Thứ sáu 08/11/2024 05:33 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Tản mạn xuân Canh Tý

12:46 | 24/01/2020

(Xây dựng) - Năm 2020 đã đến! Hai con số 20 đã được ghép gần nhau thành 2020. Nhìn thật lâu mà tôi vẫn không tin khi chẵn tròn đến như vậy.

tan man xuan canh ty

Chẳng khác gì như những con số ở một thì tương lai thật xa, xa lắc xa lơ mà ở những bộ phim tôi đã từng được xem từ thuở nhỏ, vậy mà nay đã trở thành sự thật.

Bao biến đổi, bao thăng trầm của đời mỗi một con người cũng đã đi qua khi 2/3 thời gian cuộc đời với riêng tôi, với những được vui, với những mất còn...

Tết Nguyên đán, hay còn gọi là Tết cổ truyền, là ngày lễ rất quan trọng của dân tộc, của người Việt Nam chúng ta. Là một ngày lễ tưng bừng nhất, nhộn nhịp nhất của cả dân tộc.

Trên thế giới cũng có rất nhiều nước ở châu Á tính theo lịch âm, vì vậy cũng đều ăn mừng Tết Nguyên đán để chào mừng bắt đầu một năm mới.

Điển hình như Trung Quốc, Triều Tiên, Hàn Quốc, Thái Lan, Singaporer, Ấn Độ, Indonesia, hay Campuchia và Mông cổ.

Quay trở lại về Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam ta. Thực ra mỗi một địa phương cũng đã có những tục lệ đón giao thừa đã khác nhau rồi, huống chi 54 dân tộc anh em trên cả nước Việt Nam nói chung, từng dân tộc khác nhau nói riêng.

Nhưng nhìn chung trong những ngày Tết thì các thành viên trong gia đình đang đi đâu xa, hay đang ở xa cũng đều muốn quay về để sum họp và quây quần bên nhau trong những ngày này.

Đó cũng là một phong tục rất đẹp của dân tộc Việt Nam chúng ta.

Có những nét rất chung của người Việt Nam trước khi đón Tết Nguyên đán đó là: Sắm sửa đồ đạc, mua quần áo, đồ dùng vật dụng mới, quét vôi, sơn sửa dọn dẹp nhà cửa, lau chùi bàn thờ tổ tiên.

Đặc biệt không thể thiếu đó là mâm ngũ quả, bánh kẹo, bánh chưng, dưa hành, hoa và một mâm cỗ thật đầy đủ để cúng tổ tiên. Ngoài hoa ra phải kể đến nữa là hoa đào, hoa mai, khi chỉ cần nhìn thấy chúng nở thôi là đã biết mùa xuân đang về...

Trước những ngày Tết, chỉ cách có vài ngày, thì ngày 23 tháng chạp chính là ngày ông Công và ông Táo.

Trong ngày này thì người Việt Nam dọn dẹp bếp núc sạch sẽ để cúng khi tiễn ông Công, ông Táo về trời.

Là dịp để hai ông lên thiên đình bẩm tâu với Ngọc hoàng của cả một năm qua.

Tiếp theo là đi thăm mộ tổ tiên của mình. Đây là một phong tục phổ biến của dân tộc Việt Nam chúng ta khi trước Tết. Đó là thể hiện đạo hiếu, lòng kính trọng với những người đã khuất.

Rồi như không thể thiếu được đó là cúng tất niên. Là dịp mà tất cả chúng ta làm một mâm cơm đầy đủ và tươm tất, thắp hương mời thần linh và gia tiên về ăn Tết cùng gia đình của mình.

Tất niên nghĩa là để giã biệt năm cũ và chào đón một năm mới may mắn hơn, tốt đẹp hơn.

Tiếp theo đó là một thời khắc thật thiêng liêng trong mỗi một con người chúng ta đó là đón giao thừa. Trong khoảnh khắc quan trọng khi đất trời giao hoà, chuyển giao từ năm cũ sang năm mới...

Được thực hiện bằng lễ cúng giao thừa. Lễ cúng giao thừa thường được thực hiện ở ngoài trời, với ý nghĩa là đem bỏ hết những điều xấu hay xui xẻo để đón một năm mới suôn sẻ hơn và tốt đẹp hơn.

Sau giao thừa sẽ là hái lộc đầu xuân. Việc này có thể thực hiện ngay sau giao thừa hay là sáng ngày mùng một Tết. Hình thức này là để rước lộc vào nhà, cầu mọi điều tốt đẹp và may mắn trong năm mới.

