Thứ sáu 20/09/2024 09:56 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Sức khỏe /

Tiền Giang: Nên hình thành các trạm y tế tại chỗ ở từng khu công nghiệp

11:01 | 04/11/2021

(Xây dựng) - Ngày 03/11, Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 do Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên làm Trưởng đoàn đã kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại tỉnh Tiền Giang.

tien giang nen hinh thanh cac tram y te tai cho o tung khu cong nghiep
Quang cảnh cuộc họp.

Theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh Tiền Giang từ tháng 10 đến tháng 11, toàn tỉnh Tiền Giang ghi nhận thêm 2.807 ca mắc mới, giảm 1.156 ca, tương đương 30,4% so với tháng trước. Như vậy, trong đợt bùng phát dịch lần thứ 4, tỉnh ghi nhận 16.807 ca mắc Covid-19; tỉnh hiện đang ở cấp độ dịch cấp 2.

Để thực hiện mục tiêu đẩy lùi Covid-19, tỉnh thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như: Kiện toàn mạng lưới điều trị bệnh nhân mắc Covid-19, thành lập các bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân Covid-19, phân tầng điều trị, thực hiện phương án bệnh viện tách đôi, tích cực tiêm vaccine phòng Covid-19. Cùng với đó, Tiền Giang tăng cường công tác kiểm tra và quản lý địa bàn, kiểm soát dịch tễ cũng như đảm bảo an sinh xã hội, không để ảnh hưởng đến sản xuất - cung ứng và lưu thông hàng hóa, tích cực hỗ trợ hộ dân khó khăn do chịu ảnh hưởng dịch Covid-19.

Để đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, Tiền Giang đã cho phép tất cả các doanh nghiệp trong và ngoài các khu, cụm công nghiệp khôi phục các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đồng thời đảm bảo an toàn phòng, chống dịch theo các phương “một cung đường hai điểm đến”, “3 tại chỗ” hoặc kết hợp cả hai. Toàn tỉnh có 183 doanh nghiệp trong và ngoài các khu, cụm công nghiệp với trên 58.000 lao động đang hoạt động theo các phương án trên.

Cho đến ngày 01/11, toàn tỉnh đã tiêm 1.562.787 liều vaccine phòng Covid-19, đạt 68,7% tổng số liều vaccine được phân bổ. Trong đó, số người từ 18 tuổi trở lên được tiêm mũi 1 là 1.186.031, đạt 79,9% và người được tiêm đủ 2 mũi là 376.756 người, đạt 25,4%.

Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đánh giá cao nỗ lực của tỉnh trong việc hạn chế sự lây lan của dịch bệnh, tuy nhiên Thứ trưởng nhận định tình hình dịch vẫn còn diễn biến phức tạp khiến địa phương đối mặt với nhiều khó khăn trong công tác phòng, chống dịch.

Để triển khai Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên lưu ý Tiền Giang cần có phương án ứng phó dịch phù hợp theo hướng bám sát các chỉ đạo của Trung ương, Bộ Y tế và khôi phục sản xuất-kinh doanh, ổn định đời sống theo lộ trình. Tỉnh cần tập trung đẩy mạnh tốc độ tiêm chủng và nâng cao tỷ lệ bao phủ vaccine, ưu tiên lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch, người trên 50 tuổi có nguy cơ cao, song song với việc khôi phục hoạt động của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, khi tỉnh dần trở lại trạng thái bình thường mới.

Thứ trưởng đề nghị Ban chỉ đạo phương án phòng, chống dịch theo hướng thích ứng an toàn, linh hoạt và hiệu quả, Tiền Giang phải chú trọng gắn với việc đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội từ nay đến cuối năm và các năm tiếp theo, cũng như bảo đảm việc đi lại, sản xuất bình thường của người dân. Đặc biệt, Tiền Giang cần nâng cao hiệu quả hoạt động của mạng lưới y tế cơ sở trong việc điều trị, chăm sóc sức khỏe người mắc Covid-19 theo hướng cách ly F1, điều trị F0 tại nhà, đảm bảo nguồn thuốc điều trị, không để bệnh nhân nhẹ trở nặng và giảm thiểu số ca tử vong.

Về vấn đề vắc xin, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên yêu cầu tỉnh Tiền Giang rà soát, tổng hợp và báo cáo Bộ Y tế kịp thời về nhu cầu, số lượng vaccine cụ thể dành cho từng đối tượng. Trên cơ sở đó, Bộ Y tế có kế hoạch phân bổ kịp thời vaccine cho tỉnh để triển khai tiêm.

