Thứ sáu 08/11/2024 01:40 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Trở về nơi nguồn cội Việt Nam

12:25 | 18/04/2024

(Xây dựng) – Đền Hùng là Khu di tích lịch sử của Việt Nam. Từ những câu chuyện huyền thoại và giá trị tinh thần sâu sắc, Đền Hùng đã trở thành nơi thờ cúng linh thiêng và lưu giữ ký ức về nguồn gốc và sự hình thành của dân tộc Việt.

Trở về nơi nguồn cội Việt Nam
Cổng chính vào khu hành lễ tại Đền Hùng.

Tọa lạc tại núi Nghĩa Lĩnh (núi Hùng), xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, nằm cách Hà Nội 85km về phía Tây, Đền Hùng là nơi thờ các vua Hùng có công dựng nước, Tổ tiên của dân tộc Việt Nam. Ngày xa xưa, vùng đất này là khu vực trung tâm của nước Văn Lang, nằm giữa hai dòng sông giống như hai dãy hào thiên nhiên khổng lồ bao bọc lấy cố đô xưa của các vua Hùng. Phía Đông là các dãy núi non trung điệp. Nơi đây có nhiều sông ngòi ao hồ, đồi núi, lại có những cánh đồng màu mỡ phì nhiêu do phù xa của ba con sông bồi đắp, vừa thuận lợi cho cuộc sống định canh định cư, vừa thuận lợi cho việc phòng thủ hay rút lui khi xảy ra các cuộc xung đột bộ lạc.

Trước kia khu vực này là cánh rừng già nhiệt đới, đến nay núi Hùng vẫn giữ dáng vẻ của rừng tự nhiên với nhiều thế hệ cây tầng khác nhau, gồm 150 loài thảo mộc, thuộc 35 họ, trong đó còn lại một số cây đại thụ lớn như: Đa, thông, thiên tuế, trò… Trông xa, núi Hùng giống như đầu của một con rồng lớn hướng về Nam, mình rồng uốn lượn thành núi Trọc, núi Vặn, núi Pheo. Phía sau núi Hùng có những quả đồi lớn san sát nối liền dài tới 10km giống như đàn voi chầu về Đất Tổ.

Trải qua quá trình xây dựng, hình thành và phát triển, cho đến ngày hôm nay, Đền Hùng vẫn luôn là một khu di tích lịch sử nổi tiếng, giàu ý nghĩa và là điểm đến lý tưởng cho du khách thập phương.

Trở về nơi nguồn cội Việt Nam
Trở về nơi nguồn cội Việt Nam
Các phần lễ và hội được tổ chức tại Đền Hùng vào mỗi dịp lễ giỗ Tổ được diễn ra.

Cũng như mọi năm, năm nay Lễ giỗ Tổ Hùng Vương sẽ được tổ chức từ mồng 1-10/3 âm lịch tại Đền Hùng. Từ mùng 1-9/3 phần hội được diễn ra rất sôi động, đặc sắc các huyện thành thị tham gia hội trại văn hóa, diễn hát xoan, hội thi nấu bánh chưng bánh dày, rước kiệu, múa rối nước, bắn pháo hoa tầm cao... Đến mùng 10/3 sẽ là ngày giỗ chính, phần lễ sẽ được tổ chức trang nghiêm thành kính.

Trở về nơi nguồn cội Việt Nam
Lượng du khách trở về hành hương ngày một đông.

Để Lễ giỗ Tổ Hùng Vương được diễn ra được đảm bảo an ninh trật tự, UBND tỉnh và các cấp rất quan tâm lên các phương án bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ trước trong và sau những ngày diễn ra lễ hội. Theo đó, Công an tỉnh Phú Thọ đã huy động gần 1.000 cán bộ chiến sỹ trực tiếp làm nhiệm vụ tại các địa điểm diễn ra các hoạt động lễ hội, nhất là tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng và trên địa bàn thành phố Việt Trì bắt đầu từ mùng 01-10/3 âm lịch. Đồng thời, tăng cường quân số để triển khai thực hiện các nhiệm vụ từ phân luồng, điều tiết giao thông, hướng dẫn các phương tiện đi vào bến bãi gửi xe đúng nơi quy định, không để tình trạng ùn tắc, chen lấn, xô đẩy tại khu vực diễn ra lễ hội.

Theo ông Hồ Đại Dũng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ cho biết: “Để công tác đảm bảo an ninh trật tự được lên phương án chi tiết với sự tham gia đông đảo của lực lượng Công an để Lễ hội Đền Hùng là lễ hội mẫu mực. Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, trước, trong lễ hội, các cơ quan như: Công an, quản lý thị trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Quản lý Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng… thường xuyên kiểm tra các hộ kinh doanh.

Nhằm khắc phục tình trạng chặt chém, Ban tổ chức lễ hội đã lập Tổ liên ngành, thường xuyên kiểm tra, ngăn chặn chặt chém. Đặc biệt, năm nay, tất cả các hội trại được đầu tư kiên cố và sẽ giữ lại tại Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng, khu di tích có trách nhiệm trông nom, sử dụng để năm sau các huyện tiếp tục trưng bày”.

PV

Theo

Cùng chuyên mục
  • Đề xuất giải pháp bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật tại chùa Phổ Quang

    (Xây dựng) – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Công văn số 4839/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Phú Thọ đề xuất giải pháp bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật tại chùa Phổ Quang.

  • Sóc Trăng: Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo sẽ diễn ra từ ngày 9-15/11

    (Xây dựng) – Nhằm tôn vinh những nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer, đặc biệt là các hoạt động văn hóa lễ hội; đáp ứng tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu sinh hoạt đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào các dân tộc trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, tỉnh Sóc Trăng nói riêng, tỉnh Sóc Trăng tổ chức Lễ hội Óoc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I, năm 2024.

  • Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

    (Xây dựng) - UBND Thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch tổ chức Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 (The HaNoi Culinary Culture Festival 2024). Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 diễn ra trong 3 ngày (29-30/11 và 1/12) tại Công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng).

  • Phát huy những giá trị di sản văn hoá Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, công tác bảo tồn phải luôn tuân thủ các yêu cầu rất nghiêm ngặt, vừa phải bảo vệ tổng thể di tích bao gồm bảo vệ các công trình kiến trúc gắn liền với bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ di sản văn hoá vật chất đi đôi với bảo vệ và phát huy những giá trị văn hoá tinh thần.

  • Khám phá 8 di sản thế giới trên vùng đất Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Cố đô Huế với bề dày lịch sử và văn hóa đặc sắc, là tỉnh duy nhất của Việt Nam sở hữu 8 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới và Di sản khu vực. Trong đó, có 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác.

  • Vĩnh Long: Di sản làng nghề trăm tuổi bên dòng Cổ Chiên

    (Xây dựng) - Nhằm bảo tồn và phát triển “Vương quốc lò gạch” Mang Thít trở thành vùng di sản đương đại có giá trị mang tầm cỡ quốc tế, một điểm đến trên bản đồ du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt Ðề án “Di sản đương đại Mang Thít” với diện tích 3.060ha, thuộc 4 xã: Mỹ Phước, Mỹ An, Nhơn Phú và Hòa Tịnh, với sản phẩm du lịch trọng điểm là “Vương quốc lò gạch”.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load