Thứ sáu 08/11/2024 18:28 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Thành phố Quảng Ngãi: Di tích lịch sử Mộ cụ Lê Trung Đình khang trang sau tôn tạo

22:12 | 31/10/2023

(Xây dựng) – Sau khi được Công ty Cổ phần Đầu tư Năm Bảy Bảy đầu tư kinh phí 8,2 tỷ đồng để tôn tạo, di tích lịch sử Mộ cụ Lê Trung Đình (xã Tịnh Ấn Đông, thành phố Quảng Ngãi) đã có diện mạo khang trang, rộng rãi với đồng bộ nhà lưu niệm, công viên cây xanh và các hạng mục phụ trợ.

Thành phố Quảng Ngãi: Di tích lịch sử Mộ cụ Lê Trung Đình khang trang sau tôn tạo

Theo ghi nhận của Phóng viên Báo điện tử Xây dựng, đến nay gần như tất cả các hạng mục tôn tạo đã hoàn thành, công trình tâm linh được chủ đầu tư chăm chút, hoàn thiện từng chi tiết nhỏ.

Thành phố Quảng Ngãi: Di tích lịch sử Mộ cụ Lê Trung Đình khang trang sau tôn tạo

Quá trình thi công, phần mộ chính của Cụ được đặc biệt cẩn trọng và giữ gìn. Bia mộ cũ được tháo cẩn thận để đưa vào nhà lưu niệm phục vụ công tác trưng bày, thăm viếng.

Thành phố Quảng Ngãi: Di tích lịch sử Mộ cụ Lê Trung Đình khang trang sau tôn tạo

Do có hiện trạng thấp hơn khoảng 5m so với Quốc lộ 1A và khu vực lân cận, nên phương án thi công vách ngăn bằng bê tông cốt thép bao che, nâng cao độ được lựa chọn. Cụ thể, sau khi cấu trúc vách ngăn bao trọn mộ phần cũ được thi công đến cao độ thiết kế, cát sông tuyển lựa và rửa sạch sẽ được phủ đầy bên trong, rồi hoàn thiện bằng một sàn bê tông cốt thép bên trên.

Thành phố Quảng Ngãi: Di tích lịch sử Mộ cụ Lê Trung Đình khang trang sau tôn tạo

Nhà mộ mới được xây dựng ngay trên nền mộ cũ, với kết cấu trụ cột dầm sàn bê tông cốt thép, sơn lăn hoàn thiện và bố trí hàng rào bằng lan can bê tông đúc sẵn. Không gian được bố trí hài hòa, rộng rãi nhằm phục vụ nhu cầu dâng hương, thăm viếng của các tầng lớp nhân dân.

Thành phố Quảng Ngãi: Di tích lịch sử Mộ cụ Lê Trung Đình khang trang sau tôn tạo

Hạng mục nhà lưu niệm có diện tích 118m2, cao 7,8m, mái lợp ngói và cửa gỗ tự nhiên được xây dựng trong khuôn viên nhằm phục vụ công tác trưng bày, giới thiệu các tư liệu và hiện vật về cuộc đời, công lao to lớn của cụ Lê Trung Đình.

Thành phố Quảng Ngãi: Di tích lịch sử Mộ cụ Lê Trung Đình khang trang sau tôn tạo

Phía sau nhà lưu niệm là hạng mục nhà vệ sinh với diện tích 30m2, cao 4,65m được xây dựng để phục vụ người dân đến dâng hương, thăm viếng.

Thành phố Quảng Ngãi: Di tích lịch sử Mộ cụ Lê Trung Đình khang trang sau tôn tạo

Cây đa cổ thụ, cây xanh tiểu cảnh, thảm cỏ và hệ thống điện chiếu sáng, thoát nước đã được thực hiện hoàn chỉnh.

