẩm địa phương được bán trên thị trường trực tuyến của Viettel Post, Tổng Công ty chúng tôi sẽ cung cấp hỗ trợ hậu cần để đưa các mặt hàng đến tay người tiêu dùng và nhận tiền trực tiếp từ khách hàng, thanh toán chuyển khoản hoặc tiền mặt đến tay người gửi một cách an toàn và nhanh chóng”.

Bên cạnh việc đưa sàn thương mại điện tử đến gần hơn với bà con dân tộc thiểu số, Viettel Post sẽ đồng hành cùng người dân địa phương trong các lĩnh vực: Cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các tổ nhóm/doanh nghiệp/hợp tác xã trong quá trình tìm kiếm và thí điểm các giải pháp tốt nhất có sẵn ở địa phương để phát triển kinh doanh (cả về quy mô, tính đa dạng, năng suất, giá trị gia tăng và hiệu quả), nhằm đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội và giảm nghèo đa chiều ở địa phương trong những lĩnh vực được ưu tiên.

Việc tìm kiếm và áp dụng các giải pháp sáng tạo bao gồm giới thiệu, thí điểm và nhân rộng: Áp dụng các công cụ sáng tạo như các sàn thương mại điện tử (ví dụ như VOSO), công cụ thanh toán điện tử (ví dụ như Viettel Pay), dịch vụ bưu điện/vận chuyển cho các doanh nghiệp, phụ nữ và nam giới (ví dụ như MyGo); xác nhận xuất xứ hàng hóa của các nhóm/Hợp tác xã/doanh nghiệp được hỗ trợ trong khuôn khổ các chương trình/dự án của GREAT và hỗ trợ việc phân phối các sản phẩm địa phương thông qua các kênh thương mại điện tử (ví dụ như VOSO); tập huấn cho các tổ nhóm/ Hợp tác xã /doanh nghiệp, nam giới và phụ nữ DTTS về cách sử dụng những công cụ và dịch vụ này, cũng như năng lực quản lý tài chính;

Tìm kiếm khả năng mở rộng hợp tác thông qua nhận diện và thí điểm các giải pháp: Trong các lĩnh vực khác như bảo hiểm vi mô, tài chính vi mô, tài chính theo chuỗi giá trị… (trong giai đoạn 2 của quá trình hợp tác) và tại các địa phương khác ở Việt Nam.

Qua quá trình dài đồng hành cùng người dân địa phương, đến nay sàn thương mại điện tử Voso.vn đã có đến 120 mặt hàng nông sản từ các hộ, cá nhân kinh doanh TMĐT tại Sơn La với các mặt hàng tiêu biểu như: Thịt trâu khô, mậm hậu Sơn La, Táo mèo, Bơ sáp Mộc châu, Chè Tà Xùa, rượu Hang chú...

Cũng tại chương trình này, Viettel Post, VietED, VietHarvest và một số đơn vị đối tác tiềm năng đã ký kết Biên bản ghi nhớ về khung hợp tác hỗ trợ nỗ lực thực hiện các Mục tiêu của Dự án. Các bên sẽ cùng nhau tìm kiếm cơ hội hợp tác với các nhóm hợp tác xã do phụ nữ đồng bào dân tộc thiểu số làm chủ, các doanh nghiệp, bao gồm việc ứng dụng công nghệ Công nghiệp 4.0 vào việc xác định và thử nghiệm các giải pháp nhằm trao quyền tự chủ kinh tế nâng cao quyền cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Trong giai đoạn 2016 – 2020, chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo của chính phủ đã đạt kết quả với 6 triệu người thoát nghèo, tỉ lệ giảm nghèo trung bình hàng năm đạt 1,55%. Thách thức đặt ra trong thời điểm hiện tại là cần giải quyết tình trạng nghèo thâm căn cố đế, tập trung chủ yếu ở nhóm dân tộc thiểu số sinh sống trong các vùng địa lý khó khăn. Cụ thể, tỉnh Sơn La có 270.000 hộ dân, nhưng lại có đến 92.000 hộ nghèo, là tỉnh có số hộ nghèo lớn thứ 3 cả nước, chiếm 34%, là một trong những tỉnh nghèo của Việt Nam. Các huyện Sốp Cộp, Vân hồ, Bắc Yên, là những huyện nghèo của Sơn La, hộ nghèo chiếm từ 40-52% tổng dân số từng huyện, nằm trong danh sách 54 huyện nghèo của cả nước. Sinh kế chủ yếu của đồng bào dân tộc thiểu số là các hoạt động sản xuất nông nghiệp với năng suất thấp, với nhiều hạn chế trong việc tiếp cận thị trường, nguồn lực tài chính và các giải pháp tài chính hiện đại, cũng như công nghệ mới. Hơn nữa, năng suất và sinh kế của họ còn hay bị ảnh hưởng bởi các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lũ lụt trong khi đó, cơ hội tiếp cận với giải pháp bảo hiểm vi mô lại rất hạn chế.

Tuyết Hạnh

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load