Thứ sáu 20/09/2024 20:32 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Sức khỏe /

Tỉnh Bắc Ninh hướng dẫn tạm thời xử lý khi có ca mắc Covid-19 tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp

16:33 | 03/11/2021

(Xây dựng) - Tỉnh Bắc Ninh vừa ký Quyết định số 417/QĐ-UBND về việc ban hành Hướng dẫn tạm thời xử lý khi có ca mắc Covid-19 tại các cơ sở sản xuất kinh doanh/doanh nghiệp (CSSXKD/DN) trên địa bàn tỉnh.

tinh bac ninh huong dan tam thoi xu ly khi co ca mac covid 19 tai cac co so san xuat kinh doanh doanh nghiep
Công nhân lấy khẩu phần ăn tại bếp ăn của công ty ở khu công nghiệp của Bắc Ninh (Ảnh: T/L).

Theo đó, khi nhận thông tin về trường hợp F0, lập tức kiểm tra, xác minh đầy đủ các thông tin về ca mắc: Họ và tên, quê quán, số điện thoại, nơi làm việc, lưu trú, bộ phận làm việc, phạm vi di chuyển, tiếp xúc, thông tin tiêm phòng vắc xin Covid-19 của F0 và của CSSXKD/DN…

Trung tâm Y tế cấp huyện phối hợp với lực lượng công an địa phương triển khai ngay xuống công ty để thu thập thông tin về bộ phận làm việc, nguy cơ lây nhiễm, tỷ lệ người lao động (NLĐ) sử dụng khẩu trang tại nơi làm việc… tại CSSXKD/DN và hướng dẫn doanh nghiệp triển khai các biện pháp phòng chống dịch khi có ca mắc Covid-19.

Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch cấp huyện tổ chức họp với doanh nghiệp và các cơ quan, đơn vị liên quan để đánh giá tình hình dịch bệnh tại CSSXKD/DN và chỉ đạo phương án xử lý cụ thể. Rà soát và quyết định tạm thời phong tỏa toàn bộ CSSXKD/DN hoặc từng phân xưởng/dây chuyền sản xuất/tổ sản xuất/khu vực sản xuất/vị trí làm việc có trường hợp F0 trên cơ sở tình hình thực tế. Thông báo cho toàn thể NLĐ đang có mặt tại CSSXKD/DN; yêu cầu NLĐ nghiêm túc khai báo y tế, thực hiện 5K, phân xưởng nào ở yên phân xưởng đó; không để xảy ra hoang mang, lo lắng với NLĐ.

Đối với các trường hợp F0: Cách ly tạm thời tại CSSXKD/DN.

Các trường hợp F1: Cách ly tại khu vực riêng biệt. Tiến hành rà soát toàn bộ NLĐ trong CSSXKD/DN; khẩn trương truy vết và lập danh sách gồm các thông tin sau: Họ tên, số điện thoại, bộ phận làm việc, nơi lưu trú, số lượng mũi tiêm, thời gian tiêm vắc xin… Thực hiện phân nhóm theo vị trí làm việc, nguy cơ tiếp xúc, tình trạng tiêm vắc xin Covid-19… để tổ chức xét nghiệm, cách ly. Lập danh sách các trường hợp cùng phân xưởng với F0 để triển khai các biện pháp quản lý, xét nghiệm phù hợp.