Thành phố Quảng Ngãi: Di tích lịch sử Mộ cụ Lê Trung Đình khang trang sau tôn tạo

Trước đây, hiện trạng Mộ cụ Lê Trung Đình có cao độ thấp hơn mặt đường Quốc lộ 1A khoảng 5m, phần mộ chính có kích thước 4,5x8,5m, tường rào xung quanh 20x25m, nền lát gạch 40x40, bia tưởng niệm bằng đá granite. Sau nhiều năm xây dựng, di tích bị xuống cấp, một số hạng mục đã hư hỏng và tổng thể không còn phù hợp với quy hoạch chung của thành phố Quảng Ngãi và khu vực lân cận.

Thành phố Quảng Ngãi: Di tích lịch sử Mộ cụ Lê Trung Đình khang trang sau tôn tạo

Sau khi có chủ trương xã hội hóa, đồng thời nhận được sự đồng ý từ chính quyền, cũng như nguyện vọng của gia đình cụ Lê Trung Đình và kiến nghị của CLB Lê Trung Đình, Công ty Cổ phần Đầu tư Năm Bảy Bảy đã bố trí kinh phí và phối hợp chặt chẽ với UBND thành phố Quảng Ngãi để tổ chức thực hiện công trình.

Thành phố Quảng Ngãi: Di tích lịch sử Mộ cụ Lê Trung Đình khang trang sau tôn tạo

Ông Nguyễn Văn Anh - Phó Chủ tịch UBND thành phố Quảng Ngãi cho biết, đến nay Di tích lịch sử Mộ cụ Lê Trung Đình đã được thi công cơ bản hoàn thiện, dự kiến trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 sẽ chính thức được bàn giao.

Cụ Lê Trung Đình hiệu là Long Cang, sinh năm 1857 và mất năm 1885, người làng Phú Nhơn, nay thuộc phường Trương Quang Trọng, thành phố Quảng Ngãi. Ông xuất thân con nhà dòng dõi khoa bảng, học giỏi nổi tiếng cả một vùng, năm 26 tuổi thi đỗ cử nhân (khoa Giáp Thân -1884) ở trường thi Hương Bình Định. Ông là chí sĩ yêu nước, kháng Pháp, thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa Cần Vương đầu tiên trong cả nước.

Lê Danh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Đề xuất giải pháp bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật tại chùa Phổ Quang

    (Xây dựng) – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Công văn số 4839/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Phú Thọ đề xuất giải pháp bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật tại chùa Phổ Quang.

  • Sóc Trăng: Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo sẽ diễn ra từ ngày 9-15/11

    (Xây dựng) – Nhằm tôn vinh những nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer, đặc biệt là các hoạt động văn hóa lễ hội; đáp ứng tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu sinh hoạt đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào các dân tộc trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, tỉnh Sóc Trăng nói riêng, tỉnh Sóc Trăng tổ chức Lễ hội Óoc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I, năm 2024.

  • Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

    (Xây dựng) - UBND Thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch tổ chức Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 (The HaNoi Culinary Culture Festival 2024). Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 diễn ra trong 3 ngày (29-30/11 và 1/12) tại Công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng).

  • Phát huy những giá trị di sản văn hoá Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, công tác bảo tồn phải luôn tuân thủ các yêu cầu rất nghiêm ngặt, vừa phải bảo vệ tổng thể di tích bao gồm bảo vệ các công trình kiến trúc gắn liền với bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ di sản văn hoá vật chất đi đôi với bảo vệ và phát huy những giá trị văn hoá tinh thần.

  • Khám phá 8 di sản thế giới trên vùng đất Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Cố đô Huế với bề dày lịch sử và văn hóa đặc sắc, là tỉnh duy nhất của Việt Nam sở hữu 8 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới và Di sản khu vực. Trong đó, có 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác.

  • Vĩnh Long: Di sản làng nghề trăm tuổi bên dòng Cổ Chiên

    (Xây dựng) - Nhằm bảo tồn và phát triển “Vương quốc lò gạch” Mang Thít trở thành vùng di sản đương đại có giá trị mang tầm cỡ quốc tế, một điểm đến trên bản đồ du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt Ðề án “Di sản đương đại Mang Thít” với diện tích 3.060ha, thuộc 4 xã: Mỹ Phước, Mỹ An, Nhơn Phú và Hòa Tịnh, với sản phẩm du lịch trọng điểm là “Vương quốc lò gạch”.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load