Thứ sáu 20/09/2024 14:37 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Sức khỏe /

Việt Nam nên tăng tốc quy trình tham gia vào chuỗi cung ứng vắc-xin toàn cầu

17:39 | 19/08/2021

(Xây dựng) – Theo các chuyên gia từ Đại học RMIT, Việt Nam nên có đối sách nhanh chóng và tăng tốc việc sản xuất vắc-xin Covid-19 trong nước.

viet nam nen tang toc quy trinh tham gia vao chuoi cung ung vac xin toan cau
Theo các chuyên gia từ Đại học RMIT, Việt Nam nên có đối sách nhanh chóng và tăng tốc việc sản xuất vắc-xin Covid-19 trong nước.

Nâng cao năng lực của Việt Nam trong việc đối phó với đại dịch hiện tại và tương lai

Giảng viên cấp cao và Chủ nhiệm nhóm nghiên cứu tại Đại học RMIT Việt Nam Tiến sỹ Phạm Công Hiệp cho biết dù Nanogen, một trong hai doanh nghiệp trong nước tham gia nghiên cứu và phát triển vắc-xin Covid-19, đã đến được giai đoạn 3 của thử nghiệm lâm sàng vắc-xin Nano Covax, đơn vị này vẫn chưa được phê duyệt sản xuất đại trà. Một khi chạy hết công suất, doanh nghiệp này có thể sản xuất từ 20 đến 30 triệu liều, và lên tới 100 triệu liều mỗi năm, đáp ứng được cả nhu cầu trong nước lẫn xuất khẩu.

“Dù Nanogen cho thấy có thể đáp ứng được nhu cầu vắc-xin trong nước, doanh nghiệp này vẫn chưa được phê duyệt sử dụng rộng rãi trong khi tình hình Covid-19 toàn cầu đang diễn biến xấu đi và cần hướng tiếp cận chủ động hơn nhằm đảm bảo nguồn cung vắc-xin đầy đủ cho tương lai gần” – Tiến sỹ Phạm Công Hiệp cho biết.

Chính phủ rõ ràng đang rất quyết đoán trong việc biến Việt Nam thành nguồn cung cấp vắc-xin cho toàn thế giới thông qua các thỏa thuận chuyển giao công nghệ, cũng như nghiên cứu và phát triển trong nước.

Tiến sỹ cũng phân tích: Bộ Y tế đã duyệt hàng loạt sáng kiến chuyển giao và sản xuất vắc-xin (Quyết định 2301/QĐ-BYT) nhằm tăng tốc sản xuất vắc-xin tại Việt Nam lên khoảng 200 triệu liều vào nửa đầu 2022. Thêm vào đó, Việt Nam đã thành công ký kết chuyển giao công nghệ với Nhật Bản và Nga. Chuyển giao công nghệ sản xuất vắc-xin Sputnik từ Nga dự kiến sẽ hoàn tất vào cuối 2021.

Tham gia vào chuỗi cung ứng vắc-xin toàn cầu sẽ còn giúp Việt Nam đạt được các mục tiêu chiến lược.

Thứ nhất, Việt Nam có thể tận dụng lợi thế hạ tầng chất lượng cao ở các khu công nghiệp cũng như đội ngũ nhân sự giàu kinh nghiệm ở nhiều công ty công nghệ cao để tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị sản xuất vắc-xin.

Thứ hai, có thể làm chủ phương thức sản xuất vắc-xin phức tạp và thể hiện năng lực sản xuất vắc-xin thế giới với số lượng lớn có thể giúp Việt Nam đảm bảo đạt chỉ tiêu đủ vắc-xin Covid-19 cho ít nhất 70% dân số đến quý II/2022. Thứ ba, điều này có thể đóng góp vào việc giảm thiếu hụt toàn cầu và giúp vắc-xin dễ tiếp cận hơn với các quốc gia kém phát triển hơn như Việt Nam.

Quan trọng là tham gia vào chuỗi cung ứng vắc-xin có thể nâng cao năng lực đối phó với đại dịch trong tương lai cho đất nước vì Covid-19 có thể không phải là đại dịch cuối cùng.

Nhận diện thách thức

Giảng viên Khoa Kinh doanh và Quản trị, Đại học RMIT, Tiến sỹ Majo George phân tích những thách thức mà doanh nghiệp trong nước có thể phải đối mặt khi chuyển giao công nghệ sản xuất vắc-xin và tiến hành sản xuất ở Việt Nam.

Ông cho biết thách thức đầu tiên là tìm được nhà sản xuất trong nước với năng lực kỹ năng phù hợp và khả năng sản xuất vắc-xin Covid-19.

Sản xuất vắc-xin Covid-19 đòi hỏi phương thức sản xuất chuyên sâu, nguyên liệu thô và các thiết bị hiếm - những thứ còn thiếu ở nhiều quốc gia đang phát triển, Tiến sỹ Goerge nhận định: Tính phức tạp trong chuỗi cung ứng có thể tạo ra rào cản cho các quốc gia như Việt Nam khi tiếp cận chuyển giao công nghệ. Một nghiên cứu gần đây cho thấy chuỗi cung ứng cho vắc-xin Pfizer cần 280 thành tố từ 86 nhà cung cấp ở 19 quốc gia, cùng với thiết bị đặc chủng và nhân sự được tập huấn chuyên sâu.