Sang đến ngày mùng một thì việc xông đất cũng rất là quan trọng.

Theo quan niệm của chúng ta thì ai là người đầu tiên bước vào nhà mình thì chính người đó là người “xông đất”.

Người đó sẽ được chọn là người hiền lành tốt bụng, vui vẻ mong sau một năm làm ăn phát đạt, gia đình hạnh phúc.

Tiếp theo là việc chúc Tết và mừng tuổi là không thể bỏ qua. Nó đã là một phong tục của mỗi một gia đình hay mỗi một thành viên mà trong dịp này con cháu chúc Tết và mừng thọ ông bà và cha mẹ của mình.

Rồi những người lớn thì chúc con cháu của mình khi kèm thêm những bao lì xì màu đỏ để như may mắn, ngoan ngoãn, học giỏi và luôn nghe lời cha mẹ.

Cuối cùng là xuất hành và đi lễ chùa đầu năm.

Phong tục đi lễ chùa đầu năm chính là một nét đẹp của văn hoá tâm linh mà bất cứ mỗi một gia đình không thể thiếu được khi để bày tỏ lòng thành kính với đức Phật và tổ tiên.

Những đứa trẻ thì luôn luôn thích Tết, háo hức được đón Tết khi chúng không phải lo nghĩ gì. Tết luôn là đẹp nhất trong mắt trẻ thơ.

Tết cổ truyền là một nét đẹp văn hoá ngàn đời của dân tộc Việt Nam ta, có ý nghĩa rất sâu sắc, Tết là để cầu mong một năm mới an khang và thịnh vượng. Con người, cảnh vật, không khí trong những ngày Tết cũng luôn trở nên thật đặc biệt. Dân tộc Việt Nam không thể thiếu Tết. Tết là hồn quê, hồn Việt, là hồn của cả dân tộc Việt Nam chúng ta, khi giã biệt năm cũ để bước sang một năm mới.

Xếp lòng mình lại, giã biệt năm cũ đã qua để chào đón một năm mới 2020 với tâm thế vui vẻ, đón một năm mới quan trọng, thiêng liêng và thật tốt đẹp đến.

Cầu chúc cho tất cả chúng ta bước vào năm mới 2020 với mọi điều như ước nguyện.

Lê Minh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Đề xuất giải pháp bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật tại chùa Phổ Quang

    (Xây dựng) – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Công văn số 4839/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Phú Thọ đề xuất giải pháp bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật tại chùa Phổ Quang.

  • Sóc Trăng: Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo sẽ diễn ra từ ngày 9-15/11

    (Xây dựng) – Nhằm tôn vinh những nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer, đặc biệt là các hoạt động văn hóa lễ hội; đáp ứng tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu sinh hoạt đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào các dân tộc trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, tỉnh Sóc Trăng nói riêng, tỉnh Sóc Trăng tổ chức Lễ hội Óoc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I, năm 2024.

  • Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

    (Xây dựng) - UBND Thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch tổ chức Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 (The HaNoi Culinary Culture Festival 2024). Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 diễn ra trong 3 ngày (29-30/11 và 1/12) tại Công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng).

  • Phát huy những giá trị di sản văn hoá Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, công tác bảo tồn phải luôn tuân thủ các yêu cầu rất nghiêm ngặt, vừa phải bảo vệ tổng thể di tích bao gồm bảo vệ các công trình kiến trúc gắn liền với bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ di sản văn hoá vật chất đi đôi với bảo vệ và phát huy những giá trị văn hoá tinh thần.

  • Khám phá 8 di sản thế giới trên vùng đất Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Cố đô Huế với bề dày lịch sử và văn hóa đặc sắc, là tỉnh duy nhất của Việt Nam sở hữu 8 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới và Di sản khu vực. Trong đó, có 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác.

  • Vĩnh Long: Di sản làng nghề trăm tuổi bên dòng Cổ Chiên

    (Xây dựng) - Nhằm bảo tồn và phát triển “Vương quốc lò gạch” Mang Thít trở thành vùng di sản đương đại có giá trị mang tầm cỡ quốc tế, một điểm đến trên bản đồ du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt Ðề án “Di sản đương đại Mang Thít” với diện tích 3.060ha, thuộc 4 xã: Mỹ Phước, Mỹ An, Nhơn Phú và Hòa Tịnh, với sản phẩm du lịch trọng điểm là “Vương quốc lò gạch”.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load