Thứ tư 25/12/2024 01:21 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Bạn đọc /

Thái Nguyên: Làm dự án “quên” trả nhà văn hóa cho dân

21:42 | 25/04/2023

(Xây dựng) - Rất nhanh chóng, những nhà văn hóa cũ được giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án, nhưng khi cơ bản đã hoàn thiện hạ tầng, chủ đầu tư dường như lại “quên” trả nhà văn hóa cho dân. Thực trạng đang diễn ra tại nhiều dự án khu dân cư trên địa bàn thành phố Thái Nguyên (Thái Nguyên).

Thái Nguyên: Làm dự án “quên” trả nhà văn hóa cho dân
Nhà văn hóa tại tổ 10, phường Hoàng Văn Thụ được nhà đầu tư xây dựng mới hàng chục năm nay bị bỏ không do người dân không chấp nhận vì thiếu diện tích và bất hợp lý trong thiết kế - xây dựng.

Dự án xây dựng Khu dân cư đồi Yên Ngựa, phường Quang Trung được UBND thành phố Thái Nguyên phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 tại Quyết định 1818/QĐ-UBND ngày 01/03/2011. Hơn 6 tháng sau, ngày 15/9/2011, tỉnh Thái Nguyên ban hành Quyết định số 2322/QĐ-UBND phê duyệt dự án này và giao Công ty Cổ phần Hải Đăng làm chủ đầu tư.

Theo Quyết định phê duyệt, Khu dân cư đồi Yên Ngựa rộng 2,9ha và có tổng mức đầu tư là 125 tỷ đồng. Mục tiêu của dự án nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng khu dân cư bao gồm các hệ thống cơ sở hạ tầng khu dân cư và các công trình công cộng khu cây xanh, nhà văn hóa… góp phần tạo không gian kiến trúc cảnh quan cho khu vực dân cư đã được quy hoạch nói riêng và cho cả thành phố Thái Nguyên nói chung.

Thế nhưng, ngay sau khi được phép triển khai, theo phản ánh của nhiều hộ dân sinh sống tại đây cho biết, chủ đầu tư đã không tuân thủ theo quy hoạch và làm trái hẳn với chủ trương đã được tỉnh Thái Nguyên phê duyệt để tự ý phân lô, bán nền kiếm lời.

Một hộ dân khảng khái: “Họ làm đường, làm hệ thống thoát nước, điện chiếu sáng là để phục vụ bán đất dự án, phục vụ lợi ích của họ. Các anh nhìn là thấy, nhà văn hóa, khu vực cây xanh họ đã làm đâu? Thế rồi đất phân lô, người dân mua xong rồi muốn làm móng thế nào, muốn xây dựng ra sao thì tùy? Trong khi, quyết định phê duyệt dự án nêu rất rõ, chủ đầu tư phải hoàn thiện xây dựng phần móng và phần thô các nhà phân lô liền kề, nhà văn hóa và hệ thống cây xanh”.

Sau nhiều lùm xùm, ngày 20/3/2019, tỉnh Thái Nguyên ban hành Quyết định số 724/QĐUBND thành lập đoàn kiểm tra dự án khu dân cư đồi Yên Ngựa. Nhưng cũng phải đến gần 3 năm sau, ngày 15/12/2021, Kết luận số 6345/KL-UBND kiểm tra Dự án Khu dân cư đồi Yên Ngựa, phường Quang Trung, thành phố Thái Nguyên mới được ban hành.

Thực hiện Kết luận kiểm tra, Công ty Cổ phần Hải Đăng đã đề nghị điều chỉnh Dự án Khu dân cư Đồi Yên Ngựa và được UBND tỉnh Thái Nguyên chấp thuận điều chỉnh dự án tại Quyết định số 1204/QĐ-UBND ngày 06/6/2022 (tiến độ thực hiện: đến hết năm 2022 hoàn thành dự án). Đến tháng 01/2023, Công ty Cổ phần Hải Đăng đã tiếp tục nộp hồ sơ đề nghị điều chỉnh tiến độ, đến hết năm 2023 hoàn thành dự án.

