Thứ sáu 20/09/2024 13:49 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Vật liệu /

Vicem Bỉm Sơn: Hành trình tăng 7 lần công suất

16:06 | 18/03/2020

(Xây dựng) - Từ nhà máy công suất hơn 1 triệu tấn/năm, đến nay, sau 40 năm phát triển, Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Bỉm Sơn đã tăng gấp gần 7 lần công suất, trở thành nhà máy xi măng có công suất lớn của Việt Nam với 7 triệu tấn sản phẩm/năm.

vicem bim son hanh trinh tang 7 lan cong suat
Ảnh minh họa.

Biểu tượng tình hữu nghị Việt - Xô

Hơn 40 năm trước, ngày 3/2/1976, dưới sự giúp đỡ của Liên Xô, nhà máy xi măng Bỉm Sơn được khởi công xây dựng, với 2 dây chuyền sản xuất theo phương pháp ướt, công suất mỗi dây chuyền 600.000 tấn sản phẩm/năm. Ngày 4/3/1980, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ký Quyết định số 334/BXD-TCLĐ thành lập nhà máy xi măng Bỉm Sơn, tiền thân của Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn ngày nay. Sau hơn 5 năm thi công, ngày 22/12/1981, dây chuyền lò nung số 1 đi vào hoạt động, cho ra mẻ clinker đầu tiên. 6 ngày sau, những bao xi măng PC400 mang nhãn hiệu con voi được xuất xưởng đi đến các công trình xây dựng, chính thức đánh dấu tên tuổi của xi măng Bỉm Sơn trong ngành Công nghiệp xi măng Việt Nam. Với tinh thần vừa sản xuất, vừa thi công, dây chuyền số 2 được hoàn thành và đi vào sản xuất năm 1983.

Nhờ áp dụng cơ chế quản lý mới như hạch toán phân xưởng, khoán sản phẩm, trả lương theo đơn giá, xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật..., tạo động lực thúc đẩy tăng năng suất, sản lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm, năm 1990, lần đầu tiên nhà máy đã sản xuất được trên 1 triệu tấn sản phẩm/năm.

Trở thành nhà máy công suất lớn

Từ nhà máy công suất hơn 1 triệu tấn/năm, đến nay, sau 40 năm phát triển, Vicem Bỉm Sơn đã tăng gấp gần 7 lần công suất, trở thành nhà máy xi măng có công suất lớn của Việt Nam với 7 triệu tấn sản phẩm/năm.

Trước đó, tháng 3/1994, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương Cải tạo, chuyển đổi công nghệ từ ướt sang khô, nâng công suất lò nung số 2 từ 1.750 tấn clinker/ngày lên 3.500 tấn clinker/ngày, nâng công suất từ 1,2 triệu tấn lên 1,8 triệu tấn sản phẩm/năm. Ngày 4/4/2004, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục phê duyệt chủ trương đầu tư “Dự án dây chuyền mới 2 triệu tấn/năm nhà máy xi măng Bỉm Sơn”. Ngày 1/3/2010, lò nung dây chuyền mới 2 triệu tấn/năm đã sản xuất ra tấn clinker đầu tiên, nâng tổng công suất của nhà máy xi măng Bỉm Sơn lên 3,2 triệu tấn sản phẩm/năm. Đến tháng 10/2010 nhà máy dừng sản xuất dây chuyền lò nung số 1 theo phương pháp ướt kém hiệu quả.

Năm 2019, thực hiện đề án tái cơ cấu của Tổng Công ty Xi măng Việt Nam, thương hiệu xi măng Tam Điệp đã được sáp nhập vào xi măng Bỉm Sơn, hợp nhất thành thương hiệu “Vicem Bỉm Sơn”. Việc sáp nhập này mang đến một sức mạnh mới, nâng năng lực sản xuất hàng năm của Vicem Bỉm Sơn lên gần 7 triệu tấn sản phẩm/năm.

Hướng đến xây dựng Vicem Bỉm Sơn xanh

Trải qua 40 năm xây dựng và phát triển, với gần 100 triệu tấn xi măng cung cấp cho nhu cầu xây dựng đất nước, đóng góp ngân sách Nhà nước hơn 3.400 tỷ đồng; tạo ra gần 2.700 tỷ đồng lợi nhuận, đóng góp cho công tác an sinh xã hội hàng trăm tỷ đồng… tầm vóc lịch sử và vị thế của Vicem Bỉm Sơn ngày càng được khẳng định. Vicem Bỉm Sơn trở thành nhà máy xi măng có công suất lớn ở miền Trung, cung cấp cho thị trường sản phẩm xi măng chất lượng cao.