Đối với trường hợp F1 nguy cơ cao, tiếp xúc gần dưới 2m, cùng dây chuyền, cùng ăn, cùng nghỉ trưa…): Trường hợp đã tiêm đủ liều vắc xin: thực hiện xét nghiệm PCR mẫu đơn. Nếu kết quả xét nghiệm âm tính, thực hiện cách ly tại nhà, nơi lưu trú 14 ngày và thực hiện xét nghiệm 2 lần, ngày thứ 7 và ngày thứ 14 bằng phương pháp PCR, nếu kết quả xét nghiệm âm tính được quay trở lại làm việc; Với người tiêm chưa đủ liều vắc xin: thực hiện xét nghiệm PCR mẫu đơn. Nếu kết quả xét nghiệm âm tính, thực hiện cách ly tập trung 7 ngày và xét nghiệm PCR vào ngày thứ 3 và ngày thứ 7. Trường hợp có kết quả xét nghiệm âm tính tiếp tục cách ly tại nhà 07 ngày tiếp theo và xét nghiệm vào ngày thứ 7 cách ly tại nhà. Trường hợp có kết quả xét nghiệm âm tính thì được quay trở lại làm việc; Với người chưa tiêm vắc xin: thực hiện xét nghiệm PCR mẫu đơn. Nếu kết quả xét nghiệm âm tính, thực hiện cách ly tập trung 14 ngày và xét nghiệm PCR vào ngày thứ 3, thứ 7 và ngày thứ 14. Trường hợp có kết quả xét nghiệm âm tính thì được quay trở lại làm việc.

Đối với F1 nguy cơ thấp (những người còn lại cùng phân xưởng): Trường hợp đã tiêm đủ liều vắc xin thực hiện xét nghiệm PCR mẫu gộp, nếu có kết quả xét nghiệm âm tính, thực hiện cách ly tại nhà, nơi lưu trú 03 ngày. Sau 3 ngày, thực hiện xét nghiệm lần 2 bằng phương pháp PCR, nếu có kết quả xét nghiệm âm tính, được quay trở lại làm việc. Xét nghiệm lại cho NLĐ sau 7 ngày kể từ ngày quay trở lại làm việc; Người chưa tiêm đủ liều vắc xin thực hiện xét nghiệm PCR mẫu gộp, nếu kết quả xét nghiệm âm tính thực hiện cách ly tại nhà 07 ngày, xét nghiệm vào ngày thứ 3 và thứ 7. Trường hợp có kết quả âm tính thì được quay trở lại làm việc; Người chưa tiêm vắc xin thực hiện xét nghiệm PCR mẫu gộp, nếu kết quả xét nghiệm âm tính thực hiện cách ly tại nhà 14 ngày, xét nghiệm vào ngày thứ 7 và ngày thứ 14. Trường hợp có kết quả âm tính thì được quay trở lại làm việc; Đối với NLĐ ở các phân xưởng còn lại thực hiện xét nghiệm ngẫu nhiên 20% tổng số lao động bằng phương pháp test nhanh kháng nguyên hoặc PCR mẫu gộp (khuyến khích CSSXKD/DN thực hiện xét nghiệm nhiều hơn 20%). Trường hợp NLĐ có biểu hiện ho, sốt, khó thở thực hiện test nhanh để phát hiện sớm các trường hợp mắc COVID-19, trường hợp có kết quả dương tính thực hiện lấy mẫu xét nghiệm PCR mẫu đơn.

Toàn bộ các trường hợp F0 được Trung tâm Y tế cấp huyện đưa đi điều trị theo quy định. Đồng thời, thực hiện vệ sinh khử khuẩn sau khi đưa các trường hợp F0 đi điều trị, F1 đi cách ly. CSSXKD/DN thực hiện vệ sinh khử khuẩn toàn bộ khu vực làm việc, nhà ăn và các khu vực liên quan đến ca mắc Covid-19 tại CSSXKD/DN. Trung tâm Y tế cấp huyện hướng dẫn, giám sát CSSXKD/DN thực hiện. Riêng đối với phân xưởng phát hiện F0 tăng cường các biện pháp thông gió và tần suất vệ sinh khử khuẩn khi tiếp tục hoạt động sản xuất.

