Thứ sáu 20/09/2024 18:36 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Vật liệu /

Bài tham dự cuộc thi “Phát triển công trình xanh”

Ứng dụng vật liệu nhẹ cho Công trình xanh

09:51 | 25/08/2023

(Xây dựng) - Hội đồng Công trình xanh thế giới (WGBC) công nhận Công trình xanh là công trình trong thiết kế, xây dựng hoặc vận hành giảm thiểu các tác động xấu và có thể tạo ra những tác động tích cực đối với khí hậu và môi trường của chúng ta. Công trình xanh bảo tồn tài nguyên thiên nhiên quý giá và nâng cao chất lượng cuộc sống. Trong đó, việc sử dụng vật liệu nhẹ không độc hại, hạn chế nguy hiểm và bền vững. Cụ thể là yếu tố môi trường, chất lượng cuộc sống trong thiết kế, thi công và vận hành.

Ứng dụng vật liệu nhẹ cho Công trình xanh
Trụ sở Viện Nghiên cứu công nghệ xây dựng Thâm Quyến - một trong những Công trình xanh.

Nhằm kết nối con người, hướng hoạt động sống khỏe và làm việc gần gũi hơn với thiên nhiên, Công trình xanh và lối kiến trúc cũng đòi hỏi những loại vật liệu thân thiện với môi trường và các loại vật liệu nhẹ chính là yếu tố quan trọng tạo lên một Công trình xanh. Ngày nay, Công trình xanh hướng đến tiêu chí sang trọng, đẳng cấp để tạo nên những không gian thư giãn, đầy màu sắc nghệ thuật ứng dụng cho các khu resort, khách sạn 5 sao. Dựa trên sự kết hợp giữa các loại vật liệu mới tạo thành những điểm nhấn kiến trúc nghệ thuật mang ý nghĩa truyền thông rất lớn cho các công trình dịch vụ cao cấp, thu hút giới trẻ check-in và là điểm đến cho giới thượng lưu.

Vậy vật liệu nhẹ ứng dụng trong các công trình như thế nào?

Tại Việt Nam, nhiều vật liệu xây dựng “xanh” và được các Công trình xanh sử dụng như vật liệu không nung, hay đá nhân tạo, đá xuyên sang, đá veneer, đá siêu nhẹ được đánh giá là vật liệu thân thiện môi trường hàng đầu hiện nay.

Vậy tại sao lại gọi là đá siêu nhẹ? Đây là dòng sản phẩm thân thiện với môi trường ứng dụng trong cả nội thất và ngoại thất có nhiều tính năng vượt trội như: Cách âm, cách nhiệt, chống cháy, chống ẩm mốc, trọng lượng siêu nhẹ dễ thi công trên cao, thi công không gây bụi và nhanh gấp nhiều lần thi công đá tự nhiên. Ngoài ra, đá siêu nhẹ còn có khả năng tái sử dụng tiết kiệm chi phí và tài nguyên, sản phẩm có thể làm mới sau một thời gian sử dụng… Đặc biệt là nó siêu nhẹ bởi mỗi tấm “đá” với kích thước 60x120cm cũng chỉ nặng 3kg.

Theo kiến trúc sư Nguyễn Anh Tuấn – Công ty Royalspace, khái niệm Công trình xanh với kiến trúc xanh là đưa nhiều cây xanh và màu xanh đã lỗi thời, mà Công trình xanh là ứng dụng công nghệ và tiết kiệm năng lượng mới từ tư duy trong cách hiểu ứng xử với môi trường mới là bền vững. Trong cách hiểu này còn bao gồm cả việc ứng dụng vật liệu nhân tạo để thay thế các dòng vật liệu tự nhiên truyền thống.

Ứng dụng vật liệu nhẹ cho Công trình xanh
Công trình khu giải trí, Khách sạn 5 sao Grand Mercure, Đà Nẵng.

Theo KTS Nguyễn Anh Tuấn, hiện dòng vật liệu siêu nhẹ đang là thị hiếu của những người có gu thẩm mỹ cao và cũng là xu hướng của thời đại công nghiệp hiện nay. Đá cũng là đá siêu nhẹ vì nó đáp ứng được cả về tiêu chí thẩm mỹ cũng như tiết kiệm năng lượng. Công ty kiến trúc Royahspace cũng đưa đá siêu nhẹ vào kiến trúc và ứng dụng thực tế trên nhiều công trình dịch vụ cao cấp như resort, biệt thự, nhà hàng, khách sạn bởi tính thẩm mỹ và sự tiện lợi trong thi công. Đây là những yếu tố đầy tiềm năng thúc đẩy sự tăng trưởng bền vững của ngành Vật liệu xây dựng xanh nói chung và đá nhân tạo nói riêng trong thời gian tới.

