Thứ sáu 27/09/2024 06:12 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Về cuốn tiểu thuyết chiến tranh của nhà văn Nguyễn Một vừa được giải thưởng

19:14 | 23/01/2024

(Xây dựng) – “Từ giờ thứ 6 đến giờ thứ 9” là cuốn tiểu thuyết của một người cầm bút sinh ra và lớn lên ở miền Nam dưới thời chiến tranh. Đây là hiện tượng hiếm có vì hầu hết các tác giả tiểu thuyết chiến tranh thành công trong thời gian qua đều có xuất thân là những người lính cụ Hồ. Hay nói cách khác, không có tác giả tiểu thuyết chiến tranh nào ra đời vào thời hậu chiến mà sinh trưởng ở miền Nam trước đây.

Về cuốn tiểu thuyết chiến tranh của nhà văn Nguyễn Một vừa được giải thưởng

Khi nhà văn Bảo Ninh, tác giả của tiểu thuyết lừng danh Nỗi buồn chiến tranh trên đường theo đoàn quân thắng trận hừng hực khí thế tiến vào Sài Gòn thì Nguyễn Một, tác giả của tiểu thuyết “Từ giờ thứ 6 đến giờ thứ 9” vừa đoạt giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam là một cậu thiếu niên 12 tuổi đang theo chân ông cậu trong đoàn người sấp ngửa tản cư. Chính cái điểm khác biệt đó về thân phận của hai nhà văn đã tạo nên sự khác biệt cơ bản trong hai cuốn tiểu thuyết chiến tranh đều đoạt giải thưởng này.

Về cuốn tiểu thuyết chiến tranh của nhà văn Nguyễn Một vừa được giải thưởng

Cuốn tiểu thuyết có không gian chính nằm ở một thị trấn nhỏ yên bình cách Sài Gòn không xa. Ở đó có tất cả những cảnh điển hình của đô thị miền Nam vào thời chiến tranh. Quán cà phê ven sông nhỏ nhỏ xinh xinh mà khách hầu hết là các cô cậu học sinh trung học, quán rượu nghèo mà thực khách ngày càng nhiều những lính chiến bị thương trở về từ chiến trường, ngôi nhà thờ với vị Cha chánh xứ già luôn văng vẳng tiếng chuông có lẽ để nguyện hồn tử sỹ chết trận đang ngày càng gia tăng số lượng...

Tất cả những hình ảnh đó chưa hề có trong tiểu thuyết chiến tranh Việt Nam thời hậu chiến kiểu như “Nỗi buồn chiến tranh”.

Thị xã Thủ Biên, cái địa danh không có trên bản đồ, không chỉ có những cảnh vẻ yên bình giả tạo như trong đoạn đầu tiểu thuyết ấy. Sự ác liệt của chiến tranh mới là thông điệp muốn gửi gắm của nhà văn. Ở cái thị xã nhỏ này, chiến tranh không chỉ là tin chiến trận từ xa. Những cảnh bắt lính, cảnh trốn lính, lựu đạn nổ ngay cạnh nhà thờ mới cho ta cảm giác thực về thời loạn lạc. Bằng lối miêu tả có phần lạnh lùng, nhà văn bày ra trước mắt chúng ta một không khí hỗn độn vào quãng thời gian “từ giờ thứ 6 đến giờ thứ 9”, là quãng thời gian có lẽ từ 1970 cho đến 1975.

Từ Thủ Biên, thị xã nhỏ, tác giả đưa người đọc đi khắp miền Nam để trình bày nỗi đau thời chiến. Sâu trong các làng mạc chiến tranh hiện diện khắp nơi. Những viên đạn lạc không chỉ giết chết một người nông dân như ông Nguyễn Xí. Khắp miền Nam đâu đâu cũng có những cái chết rình rập. Chết và chết.

Về cuốn tiểu thuyết chiến tranh của nhà văn Nguyễn Một vừa được giải thưởng

“Mùa hè năm ấy - mùa hè kỳ lạ nhất ở đất Thủ Biên. Hoa phượng bỗng dưng đỏ rực, nắng đỏ rực, ráng chiều cũng đỏ rực mỗi khi mặt trời dần xuống phía bên bồi của dòng sông. Màu đỏ nhức nhối như những vệt máu đang loang trên bầu trời. Tin tức chiến sự cũng nóng rừng rực trên các mặt báo”. Đoạn văn này có lẽ là một trong những đoạn văn ám ảnh nhất của tiểu thuyết.

