Thứ sáu 08/11/2024 01:43 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Thừa Thiên - Huế: Triển lãm, hội sách chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ II

14:18 | 22/04/2023

(Xây dựng) - Chào mừng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ II, diễn ra từ ngày 21 – 25/4, tại Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên - Huế, UBND tỉnh chủ trì phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức không gian triển lãm sách.

Thừa Thiên - Huế: Triển lãm, hội sách chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ II
Khu vực triển lãm, hội sách chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ II, năm 2023 diễn ra tại Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên - Huế (Quốc Tử Giám Huế).

Tiếp nối thành công của Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ I, thực hiện Quyết định số 1862/QĐ-TTg ngày 4/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Kế hoạch số 339/KH-BTTTT ngày 01/02/2023 tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ hai năm 2023 trên toàn quốc và Kế hoạch số 569/KH-BTTTT ngày 23/02/2023 tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ hai năm 2023 tại thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiên - Huế).

Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ II, với thông điệp: “Sách: Nhận thức - Đổi mới - Sáng tạo” và “Sách cho tôi, cho bạn” sẽ được tổ chức với nhiều hoạt động, hình thức đa dạng và phong phú trong suốt tháng 4/2023, trọng tâm từ ngày 21/4 – 01/5/2023.

Không gian triển lãm sách sẽ giới thiệu đến bạn đọc và du khách nhiều cuốn sách có giá trị viết về văn hóa Huế thuộc “Tủ sách Huế”… Những thư tịch, tư liệu quan trọng được lưu giữ tại Huế qua nhiều thời kỳ cùng các ấn phẩm độc đáo về Huế, trong đó có 11 cuốn sách cổ do Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế lưu giữ sẽ được ra mắt công chúng.

Thừa Thiên - Huế: Triển lãm, hội sách chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ II
Nhiều học sinh đã đến với Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ II, năm 2023 tại thành phố Huế.

Hội chợ sách chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ II được tổ chức và thực hiện mang đậm nét văn hóa đặc trưng cổ truyền xứ Huế thành 16 khu trưng bày, giới thiệu sách đến đông đảo bạn đọc, du khách trong và ngoài nước với sự tham gia của hơn 30 đơn vị xuất, bản, phát hành trong cả nước cùng nhiều đơn vị xuất bản, văn hóa, truyền thông của tỉnh.

Cùng với triển lãm, hội sách chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ II, các đơn vị tham gia tổ chức sẽ triển khai nhiều hoạt động đa dạng, phong phú như: Tọa đàm “Chuyển đổi số trong hoạt động xuất bản và nền tảng hỗ trợ xuất bản, phát hành”; giới thiệu tác giả, tác phẩm của Huế và viết về Huế; các hoạt động giới thiệu sách mới, giao lưu tác giả, nhà nghiên cứu với độc giả; tọa đàm về các chủ đề lịch sử, văn hóa, xã hội và xu hướng phát triển ngành xuất bản cùng các chương trình văn nghệ đặc sắc giới thiệu di sản văn hóa cung đình Huế.

Thừa Thiên - Huế: Triển lãm, hội sách chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ II
Hội chợ sách chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ II, có 16 khu trưng bày, với hơn 30 đơn vị xuất, bản, phát hành trong cả nước tham gia giới thiệu sách đến đông đảo bạn đọc...

Trong thời gian diễn ra hội sách từ ngày 21/4 - 25/4/2023, các đơn vị xuất bản, phát hành sẽ tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi, giờ vàng tri ân khách hàng với nhiều ưu đãi hấp dẫn dành cho bạn đọc cả trực tiếp lẫn trực tuyến nhằm cổ vũ, khuyến khích bạn đọc mua và đọc sách.

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông: Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, các bộ, ngành, tổ chức hội, đoàn thể Trung ương sẽ tổ chức nhiều hoạt động đa dạng, phong phú, thiết thực nhằm đẩy mạnh và phát triển văn hóa đọc trong từng cơ quan, đơn vị, nhà trường cũng như toàn xã hội.

Tại các địa phương, với lực lượng nòng cốt là Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng hệ thống Thư viện, các nhà xuất bản, doanh nghiệp phát hành xuất bản phẩm trên địa bàn, nhiều hoạt động phong phú, đa dạng, thiết thực chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ II, năm 2023 gắn với nhiệm vụ chính trị và các ngày lễ lớn trong năm 2023 sẽ được tổ chức trong tháng 4/2023.

Trí Đức

Theo

Cùng chuyên mục
  • Đề xuất giải pháp bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật tại chùa Phổ Quang

    (Xây dựng) – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Công văn số 4839/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Phú Thọ đề xuất giải pháp bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật tại chùa Phổ Quang.

  • Sóc Trăng: Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo sẽ diễn ra từ ngày 9-15/11

    (Xây dựng) – Nhằm tôn vinh những nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer, đặc biệt là các hoạt động văn hóa lễ hội; đáp ứng tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu sinh hoạt đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào các dân tộc trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, tỉnh Sóc Trăng nói riêng, tỉnh Sóc Trăng tổ chức Lễ hội Óoc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I, năm 2024.

  • Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

    (Xây dựng) - UBND Thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch tổ chức Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 (The HaNoi Culinary Culture Festival 2024). Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 diễn ra trong 3 ngày (29-30/11 và 1/12) tại Công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng).

  • Phát huy những giá trị di sản văn hoá Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, công tác bảo tồn phải luôn tuân thủ các yêu cầu rất nghiêm ngặt, vừa phải bảo vệ tổng thể di tích bao gồm bảo vệ các công trình kiến trúc gắn liền với bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ di sản văn hoá vật chất đi đôi với bảo vệ và phát huy những giá trị văn hoá tinh thần.

  • Khám phá 8 di sản thế giới trên vùng đất Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Cố đô Huế với bề dày lịch sử và văn hóa đặc sắc, là tỉnh duy nhất của Việt Nam sở hữu 8 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới và Di sản khu vực. Trong đó, có 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác.

  • Vĩnh Long: Di sản làng nghề trăm tuổi bên dòng Cổ Chiên

    (Xây dựng) - Nhằm bảo tồn và phát triển “Vương quốc lò gạch” Mang Thít trở thành vùng di sản đương đại có giá trị mang tầm cỡ quốc tế, một điểm đến trên bản đồ du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt Ðề án “Di sản đương đại Mang Thít” với diện tích 3.060ha, thuộc 4 xã: Mỹ Phước, Mỹ An, Nhơn Phú và Hòa Tịnh, với sản phẩm du lịch trọng điểm là “Vương quốc lò gạch”.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load