“Xanh” cho tiết kiệm năng lượng trong các tòa nhà cao tầng

Hiện nay trên thế giới, khái niệm “kiến trúc xanh”, “công trình xanh” được đề cập nhiều trong xây dựng. Công trình xanh, trong đó kiến trúc xanh (green architecture) còn được hiểu theo một nghĩa rộng hơn là xây dựng xanh (green building) là biểu tượng của kiến trúc hay xây dựng bền vững, là một phạm vi hiện đang được thảo luận khá sôi nổi và chưa đưa ra được sự thống nhất về khái niệm chính xác, các tiêu chí, tiêu chuẩn cụ thể.

Ứng dụng vật liệu nhẹ cho Công trình xanh
Ứng dụng vật liệu nhẹ cho Công trình xanh
Vật liệu nhẹ trong các nhà chung cư kiểu mẫu, Khu đô thị Sunshine Ciputra City, Hà Nội.

Theo KTS Trương Duy Anh - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển đô thị xanh Việt Nam thì khái niệm Công trình xanh được dựa trên rất nhiều tiêu chí theo các tiêu chuẩn Lotus, Leed (Mỹ), Singaore... Đây là một chủ đề lớn và đã được thảo luận rất nhiều, tuy nhiên về góc độ ứng dụng vật liệu mới trong kiến trúc và xây dựng có thể thấy: “Công trình xanh là công trình mà cả vòng đời của nó, từ khi tìm địa điểm, thiết kế, thi công xây dựng, sử dụng, cho đến cải tạo, phá dỡ, phải đáp ứng được các yêu cầu về sử dụng vật liệu và cấu kiện xây dựng thân thiện môi trường, hay còn gọi là vật liệu và cấu kiện Công trình xanh. Không có vật liệu và cấu kiện xây dựng thân thiện môi trường thì không thể có Công trình xanh thực sự, lâu dài được. Vì vậy, phát triển vật liệu và cấu kiện Công trình xanh là một yêu cầu cấp thiết ở nước ta hiện nay để bảo đảm điều kiện vật chất phục vụ cho phát triển Công trình xanh một cách nhanh chóng và bền vững” – ( Bài viết GS. Phạm Ngọc Đãng).

Theo đó, vật liệu và cấu kiện Công trình xanh phải đạt được 1 hoặc nhiều hơn tiêu chí trong 5 tiêu chí sau đây: Có hiệu quả về sử dụng tài nguyên, vật liệu và cấu kiện từ nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đặc biệt là vật liệu và cấu kiện từ nguồn tài nguyên có thể tái sinh, tái tạo, giảm thiểu chất thải từ giai đoạn thi công xây dựng đến giai đoạn sửa chữa nâng cấp công trình, sử dụng tiết kiệm vật liệu xây dựng, nhất là đối với vật liệu không thể tái sinh; tái sử dụng, sử dụng vật liệu và cấu kiện được tái chế từ chất thải; Tạo ra chất lượng môi trường không khí trong nhà có lợi cho sức khỏe người sử dụng. Bản thân vật liệu không phát thải các hóa chất độc hại, như là các khí ô nhiễm VOC (Volatile Organic Compounds) trong quá trình sản xuất, thi công lắp ráp, cũng như khi cần làm sạch bề mặt chúng cũng không phát thải khí VOCs. Đồng thời chúng không tích ẩm ướt tạo ra môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn, vi trùng gây hại sức khỏe sinh nở và phát triển; Có hiệu quả về sử dụng năng lượng: Các vật liệu và cấu kiện có khả năng giảm thiểu tiêu thụ năng lượng của công trình xây dựng, như là vật liệu nhẹ cách nhiệt, vật liệu phản xạ bức xạ mặt trời, các loại kính che râm ngăn bức xạ nhiệt xuyên qua cửa sổ vào nhà. Tối đa hóa việc sử dụng vật liệu địa phương để giảm thiểu chi phí năng lượng phục vụ cho vận chuyển và sản xuất chế tạo, vật liệu và cấu kiện mà khi chế tạo chúng tiêu thụ ít năng lượng nhất, ít hoặc không phát thải khí CO2, như là gạch không nung; Bảo tồn tài nguyên nước: Vật liệu và cấu kiện mà trong quá trình chế tạo, thi công xây dựng tiêu thụ lượng nước ít nhất, đồng thời khi đưa vào công trình có tác dụng bảo tồn tài nguyên nước khu vực; Chi phí tài chính hợp lý: Vật liệu và cấu kiện Công trình xanh với tỷ lệ kinh phí chi cho nó trong quá trình đầu tư, thi công xây dựng, cũng như cả vòng đời sử dụng công trình so với chi phí của toàn bộ công trình là hợp lý. Đó là lý do một số vật liệu nhẹ và cấu kiện công trình xanh nên phát triển ở nước ta.

Ứng dụng vật liệu nhẹ cho Công trình xanh
Ứng dụng vật liệu nhẹ cho cả ngoại thất, công trình đá siêu nhẹ ngoài trời.

