Thứ sáu 08/11/2024 14:26 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Trường Sa yêu thương: Ca khúc hay về biển đảo

17:07 | 09/04/2020

(Xây dựng) - Nói đến những ca khúc về Trường Sa, không thể không nhắc đến ca khúc Trường Sa yêu thương của nhà báo Tào Khánh Hưng – Phó Tổng biên tập Báo Xây dựng. Giữa nhiều cung bậc tình cảm gửi gắm về Trường Sa như: Gần lắm Trường Sa ơi, mưa Trường Sa, Trường Sa gửi yêu thương… Ca khúc Trường Sa yêu thương được ví như là một nốt nhạc duyên dáng, trữ tình, sâu nặng.

truong sa yeu thuong ca khuc hay ve bien dao
Bằng sự xúc động chân thành, ca sỹ Chu Hoài Phương đã diễn tả trọn vẹn hình ảnh về một Trường Sa phong ba, giông bão (Hình ảnh cắt từ clip).

Bài hát là lời tâm sự của nhà báo lần đầu đến thăm Trường Sa với tất cả nỗi xúc động, cảm kích và tự hào về vùng đất thiêng liêng, kiên cường, nhiều hy sinh, gian khổ nhưng vẫn đầy lãng mạn nơi tuyến đầu Tổ quốc: “Nếu em chưa đến Trường Sa, sẽ không thấy được bao la biển trời”…

Trường Sa- cái tên không hề xa lạ với những con người Việt Nam, nhưng mỗi lần gọi lên vẫn biết mấy tự hào. Nơi đó, có bao người con anh dũng ngày đêm bám đảo, sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ chủ quyền đất nước mang lại bình yên cho dân tộc, quê hương.

Tôi chưa một lần được đến thăm Trường Sa, nhưng qua bài hát đã hình dung ra đảo nổi, đảo chìm với những cái tên thân thuộc: Gạc ma, Cô Lin, Sơn Ca, Đá Lát, Sinh Tồn… với biết bao hy sinh, gian khổ. “Gạc Ma song đỏ bình minh, Cô Lin hoa thơm trôi vào nước mặn, Nhớ thương anh sống mũi cay cay, Bóng ai đi về cánh hạc chân mây…”. Bao mồ hôi và máu của các chiến sỹ đã đổ xuống để giữ yên chủ quyền biển đảo cho quê hương, nhiều anh còn vĩnh viễn nằm lại biển đông, để hồn thiêng lan tỏa trên từng ngọn sóng của Trường Sa.

“Em ơi, ra đảo một lần, để lòng ta thấy thêm gần Trường Sa” - như một lời nhắn nhủ thiết tha! Chắc rằng không chỉ có tôi, mà bất cứ người Việt Nam nào cũng nên đến thăm Trường Sa, dẫu chỉ một lần để cảm nhận trọn vẹn vị mặn mòi của biển, nhọc nhằn nắng gió, gian lao và lòng quả cảm của các chiến sỹ Hải quân nơi đây.

Bằng sự xúc động chân thành, ca sỹ Chu Hoài Phương đã diễn tả trọn vẹn hình ảnh về một Trường Sa phong ba, giông bão và biết bao hy sinh, mất mát nhưng vẫn luôn can trường, bất khuất, kiên trung trong những giai điệu trữ tình, sâu lắng.

Hình ảnh “Trường Sa, đảo nhỏ yêu thương, hiên ngang đứng đó kiên cường Trường Sa…” đã khép lại ca khúc, nhưng vẫn rưng rưng trong tôi niềm yêu thương, tự hào về một phần máu thịt của quê hương, đất nước.

Xin cảm ơn nhà báo Tào Khánh Hưng đã mang đến cho chúng ta một Trường Sa đầy xúc cảm; gieo vào tim mỗi người niềm tự hào dân tộc và ý chí phấn đấu góp phần xây dựng, bảo vệ Tổ quốc thân yêu. Hy vọng, ca khúc sẽ tiếp tục truyền cảm hứng và nhận được nhiều tình cảm và sự yêu mến của khán giả.

Nguyễn Thị Hồng Vân

Theo

Cùng chuyên mục
  • Đề xuất giải pháp bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật tại chùa Phổ Quang

    (Xây dựng) – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Công văn số 4839/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Phú Thọ đề xuất giải pháp bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật tại chùa Phổ Quang.

  • Sóc Trăng: Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo sẽ diễn ra từ ngày 9-15/11

    (Xây dựng) – Nhằm tôn vinh những nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer, đặc biệt là các hoạt động văn hóa lễ hội; đáp ứng tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu sinh hoạt đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào các dân tộc trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, tỉnh Sóc Trăng nói riêng, tỉnh Sóc Trăng tổ chức Lễ hội Óoc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I, năm 2024.

  • Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

    (Xây dựng) - UBND Thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch tổ chức Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 (The HaNoi Culinary Culture Festival 2024). Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 diễn ra trong 3 ngày (29-30/11 và 1/12) tại Công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng).

  • Phát huy những giá trị di sản văn hoá Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, công tác bảo tồn phải luôn tuân thủ các yêu cầu rất nghiêm ngặt, vừa phải bảo vệ tổng thể di tích bao gồm bảo vệ các công trình kiến trúc gắn liền với bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ di sản văn hoá vật chất đi đôi với bảo vệ và phát huy những giá trị văn hoá tinh thần.

  • Khám phá 8 di sản thế giới trên vùng đất Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Cố đô Huế với bề dày lịch sử và văn hóa đặc sắc, là tỉnh duy nhất của Việt Nam sở hữu 8 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới và Di sản khu vực. Trong đó, có 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác.

  • Vĩnh Long: Di sản làng nghề trăm tuổi bên dòng Cổ Chiên

    (Xây dựng) - Nhằm bảo tồn và phát triển “Vương quốc lò gạch” Mang Thít trở thành vùng di sản đương đại có giá trị mang tầm cỡ quốc tế, một điểm đến trên bản đồ du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt Ðề án “Di sản đương đại Mang Thít” với diện tích 3.060ha, thuộc 4 xã: Mỹ Phước, Mỹ An, Nhơn Phú và Hòa Tịnh, với sản phẩm du lịch trọng điểm là “Vương quốc lò gạch”.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load