Thứ bảy 21/09/2024 06:49 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Quy hoạch - Kiến trúc /

Thông qua Quy chế quản lý kiến trúc đô thị thành phố Quảng Ngãi

15:36 | 24/07/2024

(Xây dựng) - Nghị quyết về Quy chế quản lý kiến trúc đô thị thành phố Quảng Ngãi được HĐND tỉnh Quảng Ngãi khóa XIII, nhiệm kỳ 2021-2026 thông qua tại Kỳ họp thứ 25, được tổ chức trong 2 ngày 22 và 23/7/2024.

Thông qua Quy chế quản lý kiến trúc đô thị thành phố Quảng Ngãi
Quy chế quản lý kiến trúc đô thị thành phố Quảng Ngãi vừa được thông qua gồm 4 chương và phụ lục.

Cụ thể, Quy chế quản lý kiến trúc đô thị thành phố Quảng Ngãi vừa được thông qua gồm 4 chương và phụ lục với một số nội dung như: Nguyên tắc quản lý kiến trúc trong đô thị; công trình phải tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc; định hướng kiến trúc, không gian cảnh quan; yêu cầu về bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc; quy định đối với khu vực có yêu cầu quản lý đặc thù; quy định đối với kiến trúc các loại hình công trình…

Quy chế được xây dựng, ban hành nhằm quản lý kiến trúc theo quy định của các luật và quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia cùng các quy định của pháp luật có liên quan, đồ án quy hoạch chung thành phố Quảng Ngãi đã được duyệt.

Thông qua Quy chế quản lý kiến trúc đô thị thành phố Quảng Ngãi
Thành phố Quảng Ngãi là đô thị lớn nhất tỉnh Quảng Ngãi.

Kiểm soát việc xây dựng mới, cải tạo, chỉnh trang đô thị theo hướng phát triển kiến trúc hiện đại, có tính kế thừa và bền vững; bảo vệ cảnh quan, bản sắc văn hóa, thích ứng với biến đổi khí hậu trên phạm vi thành phố Quảng Ngãi; quy định cụ thể trách nhiệm quản lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện Quy chế quản lý kiến trúc đô thị trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi.

Đây cũng là cơ sở xác định các chỉ tiêu xây dựng, quản lý kiến trúc và phục vụ công tác quản lý Nhà nước có liên quan; cơ sở xác định việc lập nhiệm vụ quy hoạch, thiết kế đô thị với khu vực chưa có quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị được duyệt và để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện kiểm tra, thanh tra, xử lý các vi phạm hành chính về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi.

Thông qua Quy chế quản lý kiến trúc đô thị thành phố Quảng Ngãi
Thời gian qua, công tác quản lý Nhà nước về kiến trúc, xây dựng trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi gặp không ít khó khăn.

Sau 19 năm thành lập và 11 năm mở rộng địa giới hành chính thành phố Quảng Ngãi (tỉnh Quảng Ngãi), công tác quản lý quy hoạch, kiến trúc của thành phố vẫn còn nhiều bất cập. Việc xây dựng và ban hành Quy chế quản lý kiến trúc mới là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết để thành phố phát triển bền vững.

Trong vòng 10 năm đầu kể từ khi thành lập thành phố Quảng Ngãi (2005-2015), công tác quản lý kiến trúc của thành phố chưa được chú trọng. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng xây dựng trái phép, lấn chiếm, cơi nới nhà cửa... làm ảnh hưởng đến bộ mặt đô thị thành phố.

Thông qua Quy chế quản lý kiến trúc đô thị thành phố Quảng Ngãi
Quy chế được xây dựng, ban hành nhằm quản lý kiến trúc theo quy định của các luật và quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia.

Đến năm 2016, để phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước về quy hoạch, kiến trúc trên địa bàn, UBND thành phố Quảng Ngãi lập Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị thành phố và đã được UBND tỉnh phê duyệt. Tuy nhiên, theo quy định của Luật Kiến trúc năm 2019, thì quy chế nói trên hết hiệu lực thi hành sau ngày 31/12/2021. Từ đó đến nay, thành phố Quảng Ngãi chưa ban hành quy chế mới để áp dụng, thực hiện.

Từ thời điểm Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị thành phố hết hiệu lực, công tác quản lý Nhà nước về kiến trúc, xây dựng trên địa bàn thành phố gặp không ít khó khăn. Đặc biệt là, công tác cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ, do chưa có quy định quản lý cụ thể về quy định diện tích thửa đất đủ điều kiện xây dựng, ban công, chiều cao tầng, tầng cao tối đa.

Lê Danh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Bài 2: Bản hòa ca giữa kiến trúc bản địa và hiện đại

    (Xây dựng) – Một quốc gia hưng thịnh là quốc gia mà các nhóm cộng đồng đều mạnh, phải giữ được nét văn hóa, giữ được bản sắc riêng, vì nó là nền tảng căn cốt. Bảo tồn một ngôi nhà hay không gian sống truyền thống của mỗi dân tộc, không chỉ nằm trong giá trị bảo tồn tiện nghi sống mà còn là sự kết nối dòng chảy văn hoá, tâm linh minh triết của tổ tiên. Vẻ đẹp chân chất, mộc mạc từ cảnh quan đến con người của bà con đồng bào Tây Bắc chính là viên ngọc sáng của đại ngàn. Chỉ khi Tây Bắc hiểu được vẻ đẹp của chính mình, mới có thể đứng vững trước những xoay vần, thách thức của thời cuộc.

  • Hà Nội: Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu đô thị N7 huyện Đông Anh

    (Xây dựng) - UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 4853/QĐ-UBND về việc phê duyệt Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu đô thị N7, tỷ lệ 1/5.000 tại khu đất chức năng Trường Trung học phổ thông thuộc ô quy hoạch VII.5.2.

  • Thanh Hóa: Phê duyệt quy hoạch chung đô thị Cẩm Tân

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có Quyết định số 3775/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Cẩm Tân, huyện Cẩm Thủy đến năm 2045.

  • Bình Dương: Huyện Bắc Tân Uyên sẽ lên thị xã trong giai đoạn 2030-2050

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Bình Dương vừa ban hành Quyết định về việc phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng vùng huyện Bắc Tân Uyên đến năm 2040. Trong đó, mục tiêu trong giai đoạn 2030 – 2050 sẽ nâng cao các tiêu chí của đô thị Bắc Tân Uyên đạt đô thị loại IV, thành lập thị xã Bắc Tân Uyên.

  • Hà Nội: Phê duyệt phương án, vị trí tuyến đường trục Tả Thanh Oai

    (Xây dựng) – Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Quyết định số 4897/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án, vị trí tuyến đường trục Tả Thanh Oai, tỷ lệ 1/500.

  • Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh hướng dẫn cấp phép công trình có tầng hầm

    (Xây dựng) - Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh vừa có văn bản hướng dẫn UBND thành phố Thủ Đức, các quận, huyện và đơn vị liên quan trên địa bàn về việc cấp giấy phép xây dựng công trình có tầng hầm.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load