Ông nhấn mạnh rằng dù Việt Nam có thể chỉ tham gia vào công đoạn đóng gói và hoàn tất sản xuất vắc-xin, đầu tư vào công nghệ tiên tiến, vốn và đào tạo con người là những điều hết sức quan trọng trong kế hoạch sản xuất vắc-xin của quốc gia.

Tiến sỹ George chỉ ra một thách thức khác trong việc tiếp cận với các nhà cung cấp đáng tin cậy trong khoảng thời gian ngắn khi đợt bùng phát Covid-19 hiện tại với biến chủng Delta đã và đang tác động lớn đến chuỗi cung ứng toàn cầu hiện có.

Các nguyên liệu thô cần thiết có thể khác nhau từ những thành phần cơ bản như phần đệm, nhựa resin, natri clorua, đến các vật tư phụ như hộp đựng dùng một lần, ống, đầu lọc tiệt trùng, lọ nhỏ, nút chai. Một số nguyên liệu này dự báo sẽ thiếu hụt từ 12 đến 15 tháng. Với một số nguyên liệu quan trọng như lọ nhỏ, đầu lọc tiệt trùng, nút, kẹp chì niêm phong, số lượng nhà cung cấp rất giới hạn khiến mặt bằng phát triển nhà cung cấp cũng giới hạn theo.

Và tình huống còn tệ hơn khi một số quốc gia phát triển đặt hàng hơn nhu cầu thực tế để đảm bảo trữ đủ hàng khiến khan hiếm càng nghiêm trọng hơn và dẫn đến tê liệt toàn ngành. Tiến sỹ George cho biết lệnh cấm di chuyển quốc tế và yêu cầu cách ly khiến việc đưa chuyên gia từ các nhà cung cấp đến thực địa để lắp đặt thiết bị mới và đào tạo nhân viên tại chỗ bị chậm trễ. Vậy nên việc chuyển giao trang thiết bị mới sẽ có thể kéo dài.

Tiến sỹ Majo George còn nhận định rằng việc chuyển giao công nghệ vắc-xin có thể không diễn ra như mong đợi vì nguồn lực và nguồn cung cấp giới hạn phần lớn từ chỉ năm công ty dược lớn cũng như tranh luận chưa đến hồi kết về quyền sở hữu trí tuệ.

Khánh Diệp

Theo

Cùng chuyên mục
  • Dự án Bệnh viện Đa khoa Cà Mau 1.200 giường: Chủ tịch UBND tỉnh có ý kiến

    (Xây dựng) – Hội đồng tư vấn có báo cáo kiểm tra kết quả lựa chon nhà thầu Gói thầu 27. Theo đó, chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án công trình xây dựng tỉnh Cà Mau chưa xem xét toàn diện, khách quan, chưa đảm bảo quy định và mục tiêu của đấu thầu là cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Bên mời thầu là Công ty TNHH Tư vấn và Đầu tư xây dựng Hợp Nhất xem thường pháp luật và công tác đấu thầu của Nhà nước. Gói thầu 27 được xét lại. Dự án tiếp tục kéo dài.

  • Bệnh viện Nhi Hà Nội sẽ khánh thành nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

    (Xây dựng) - Dự án xây dựng Bệnh viện Nhi Hà Nội giai đoạn 1 tại phường Yên Nghĩa (quận Hà Đông) với tổng vốn gần 794 tỷ đồng sẽ khánh thành vào đầu tháng 10, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

  • Ngành Y tế Quảng Ninh chủ động công tác phòng, chống dịch bệnh sau mưa bão

    (Xây dựng) – Sau bão số 3 nhiều nơi trong tỉnh Quảng Ninh bị ngập lụt cục bộ do mưa lớn kéo dài ở hầu khắp các địa phương, làm gia tăng nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và bùng phát dịch bệnh. Ứng phó tình huống này, ngành Y tế Quảng Ninh đã chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, xử lý môi trường, an toàn thực phẩm trong và sau mưa lũ.

  • Đắk Nông: Nhiều chính sách đãi ngộ nhằm thu hút bác sỹ về công tác

    (Xây dựng) - Ngày 6/9, Phó Giám đốc Sở Y tế Đắk Nông Huỳnh Thanh Huynh đã thông báo về quy định chính sách thu hút, đãi ngộ, đào tạo phát triển nguồn nhân lực y tế trên địa bàn tỉnh.

  • Tập đoàn Y tế Phương Châu: Tổ chức Hội nghị khoa học thường niên 2024 về công nghệ mới

    (Xây dựng) – Ngày 6/9, tại thành phố Cần Thơ, Tập đoàn Y tế Phương Châu đã long trọng tổ chức Hội nghị khoa học thường niên (ACP) 2024 lần thứ 8, với chủ đề “An toàn mẹ và thai nhi từ hệ sinh thái đa chuyên khoa - mang đến trải nghiệm y tế xuất sắc cho cộng đồng”. Hội nghị thu hút hơn 1.000 đại biểu tham dự cùng với sự hiện diện của đại diện Sở Y tế thành phố Cần Thơ, các ban, ngành, các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sỹ, Bác sỹ, chuyên gia đầu ngành của các bệnh viện đến từ khắp các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam.

  • Thanh Hóa: Sẽ đầu tư xây dựng dự án hơn 360 tỷ đồng

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định số 3558/QĐ-UBND, về việc phê duyệt dự án xây dựng Trung tâm tim mạch - Hồi sức tích cực - Chẩn đoán hình ảnh và Ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa, với tổng mức đầu tư hơn 360 tỷ đồng.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load