Thứ sáu 20/09/2024 13:42 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Vật liệu /

Vicem triển khai Chương trình thử nghiệm xử lý rác thải, bùn thải

15:12 | 21/09/2020

(Xây dựng) – Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) đang triển khai Chương trình thử nghiệm xử lý rác thải, bùn thải, do 03 đơn vị thành viên thực hiện (Vicem Hoàng Thạch, Vicem Bút Sơn và Vicem Hà Tiên 1). Phóng viên Báo điện tử Xây dựng đã có cuộc trao đổi với ông Đinh Quang Dũng - Phó Tổng Giám đốc Vicem về vấn đề này.

vicem trien khai chuong trinh thu nghiem xu ly rac thai bun thai

PV: Vì sao nói, Vicem có thể xử lý được tất cả các loại rác thải là trên lý thuyết, còn thực tế chưa thực hiện được? Để đảm bảo việc xử lý tất cả các loại chất thải trong thực tế, Vicem cần hội tụ những yếu tố cốt lõi nào (về kỹ thuật, về pháp lý…)?

Ông Đinh Quang Dũng: Trên thế giới có nhiều phương pháp xử lý chất thải làm nguyên liệu, nhiên liệu thay thế. Trong đó, phương pháp đồng xử lý chất thải trong ngành công nghiệp xi măng là giải pháp có nhiều lợi thế, xử lý triệt để các chủng loại chất thải, đặc biệt là chất thải nguy hại, do có sẵn một số ưu điểm vượt trội so với các ngành công nghiệp khác, cũng như các lò đốt và xử lý rác hiện nay, như:

Một, nhiệt độ cao và ổn định. Quá trình sản xuất clinker luôn duy trì nhiệt độ rất cao gần 1.900 độ C, nhiệt độ này vượt cả yêu cầu của tiêu chuẩn châu Âu và Mỹ (850 - 1.100 độ C) quy định để xử lý chất thải nguy hại.

Hai, thời gian lưu dài (khí lên đến 60 giây, rắn lên đến 30 phút), đảm bảo cháy triệt để và trung hòa các chất khí cũng như chất thải rắn trong quá trình xử lý.

Ba, môi trường kiềm cao và môi trường tự lọc sạch. Đối với các khí axit sinh ra từ quá trình xử lý được hấp thụ hoàn toàn bởi môi trường kiềm tạo ra từ đá vôi, một nguyên liệu chính trong sản xuất clinker, vì thế khí axit này sẽ được loại bỏ trước khi thải ra ngoài môi trường.

Bốn, hệ thống giám sát thải liên tục 24/7. Hệ thống khí thải lò nung clinker sau khi được xử lý, làm sạch bụi và trước khi thải ra ngoài môi trường được hệ thống giám sát 24/7 giám sát toàn bộ các thông số phát thải chính như: Hàm lượng bụi, khí HCl, NH3, CO, Nox SO2…

Năm, công suất xử lý lớn. Đối với chất thải công nghiệp thông thường như tro, xỉ thải, rác vải vụn công nghiệp, một nhà máy xi măng có thể xử lý lên đến hàng nghìn tấn/ngày, chất thải nguy hại có thể xử lý hàng trăm tấn/ngày.

Sáu, quá trình xử lý không để lại tro thải. Toàn bộ tro sinh ra trong quá tình xử lý phản ứng hoàn toàn với các chất có trong nguyên liệu như oxit CaO, Al2O3, Fe2O3, SiO2… tạo thành các khoáng và nằm lại trong clinker xi măng.

Do vậy, về nguyên tắc, các nhà máy xi măng của Vicem có thể xử lý được tất cả các loại rác thải. Tuy nhiên, để bảo đảm có thể xử lý triệt để và có hiệu quả tất cả các loại rác thì rác cần phải được phân loại, sơ chế, tiêu chuẩn hóa và có cơ chế, chính sách khuyến khích các đơn vị tham giá quá trình đồng xử lý trong sản xuất clinker xi măng.

Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 8751/VPCP-CN ngày 27/9/2019 về việc xử lý rác thải, bùn thải và tro xỉ thay thế nguyên, nhiên liệu trong sản xuất xi măng, Vicem triển khai công tác khảo sát, nghiên cứu, thử nghiệm, đánh giá kết quả về kinh tế, môi trường, xã hội thông qua Chương trình thử nghiệm xử lý rác thải, bùn thải, do 03 đơn vị thành viên thực hiện: Vicem Hoàng Thạch, Vicem Bút Sơn và Vicem Hà Tiên 1. Sau khi kết thúc chương trình thực nghiệm, Vicem sẽ báo cáo kết quả của chương trình với Thủ tướng Chính phủ và tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện giải pháp kỹ thuật, công nghệ, thiết bị… để xử lý tất cả các loại chất thải trong sản xuất clinker.

Song hành, Vicem hoàn thiện các thủ tục pháp lý theo quy định, đồng thời kiến nghị các Bộ ngành, địa phương tháo gỡ những khó khăn gặp phải trong quá trình triển khai.

PV: Được biết, Chương trình thử nghiệm xử lý rác thải, bùn thải, các đơn vị thành viên của Vicem đang phải mua rác về để thử nghiệm đồng xử lý. Thông tin này có đúng không?

