Thứ sáu 20/09/2024 23:49 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Quy hoạch - Kiến trúc /

Thi tuyển chọn kiến trúc cầu vượt sông Hương: Phương án nào sẽ "lọt" vào tầm ngắm?

10:58 | 25/02/2020

(Xây dựng) – Ông Nguyễn Đại Viên – Phó Giám đốc phụ trách Sở Xây dựng Thừa Thiên - Huế cho biết, vừa hoàn thành tổ chức công bố, lấy ý kiến cộng đồng về 3 phương án thiết kế kiến trúc công trình cầu vượt sông Hương trên đường Nguyễn Hoàng (thành phố Huế). Kết quả tham gia bình chọn đã nhận được hơn 49.000 lượt bình chọn.

thi tuyen chon kien truc cau vuot song huong phuong an nao se lot vao tam ngam
Phối cảnh tổng thể phương án có mã số dự thi V126 về cầu vượt Sông Hương.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế về việc thống nhất công bố, lấy ý kiến cộng đồng phương án thiết kế kiến trúc công trình cầu vượt sông Hương; Sở Xây dựng đã tổ chức công bố, lấy ý kiến cộng đồng về 3 phương án thiết kế đã được Hội đồng thi tuyển chọn vào bước 2 và thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thời gian tổ chức lấy ý kiến từ ngày 19/12/2019 đến ngày 27/12/2019. Kết quả tham gia bình chọn đã nhận được hơn 49.000 lượt bình chọn.

Nhằm có cơ sở triển khai bước tiếp theo, đồng thời thông báo cho đơn vị tư vấn tiếp tục hoàn chỉnh phương án thiết kế để báo cáo, thuyết trình tại buổi chấm thi bước 2, Sở Xây dựng đã tổng hợp các ý kiến góp ý của các tổ chức, cá nhân và báo cáo UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng thi tuyển...

Theo đó, Phương án có mã số dự thi V126 của Trung tâm nghiên cứu ứng dụng và Thực nghiệm Kiến trúc và Xây dựng - trường Đại học Kiến trúc (thành phố Hồ Chí Minh) có số phiếu bình chọn cao nhất với 23.615 phiếu (chiếm tỷ lệ 48%). Phương án có mã số dự thi D781 của Công ty Cổ phần Kiến trúc Lập Phương - CUBIC Architects, có số phiếu bình chọn là 20.102 phiếu (chiếm tỷ lệ 41%). Phương án có mã số dự thi I156 (phương án 2) của Liên danh Công ty TNHH WSP Phần Lan và Công ty Cổ phần Tư vấn Kỹ thuật E&R, có số phiếu bình chọn là 5.455 phiếu (chiếm tỷ lệ 11%).

thi tuyen chon kien truc cau vuot song huong phuong an nao se lot vao tam ngam
Phối cảnh cầu vượt Sông Hương của phương án D781.

Theo nhận định của Hội đồng thi tuyển chọn, về 3 phương án được lựa chọn vào vòng 2: Về ưu điểm của Phương án D781, có ý tưởng về khai thác cảnh quan, giao thông được tổ chức tốt. Có so sánh hình thức kiến trúc của các cầu Trường Tiền, cầu Phú Xuân, cầu Dã Viên để đề xuất hình thức kiến trúc, giải quyết tốt giao thông ở hai đầu cầu. Phương án nghiên cứu chiếu sáng ấn tượng. Tuy nhiên, nhược điểm của phương án này là hình thức kiến trúc công trình thấp, nhìn từ xa không tạo được điểm nhấn về cả ban ngày và ban đêm. Đưa không gian nghỉ ngơi giải trí cho người đi bộ trên cầu, tạo cảm giác không an toàn cho người đi bộ và vui chơi giải trí trên cầu. Hội đồng tuyển chọn kiến nghị, nếu được chọn, nên bỏ phần đi bộ và vui chơi cho người đi bộ trên cầu. Nên nâng cao tầm nhìn cho kiến trúc cầu.

Phương án V126, tạo được điểm nhấn tốt ở vị trí cầu và tạo được điểm nhấn trên không gian sông Hương. Nghiên cứu kỹ chiếu sáng ban đêm, là công trình nổi bật trên sông Hương cả ban ngày và ban đêm. Tạo hình như “cổng trời” nhìn về hướng Tây thành phố. Tuy nhiên, nhược điểm của phương án này là không gian vui chơi giải trí cho người đi bộ ở giữa và thấp xuống hơn đường ôtô sẽ rất ồn và bụi, không tốt cho sinh hoạt của người dân. Kiến trúc vòm cổng trời rất ấn tượng nhưng lại khá nặng nề, hai vòm lại hợp với nhau ở đỉnh cầu (không song song) nên hình đáy càng nặng hơn và thiếu sự tinh tế và nhẹ nhàng thơ mộng của kiến trúc cầu qua sông Hương. Nếu được chọn, nên bỏ phần vui chơi cho người đi bộ ở giữa và nghiên cứu tốt hơn kiến trúc cầu để kiến trúc được thanh thoát và hợp lý.

thi tuyen chon kien truc cau vuot song huong phuong an nao se lot vao tam ngam
Phối cảnh tổng thể phương án I156 về cầu vượt Sông Hương.