Một trong những việc mà chủ đầu Dự án Khu dân cư đồi Yên Ngựa chưa hoàn thành đó là trả lại nhà văn hóa cho nhân dân sau khi thực hiện giải phóng mặt bằng từ hàng chục năm trước.

Theo Quy hoạch chi tiết Dự án Khu dân cư đồi Yên Ngựa, phường Quang Trung, thành phố Thái Nguyên được UBND thành phố Thái Nguyên phê duyệt tại Quyết định số 1818/QĐ-UBND ngày 01/03/2011 và điều chỉnh tại Quyết định số 16170/QĐ-UBND ngày 08/11/2011 thì phần diện tích đất nhà văn hóa là 768m2.

Theo kết luận kiểm tra của Thanh tra tỉnh Thái Nguyên, trên phần diện tích dành cho nhà văn hóa doanh nghiệp đã xây dựng 1 trạm biến áp 52m2 và 1 công trình tín ngưỡng (đền Thiên Sơn) với diện tích 238m2.

Về sai phạm này, Công ty Cổ phần Hải Đăng cũng đã kiến nghị với cơ quan thanh tra: Không xử lý phá dỡ đền Thiên Sơn do xây dựng sai quy hoạch.

Trước thực tế trên, ngày 9/3/2023, Chủ tịch UBND thành phố Thái Nguyên Nguyễn Linh đã chỉ đạo các phòng chức năng làm việc với Công ty Cổ phần Hải Đăng, UBND phường Quang Trung và các bên liên quan xử lý dứt điểm việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhà văn hóa cho nhân dân tổ dân phố số 1, phường Quang Trung.

Đến nay, Công ty Cổ phần Hải Đăng đã giao cho phường Quang Trung quản lý 478m2 đất để xây dựng nhà văn hóa. Tuy nhiên, các hộ dân vẫn chưa đồng tình bởi theo Quyết định số 16170/QĐ-UBND ngày 8/11/2011 thì phần diện tích đất nhà văn hóa phải là 768m2.

“Gần 300m2 đất trung tâm thành phố Thái Nguyên là một nguồn lợi không nhỏ nếu như nhà đầu tư chiếm dụng để phân lô bán nền”, một người dân phân tích.

Còn nhớ, cũng tại thành phố Thái Nguyên, tại Dự án đường Bắc Sơn và Khu dân cư phường Hoàng Văn Thụ khi thực hiện hoàn trả Nhà văn hóa liên tổ 23 và 25 (cũ) toàn bộ quá trình lựa chọn địa điểm, thiết kế và thi công nhà văn hóa mới, cán bộ và người dân 2 tổ 23, 25 không biết, không được tham gia ý kiến và giám sát nên dù xây dựng xong từ năm 2011, người dân kiên quyết không tiếp nhận nên các buổi họp của chi bộ, tổ dân phố, các đoàn thể phải họp nhờ địa điểm khác.

Theo các hộ dân tại phường Hoàng Văn Thụ: Ngoài nguyên nhân trên thì nhà văn hóa mới xây dựng diện tích quá hẹp, thiết kế không phù hợp cũng khiến người dân bất bình. Cụ thể là nhà văn hóa được doanh nghiệp xây “đền” chỉ rộng khoảng 90m2 (bao gồm cả một số hạng mục phụ trợ bên trong) nên sức chứa tối đa không quá 50 chỗ ngồi, trong khi mỗi tổ dân phố thời điểm đó đều đã có trên 120 hộ dân; bục sân khấu chỉ rộng khoảng 10m2, khuôn viên cũng rất chật hẹp (tổng diện tích 180m2) so với quy mô dân số của các tổ. Công trình chỉ có 1 cửa chính, 2 cửa sổ phía trước nên rất bí bách.