Việc ban hành Hướng dẫn nhằm chủ động và hạn chế đến mức thấp nhất các ca mắc và tử vong do Covid-19, thực hiện khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19. Đồng thời, triển khai ngay các biện pháp xử trí khi có ca bệnh F0 là NLĐ được phát hiện khi đang có mặt ở trong CSSXKD/DN hoặc đang ở nơi lưu trú ngoài cộng đồng nhằm kịp thời phong tỏa, phân luồng, cách ly tạm thời, truy vết và vận chuyển đối tượng đi điều trị, cách ly y tế, vệ sinh khử khuẩn, đảm bảo an toàn phòng chống dịch cho CSSXKD/DN và cộng đồng.

Mai Thu

Theo

Cùng chuyên mục
  • Cà Mau: Chấm dứt dự án đầu tư xây dựng Trường Đại học Y dược hơn 1.000 tỷ đồng

    (Xây dựng) – Thông tin từ UBND tỉnh Cà Mau cho biết, tỉnh vừa có thông báo chấm dứt hợp đồng thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất đối với dự án đầu tư xây dựng Trường Đại học Y dược Cà Mau. Nguyên nhân đến từ việc nhà đầu tư vi phạm về nghĩa vụ trong hợp đồng đã ký.

  • Dự án Bệnh viện Đa khoa Cà Mau 1.200 giường: Chủ tịch UBND tỉnh có ý kiến

    (Xây dựng) – Hội đồng tư vấn có báo cáo kiểm tra kết quả lựa chon nhà thầu Gói thầu 27. Theo đó, chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án công trình xây dựng tỉnh Cà Mau chưa xem xét toàn diện, khách quan, chưa đảm bảo quy định và mục tiêu của đấu thầu là cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Bên mời thầu là Công ty TNHH Tư vấn và Đầu tư xây dựng Hợp Nhất xem thường pháp luật và công tác đấu thầu của Nhà nước. Gói thầu 27 được xét lại. Dự án tiếp tục kéo dài.

  • Bệnh viện Nhi Hà Nội sẽ khánh thành nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

    (Xây dựng) - Dự án xây dựng Bệnh viện Nhi Hà Nội giai đoạn 1 tại phường Yên Nghĩa (quận Hà Đông) với tổng vốn gần 794 tỷ đồng sẽ khánh thành vào đầu tháng 10, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

  • Ngành Y tế Quảng Ninh chủ động công tác phòng, chống dịch bệnh sau mưa bão

    (Xây dựng) – Sau bão số 3 nhiều nơi trong tỉnh Quảng Ninh bị ngập lụt cục bộ do mưa lớn kéo dài ở hầu khắp các địa phương, làm gia tăng nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và bùng phát dịch bệnh. Ứng phó tình huống này, ngành Y tế Quảng Ninh đã chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, xử lý môi trường, an toàn thực phẩm trong và sau mưa lũ.

  • Đắk Nông: Nhiều chính sách đãi ngộ nhằm thu hút bác sỹ về công tác

    (Xây dựng) - Ngày 6/9, Phó Giám đốc Sở Y tế Đắk Nông Huỳnh Thanh Huynh đã thông báo về quy định chính sách thu hút, đãi ngộ, đào tạo phát triển nguồn nhân lực y tế trên địa bàn tỉnh.

  • Tập đoàn Y tế Phương Châu: Tổ chức Hội nghị khoa học thường niên 2024 về công nghệ mới

    (Xây dựng) – Ngày 6/9, tại thành phố Cần Thơ, Tập đoàn Y tế Phương Châu đã long trọng tổ chức Hội nghị khoa học thường niên (ACP) 2024 lần thứ 8, với chủ đề “An toàn mẹ và thai nhi từ hệ sinh thái đa chuyên khoa - mang đến trải nghiệm y tế xuất sắc cho cộng đồng”. Hội nghị thu hút hơn 1.000 đại biểu tham dự cùng với sự hiện diện của đại diện Sở Y tế thành phố Cần Thơ, các ban, ngành, các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sỹ, Bác sỹ, chuyên gia đầu ngành của các bệnh viện đến từ khắp các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load