Ông Đinh Quang Dũng: Hiện nay, để thực hiện Chương trình thử nghiệm xử lý rác thải, bùn thải, các công ty xi măng Vicem Bút Sơn, Vicem Hoàng Thạch, Vicem Hà Tiên 1 đã phải mua rác thải thông thường của các đơn vị có chức năng cung cấp.

PV: Vậy, khi vào thực tế, câu chuyện bài toán kinh tế sẽ được Vicem tính toán như thế nào?

Ông Đinh Quang Dũng: Sau khi kết thúc Chương trình thử nghiệm xử lý rác thải, bùn thải, Vicem sẽ đánh giá tổng thể kết quả về kinh tế, môi trường, xã hội của chương trình, từ đó có đề xuất các giải pháp, cơ chế, chính sách… báo cáo Thủ tướng Chính phủ và các Bộ ngành, địa phương, từ đó triển khai rộng rãi trong tất cả các nhà máy xi măng.

PV: Thế nhưng, những yếu tố về kỹ thuật của Vicem có bảo đảm thực hiện đồng xử lý trong sản xuất xi măng?

Ông Đinh Quang Dũng: Việc xử lý rác thải, bùn thải thông thường đã được phân loại, sơ chế…, với công nghệ, thiết bị xử lý hiện có của các nhà máy sản xuất xi măng thuộc Vicem hoàn toàn có thể bảo đảm yêu cầu đồng xử lý.

Đối với rác thải, bùn thải chưa phân loại, sơ chế, rác thải nguy hại…, trong thời gian tới, Vicem tiếp tục nghiên cứu các giải pháp công nghệ, đầu tư bổ sung thiết bị, kiểm soát phát thải trong đồng xử lý, nhằm tiến tới đồng xử lý tất cả các loại chất thải trong sản xuất clinker xi măng.

PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!

Thanh Nga (Thực hiện)

Theo

Cùng chuyên mục
  • Chiến lược chinh phục thị trường sơn Việt: Nhất chất lượng, nhì sát cánh cùng đại lý

    (Xây dựng) - Có mặt tại Việt Nam từ năm 1994, Maxilite từ Dulux đã trở thành thương hiệu sơn gắn liền với nhiều thế hệ thầu thợ và hàng triệu gia đình Việt. Trong hành trình ba thập kỷ đó, dấu ấn của thương hiệu không chỉ nằm ở những sản phẩm chất lượng mà còn ở hành trình đồng hành cùng các đại lý, từ đó tạo dựng nên một cái tên dẫn đầu trong phân khúc sơn trung cấp tại thị trường Việt Nam.

  • Giải pháp cung cấp nguồn đất, đá xây dựng công trình

    (Xây dựng) – Thành phố Đà Nẵng đang cân đối nguồn đất san lấp, đá xây dựng để đảm bảo cung ứng, phục vụ nhu cầu xây dựng trên địa bàn, đặc biệt là dự án đường cao tốc phía Đông đoạn Hoà Liên – Tuý Loan và dự án đầu tư xây dựng bến cảng Liên Chiểu.

  • Triển lãm quốc tế Vietbuild Hà Nội 2024 sẽ khai mạc vào ngày 25/9

    (Xây dựng) – Được sự chỉ đạo, bảo trợ của Bộ Xây dựng và UBND Thành phố Hà Nội, Triển lãm quốc tế Vietbuild Hà Nội 2024 lần thứ ba với chủ đề “Trang trí nội ngoại thất - Kiến trúc - Bất động sản & Vật liệu xây dựng” sẽ được diễn ra tại Cung Triển lãm Kiến trúc, Quy hoạch & Xây dựng quốc gia từ ngày 25/9/2024 đến ngày 29/9/2024 do Trung tâm Thông tin, Bộ Xây dựng và Tập đoàn Tổ chức Triển lãm quốc tế xây dựng Vietbuild phối hợp tổ chức thực hiện.

  • Ninh Bình: Đóng cửa một phần mỏ đất sét tại xã Như Hoà

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Ninh Bình vừa có Quyết định 681/QĐ – UBND ngày 11/9/2024 về việc phê duyệt Đề án đóng cửa một phần diện tích mỏ đất sét làm nguyên liệu sản xuất gạch tại xã Như Hoà, huyện Kim Sơn.

  • Quế Sơn (Quảng Nam): Đề nghị đưa khu vực rộng 3ha vào danh mục dự án đầu tư để đấu giá quyền khai thác khoáng sản

    (Xây dựng) – Văn phòng UBND tỉnh đã có công văn đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan kiểm tra, tổng hợp, tham mưu giải quyết theo thẩm quyền, đúng quy định đối với tờ trình đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khai thác khoáng sản đất làm vật liệu san lấp, xây dựng công trình để đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Quế Sơn tại xã Quế Xuân 2 với diện tích hơn 3ha.

  • Gia Lai triển khai giải pháp thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ vật liệu xây dựng

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Công văn số 3232/VP-KTTH, triển khai các biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ xi măng, sắt thép và vật liệu xây dựng trên địa bàn, góp phần ổn định kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội theo Chỉ thị 28/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load