Ai cũng biết: Nhà văn hóa thật sự rất cần thiết với đời sống văn hóa người dân vì đây là điều kiện để xây dựng một nền văn hóa xã hội tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. Việc thiết kế, xây dựng nhà văn hóa đòi hỏi sự tận tâm trong việc tạo lập nét đặc trưng cho văn hóa của địa phương và cùng cần thực hiện đúng tiêu chuẩn thiết kế công trình văn hóa đảm bảo cả về diện tích, công năng và an toàn. Vì thế, đã đến lúc thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên cần quyết liệt hơn, rõ ràng hơn trong việc yêu cầu các nhà đầu tư thực hiện nghiêm túc quyền, nghĩa vụ của mình khi thực hiện các dự án trên địa bàn.

Thái Nguyên Nhân

Theo

Cùng chuyên mục
  • Hoàng Mai (Hà Nội): Đề nghị xử lý dứt điểm sai phạm tại Khu tập thể Trương Định

    (Xây dựng) - Ông Hoàng Ngọc Tuấn, công dân phường Tương Mai (quận Hoàng Mai, Hà Nội) có đơn phản ánh về việc chủ nhà C2 tầng 2 Khu tập thể Trương Định có hành vi vi phạm trật tự xây dựng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình nhà ở của gia đình. Sự việc diễn ra đã lâu nhưng vẫn chưa được giải quyết triệt để.

  • Cần xem xét thấu đáo quyết định thu hồi đất đối với 2 dự án tại thị xã Sa Pa

    (Xây dựng) - Công ty TNHH Công nghệ Việt Mỹ mong muốn các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng của tỉnh Lào Cai xem xét một cách thấu đáo và minh bạch hơn nữa đối với quyết định thu hồi đất của 02 dự án mà Công ty này đã được giao đất từ cách đây hơn 2 thập kỷ.

  • Nguy cơ vỡ trận dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

    (Xây dựng) - Sau hơn 3 tháng phát hành hồ sơ mời thầu, hai gói thầu xây lắp thuộc dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (từ QL56 đến nút giao Vũng Vằn) do Ban Quản lý dự án (QLDA) chuyên ngành giao thông tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu làm chủ đầu tư đã buộc phải hủy thầu khiến dự án cấp bách này có nguy cơ rơi vào cảnh vỡ trận.

  • Thị xã Hoài Nhơn (Bình Định): Liệu có “khuất tất” trong lựa chọn nhà thầu?

    (Xây dựng) – Là một doanh nghiệp còn non trẻ (được thành lập từ năm 2022), không có trụ sở văn phòng, không có biển hiệu Công ty… thế nhưng Công ty TNHH Xây dựng tổng hợp Thái Bình ở thị xã Hoài Nhơn (Bình Định) vẫn được UBND xã Hoài Sơn lựa chọn làm đơn vị chấm thầu cho dự án Bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử Trận tập kích Trụ sở Ngụy quyền xã Hoài Sơn năm 1961 (giai đoạn 1). Từ đây, việc chấm thầu của đơn vị này đã gây nhiều nghi vấn, bức xúc cho các nhà thầu.

  • Hưng Yên: Dự án Nhà máy Anshine Việt Nam xây dựng không phép

    (Xây dựng) – Mặc dù chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng nhưng chủ đầu tư dự án Nhà máy Anshine Việt Nam trong Khu công nghiệp Yên Mỹ II mở rộng vẫn tổ chức thi công rầm rộ.

  • Đông Sơn (Thanh Hóa): Nghi vấn hàng loạt nhà văn hóa thôn bị đánh tráo vật liệu

    (Xây dựng) – Trong quá trình xây dựng bốn nhà văn hóa thôn tại xã Đông Văn, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa các nhà thầu thi công có dấu hiệu sử dụng vật liệu (gạch không nung) không đúng chủng loại, kích thước theo hồ sơ thiết kế, dự toán được phê duyệt.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load