Trong đó, Bộ Xây dựng cũng đưa ra năng lượng tiêu hao chỉ riêng ngành Xây dựng chiếm khoảng 40% tổng lượng năng lượng tiêu thụ quốc gia. Đây được dự báo là ngành có khả năng sử dụng năng lượng gia tăng nhanh nhất gây ra thách thức lớn về môi trường cho toàn xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến sự nóng lên toàn cầu. Vì vậy, việc ứng dụng vật liệu nhẹ trong các công trình là rất cần thiết.

Công trình xanh là công trình trong đó sử dụng hiệu quả năng lượng, nước và các tài nguyên khác là yếu tố hàng đầu, việc sử dụng năng lượng thay thế như năng lượng mặt trời, điện gió… đang là xu hướng trong quá trình biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng. Một trong những giải pháp hạn chế ô nhiễm là tái chế, tái sử dụng phế thải. Đảm bảo chất lượng không khí của môi trường bên trong công trình, là sử dụng vật liệu không độc hại, có trách nhiệm và bền vững. Cụ thể là yếu tố môi trường, chất lượng cuộc sống trong thiết kế, thi công và vận hành, thiết kế đảm bảo phù hợp với biến đổi của môi trường.
Bài dự thi viết về Công trình xanh Việt Nam năm 2023 do Báo Xây dựng phát động. Ban tổ chức cuộc thi không trả nhuận bút các bài dự thi. Tác giả chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực và bản quyền bài viết.

Mộc Miên

Theo

Cùng chuyên mục
  • Chiến lược chinh phục thị trường sơn Việt: Nhất chất lượng, nhì sát cánh cùng đại lý

    (Xây dựng) - Có mặt tại Việt Nam từ năm 1994, Maxilite từ Dulux đã trở thành thương hiệu sơn gắn liền với nhiều thế hệ thầu thợ và hàng triệu gia đình Việt. Trong hành trình ba thập kỷ đó, dấu ấn của thương hiệu không chỉ nằm ở những sản phẩm chất lượng mà còn ở hành trình đồng hành cùng các đại lý, từ đó tạo dựng nên một cái tên dẫn đầu trong phân khúc sơn trung cấp tại thị trường Việt Nam.

  • Giải pháp cung cấp nguồn đất, đá xây dựng công trình

    (Xây dựng) – Thành phố Đà Nẵng đang cân đối nguồn đất san lấp, đá xây dựng để đảm bảo cung ứng, phục vụ nhu cầu xây dựng trên địa bàn, đặc biệt là dự án đường cao tốc phía Đông đoạn Hoà Liên – Tuý Loan và dự án đầu tư xây dựng bến cảng Liên Chiểu.

  • Triển lãm quốc tế Vietbuild Hà Nội 2024 sẽ khai mạc vào ngày 25/9

    (Xây dựng) – Được sự chỉ đạo, bảo trợ của Bộ Xây dựng và UBND Thành phố Hà Nội, Triển lãm quốc tế Vietbuild Hà Nội 2024 lần thứ ba với chủ đề “Trang trí nội ngoại thất - Kiến trúc - Bất động sản & Vật liệu xây dựng” sẽ được diễn ra tại Cung Triển lãm Kiến trúc, Quy hoạch & Xây dựng quốc gia từ ngày 25/9/2024 đến ngày 29/9/2024 do Trung tâm Thông tin, Bộ Xây dựng và Tập đoàn Tổ chức Triển lãm quốc tế xây dựng Vietbuild phối hợp tổ chức thực hiện.

  • Ninh Bình: Đóng cửa một phần mỏ đất sét tại xã Như Hoà

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Ninh Bình vừa có Quyết định 681/QĐ – UBND ngày 11/9/2024 về việc phê duyệt Đề án đóng cửa một phần diện tích mỏ đất sét làm nguyên liệu sản xuất gạch tại xã Như Hoà, huyện Kim Sơn.

  • Quế Sơn (Quảng Nam): Đề nghị đưa khu vực rộng 3ha vào danh mục dự án đầu tư để đấu giá quyền khai thác khoáng sản

    (Xây dựng) – Văn phòng UBND tỉnh đã có công văn đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan kiểm tra, tổng hợp, tham mưu giải quyết theo thẩm quyền, đúng quy định đối với tờ trình đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khai thác khoáng sản đất làm vật liệu san lấp, xây dựng công trình để đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Quế Sơn tại xã Quế Xuân 2 với diện tích hơn 3ha.

  • Gia Lai triển khai giải pháp thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ vật liệu xây dựng

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Công văn số 3232/VP-KTTH, triển khai các biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ xi măng, sắt thép và vật liệu xây dựng trên địa bàn, góp phần ổn định kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội theo Chỉ thị 28/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load