Tại buổi làm việc, đoàn công tác đã lắng nghe ý kiến của một số doanh nghiệp về thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch khi mở lại sản xuất. Đại diện Bộ Công Thương gợi ý: Một số tỉnh tương đương như Tiền Giang đã và đang hoàn thành bộ tiêu chí chống dịch. Đơn cử như Thành phố Hồ Chí Minh gần đây đã ban hành Bộ tiêu chí an toàn trong phòng, chống dịch tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, thương mại.

Chia sẻ với các doanh nghiệp về những áp lực trong mùa dịch, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cho rằng, tỉnh nên hình thành các trạm y tế tại chỗ ở từng khu công nghiệp để chủ động xử trí khi có ca nhiễm. Doanh nghiệp cũng cần cập nhật cấp độ dịch để thích ứng với kế hoạch sản xuất trên hệ thống quốc gia và hệ thống của tỉnh.

Yến Mai

Theo

Cùng chuyên mục
  • Dự án Bệnh viện Đa khoa Cà Mau 1.200 giường: Chủ tịch UBND tỉnh có ý kiến

    (Xây dựng) – Hội đồng tư vấn có báo cáo kiểm tra kết quả lựa chon nhà thầu Gói thầu 27. Theo đó, chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án công trình xây dựng tỉnh Cà Mau chưa xem xét toàn diện, khách quan, chưa đảm bảo quy định và mục tiêu của đấu thầu là cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Bên mời thầu là Công ty TNHH Tư vấn và Đầu tư xây dựng Hợp Nhất xem thường pháp luật và công tác đấu thầu của Nhà nước. Gói thầu 27 được xét lại. Dự án tiếp tục kéo dài.

  • Bệnh viện Nhi Hà Nội sẽ khánh thành nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

    (Xây dựng) - Dự án xây dựng Bệnh viện Nhi Hà Nội giai đoạn 1 tại phường Yên Nghĩa (quận Hà Đông) với tổng vốn gần 794 tỷ đồng sẽ khánh thành vào đầu tháng 10, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

  • Ngành Y tế Quảng Ninh chủ động công tác phòng, chống dịch bệnh sau mưa bão

    (Xây dựng) – Sau bão số 3 nhiều nơi trong tỉnh Quảng Ninh bị ngập lụt cục bộ do mưa lớn kéo dài ở hầu khắp các địa phương, làm gia tăng nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và bùng phát dịch bệnh. Ứng phó tình huống này, ngành Y tế Quảng Ninh đã chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, xử lý môi trường, an toàn thực phẩm trong và sau mưa lũ.

  • Đắk Nông: Nhiều chính sách đãi ngộ nhằm thu hút bác sỹ về công tác

    (Xây dựng) - Ngày 6/9, Phó Giám đốc Sở Y tế Đắk Nông Huỳnh Thanh Huynh đã thông báo về quy định chính sách thu hút, đãi ngộ, đào tạo phát triển nguồn nhân lực y tế trên địa bàn tỉnh.

  • Tập đoàn Y tế Phương Châu: Tổ chức Hội nghị khoa học thường niên 2024 về công nghệ mới

    (Xây dựng) – Ngày 6/9, tại thành phố Cần Thơ, Tập đoàn Y tế Phương Châu đã long trọng tổ chức Hội nghị khoa học thường niên (ACP) 2024 lần thứ 8, với chủ đề “An toàn mẹ và thai nhi từ hệ sinh thái đa chuyên khoa - mang đến trải nghiệm y tế xuất sắc cho cộng đồng”. Hội nghị thu hút hơn 1.000 đại biểu tham dự cùng với sự hiện diện của đại diện Sở Y tế thành phố Cần Thơ, các ban, ngành, các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sỹ, Bác sỹ, chuyên gia đầu ngành của các bệnh viện đến từ khắp các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam.

  • Thanh Hóa: Sẽ đầu tư xây dựng dự án hơn 360 tỷ đồng

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định số 3558/QĐ-UBND, về việc phê duyệt dự án xây dựng Trung tâm tim mạch - Hồi sức tích cực - Chẩn đoán hình ảnh và Ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa, với tổng mức đầu tư hơn 360 tỷ đồng.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load