Hướng đến xây dựng Vicem Bỉm Sơn xanh, doanh nghiệp lắp đặt hệ thống quan trắc tự động, giúp kiểm soát được nồng độ bụi, bảo vệ môi trường. Đồng thời doanh nghiệp đang triển khai dự án tận dụng nhiệt thừa để phát điện; chuẩn bị các điều kiện sử dụng nguyên liệu thay thế hóa thạch, góp phần xử lý môi trường, giảm tiêu hao nguyên liệu hóa thạch, hướng đến xây dựng nhà máy xi măng không phát thải - tuần hoàn tự nhiên.

Theo Chủ tịch Hội đồng Thành viên, Tổng Giám đốc Vicem Bùi Hồng Minh, Vicem Bỉm Sơn là doanh nghiệp lớn; sự phát triển của công ty có ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội; đến sự điều tiết và bình ổn thị trường xi măng trong cả nước. Trong thời gian tới, Vicem Bỉm Sơn cần tiếp tục phát huy ý chí tự lực tự cường, năng động, sáng tạo; nâng cao năng lực cạnh tranh, giữ vững và không ngừng mở rộng thị phần trong nước và thế giới; thực hiện tốt chính sách chăm sóc khách hàng; không ngừng quảng bá, nâng cao uy tín thương hiệu; đồng thời, quan tâm đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, công nhân viên…

Vũ Huyền

Theo

Cùng chuyên mục
  • Chiến lược chinh phục thị trường sơn Việt: Nhất chất lượng, nhì sát cánh cùng đại lý

    (Xây dựng) - Có mặt tại Việt Nam từ năm 1994, Maxilite từ Dulux đã trở thành thương hiệu sơn gắn liền với nhiều thế hệ thầu thợ và hàng triệu gia đình Việt. Trong hành trình ba thập kỷ đó, dấu ấn của thương hiệu không chỉ nằm ở những sản phẩm chất lượng mà còn ở hành trình đồng hành cùng các đại lý, từ đó tạo dựng nên một cái tên dẫn đầu trong phân khúc sơn trung cấp tại thị trường Việt Nam.

  • Giải pháp cung cấp nguồn đất, đá xây dựng công trình

    (Xây dựng) – Thành phố Đà Nẵng đang cân đối nguồn đất san lấp, đá xây dựng để đảm bảo cung ứng, phục vụ nhu cầu xây dựng trên địa bàn, đặc biệt là dự án đường cao tốc phía Đông đoạn Hoà Liên – Tuý Loan và dự án đầu tư xây dựng bến cảng Liên Chiểu.

  • Triển lãm quốc tế Vietbuild Hà Nội 2024 sẽ khai mạc vào ngày 25/9

    (Xây dựng) – Được sự chỉ đạo, bảo trợ của Bộ Xây dựng và UBND Thành phố Hà Nội, Triển lãm quốc tế Vietbuild Hà Nội 2024 lần thứ ba với chủ đề “Trang trí nội ngoại thất - Kiến trúc - Bất động sản & Vật liệu xây dựng” sẽ được diễn ra tại Cung Triển lãm Kiến trúc, Quy hoạch & Xây dựng quốc gia từ ngày 25/9/2024 đến ngày 29/9/2024 do Trung tâm Thông tin, Bộ Xây dựng và Tập đoàn Tổ chức Triển lãm quốc tế xây dựng Vietbuild phối hợp tổ chức thực hiện.

  • Ninh Bình: Đóng cửa một phần mỏ đất sét tại xã Như Hoà

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Ninh Bình vừa có Quyết định 681/QĐ – UBND ngày 11/9/2024 về việc phê duyệt Đề án đóng cửa một phần diện tích mỏ đất sét làm nguyên liệu sản xuất gạch tại xã Như Hoà, huyện Kim Sơn.

  • Quế Sơn (Quảng Nam): Đề nghị đưa khu vực rộng 3ha vào danh mục dự án đầu tư để đấu giá quyền khai thác khoáng sản

    (Xây dựng) – Văn phòng UBND tỉnh đã có công văn đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan kiểm tra, tổng hợp, tham mưu giải quyết theo thẩm quyền, đúng quy định đối với tờ trình đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khai thác khoáng sản đất làm vật liệu san lấp, xây dựng công trình để đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Quế Sơn tại xã Quế Xuân 2 với diện tích hơn 3ha.

  • Gia Lai triển khai giải pháp thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ vật liệu xây dựng

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Công văn số 3232/VP-KTTH, triển khai các biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ xi măng, sắt thép và vật liệu xây dựng trên địa bàn, góp phần ổn định kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội theo Chỉ thị 28/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load