Phương án I156, có ý tưởng tốt và chọn lọc trong thiết kế. Là cầu vòm dễ trở thành biểu tượng của danh lam thắng cảnh cho Huế cả ban ngày và đặc biệt vào ban đêm. Hình thức kiến trúc đơn giản, đẹp phù hợp với kỹ thuật nhưng lại truyền tải được nghệ thuật kiến trúc cầu qua sông (vòm 1 nhịp) nên dễ gây được sự chú ý, hài hòa với giao thông cầu qua sông và có kiến trúc vòm Parabol làm điểm nhấn phía Tây thành phố Huế. Dáng cầu thanh tao, hơi cong lên ở giữa và được thiết kế như sóng sông Hương. Thiết kế này không có nơi vui chơi cho người dân, chỉ dùng riêng cho làn đường đi bộ hai bên là thích hợp và đủ để người dân đi bộ trên cầu ngắm cảnh. Hình dáng cầu hiện đại nhưng mềm mại và ấn tượng, đặc biệt là chiếu sáng về ban đêm. Nhược điểm là đảo giao thông hai đầu cầu cần được nghiên cứu sâu hơn. Kiến nghị, nếu được chọn, cần xem lại giao thông hai đầu cầu và nghiên cứu sâu hơn các chi tiết của ống bảo vệ cáp treo để tạo ấn tượng.

Trước đó, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tổ chức hai cuộc thi tuyển chọn phương án kiến trúc công trình cầu vượt sông Hương, đường Nguyễn Hoàng (thành phố Huế). Cuộc thi nhằm chọn ra phương án kiến trúc phù hợp để xây dựng công trình giao thông trọng điểm trên tuyến đường vành đai III và cũng là công trình mang tính biểu tượng cho tỉnh Thừa Thiên - Huế. Tuy nhiên, qua hai cuộc thi vẫn chưa chọn ra phương án nào phù hợp để lập dự án đầu tư.

Công trình cầu vượt Sông Hương được xây dựng tại vị trí đường Nguyễn Hoàng và Nguyễn Phúc Nguyên qua đường Bùi Thị Xuân (thành phố Huế). Công trình có chiều dài dự kiến 385m, chiều rộng 40,5m, với 6 làn xe. Tải trọng thiết kế cầu HL93; khổ thông thuyền theo tĩnh không thông thuyền của cầu Dã Viên là +4,75m; khổ thông thuyền có thể thay đổi theo phương án kiến trúc dự tuyển.

Trí Đức

Theo

Cùng chuyên mục
  • Bài 2: Bản hòa ca giữa kiến trúc bản địa và hiện đại

    (Xây dựng) – Một quốc gia hưng thịnh là quốc gia mà các nhóm cộng đồng đều mạnh, phải giữ được nét văn hóa, giữ được bản sắc riêng, vì nó là nền tảng căn cốt. Bảo tồn một ngôi nhà hay không gian sống truyền thống của mỗi dân tộc, không chỉ nằm trong giá trị bảo tồn tiện nghi sống mà còn là sự kết nối dòng chảy văn hoá, tâm linh minh triết của tổ tiên. Vẻ đẹp chân chất, mộc mạc từ cảnh quan đến con người của bà con đồng bào Tây Bắc chính là viên ngọc sáng của đại ngàn. Chỉ khi Tây Bắc hiểu được vẻ đẹp của chính mình, mới có thể đứng vững trước những xoay vần, thách thức của thời cuộc.

  • Hà Nội: Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu đô thị N7 huyện Đông Anh

    (Xây dựng) - UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 4853/QĐ-UBND về việc phê duyệt Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu đô thị N7, tỷ lệ 1/5.000 tại khu đất chức năng Trường Trung học phổ thông thuộc ô quy hoạch VII.5.2.

  • Thanh Hóa: Phê duyệt quy hoạch chung đô thị Cẩm Tân

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có Quyết định số 3775/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Cẩm Tân, huyện Cẩm Thủy đến năm 2045.

  • Bình Dương: Huyện Bắc Tân Uyên sẽ lên thị xã trong giai đoạn 2030-2050

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Bình Dương vừa ban hành Quyết định về việc phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng vùng huyện Bắc Tân Uyên đến năm 2040. Trong đó, mục tiêu trong giai đoạn 2030 – 2050 sẽ nâng cao các tiêu chí của đô thị Bắc Tân Uyên đạt đô thị loại IV, thành lập thị xã Bắc Tân Uyên.

  • Hà Nội: Phê duyệt phương án, vị trí tuyến đường trục Tả Thanh Oai

    (Xây dựng) – Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Quyết định số 4897/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án, vị trí tuyến đường trục Tả Thanh Oai, tỷ lệ 1/500.

  • Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh hướng dẫn cấp phép công trình có tầng hầm

    (Xây dựng) - Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh vừa có văn bản hướng dẫn UBND thành phố Thủ Đức, các quận, huyện và đơn vị liên quan trên địa bàn về việc cấp giấy phép xây dựng công trình có tầng hầm.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load