Tuy nhiên điều mà nhà văn muốn nhấn mạnh không chỉ là đạn bom. Đạn bom có thể chỉ là cái cớ trong tiểu thuyết này, để tác giả cài đặt một thông điệp lớn lao hơn nhiều. Đó là bi kịch nồi da xáo thịt của dân tộc này.

Một gia đình có những đứa con theo cả 2 phía, có thể cầm súng ngắm vào nhau là bi kịch lớn của dân tộc. Nhà văn cố gắng khắc họa bi kịch này và anh đã thành công. Không có tiểu thuyết chiến tranh thứ 2 nào của Việt Nam thành công hơn “Từ giờ thứ 6 đến giờ thứ 9” về góc độ này, vì thế nó xứng đáng được đón đọc chứ không chỉ vì giải thưởng.

Trần Đình Thu

Theo

Cùng chuyên mục
  • “Gieo mầm Thiện tâm” - Nơi gặp gỡ của những trái tim vì cộng đồng

    (Xây dựng) - Đêm nhạc “Gieo mầm Thiện tâm”, do Vingroup và SpaceSpeakers Label đồng tổ chức vào ngày 29/9 tại Vinhomes Ocean Park 2, đang nhận được sự quan tâm và ủng hộ rộng rãi từ cộng đồng và các nhà hảo tâm. Ngoài ý nghĩa nhân văn của một chương trình thiện nguyện, sự kiện còn thu hút khi có sự góp mặt của hơn 20 nghệ sĩ hàng đầu Việt Nam, mang tới nhiều phần trình diễn lần đầu tiên ra mắt công chúng.

  • Nhiều hoạt động đặc sắc tại Hội sách Hà Nội lần thứ IX năm 2024

    (Xây dựng) - Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), 25 năm Hà Nội được Tổ chức Giáo dục - Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) vinh danh là “Thành phố vì hòa bình”, Hội sách Hà Nội lần thứ IX năm 2024 với chủ đề “Hà Nội: Thủ đô văn hiến, anh hùng - Thành phố vì hòa bình” do UBND Thành phố Hà Nội phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo tổ chức với sự tham gia của hơn 30 nhà xuất bản, doanh nghiệp phát hành sách trong cả nước, sẽ mang lại không gian văn hóa đọc và nhiều chương trình giao lưu, trải nghiệm sách hấp dẫn.

  • Vĩnh Phúc: Độc đáo kiến trúc nhà thờ tổ họ Bùi Việt Nam

    (Xây dựng) - Nhà thờ tổ họ Bùi tọa lạc tại phường Xuân Hòa, Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là nhà thờ tổ lớn nhất Việt Nam với diện tích 35.000m2, tổng kinh phí xây dựng lên tới 208 tỷ đồng.

  • Đồng Nai: Cần đầu tư thêm thiết chế văn hóa phục vụ cộng đồng

    (Xây dựng) - Biên Hòa, một đô thị lớn nhưng còn thiếu nhiều thiết chế văn hóa như: Nhà hát, trung tâm văn hóa, nhà tang lễ, quảng trường, sân vận động vẫn chưa được đầu tư xây dựng hoặc đã được xây dựng nhưng chưa xứng tầm quy mô. Sở Xây dựng mới đây đã đề xuất tỉnh “nhà” cần đầu tư thêm một số công trình văn hóa phục vụ tinh thần cho người dân như: Quảng trường Thành cổ, quảng trường Sông Phố.

  • Ninh Bình: Phát triển đô thị di sản không quên bảo tồn nhà ở truyền thống trong vùng lõi danh thắng Tràng An

    (Xây dựng) – Trong thời gian tới, thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư sẽ sáp nhập trở thành thành phố Hoa Lư. Với gần 30% diện tích là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, đây sẽ là một đô thị di sản năng động và phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, bên cạnh việc phát triển đô thị di sản, Ninh Bình đang triển khai nhiệm vụ bảo tồn những giá trị đặc trưng trong lối kiến trúc xây dựng tại vùng lõi Quần thể danh thắng Tràng An.

  • Hiệu quả trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản Huế

    (Xây dựng) - Từ năm 1993, sau khi Quần thể Di tích Cố đô Huế được UNESCO đưa vào danh mục Di sản văn hóa thế giới, công tác bảo tồn, tu bổ đã được tập trung triển khai và thu được những kết quả tốt, diện mạo Quần thể Di tích ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực, phát huy giá trị của di sản.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load