Thứ sáu 08/11/2024 01:42 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Sông Lô (Vĩnh Phúc): Sôi nổi lễ hội chọi trâu truyền thống Hải Lựu năm 2023

08:24 | 08/02/2023

(Xây dựng) – Trong 2 ngày mùng 6-7/02 (tức ngày 16-17 tháng giêng) tại sân vận động xã Hải Lựu, huyện Sông Lô (Vĩnh Phúc) diễn ra lễ hội chọi trâu truyền thống năm 2023, với 20 “ông cầu” (trâu chọi) tham gia thi đấu. Công tác an ninh và vệ sinh môi trường tại lễ hội được đảm bảo.

Sông Lô (Vĩnh Phúc): Sôi nổi lễ hội chọi trâu truyền thống Hải Lựu năm 2023
Hàng vạn khán giả đội mưa từ khắp nơi đến tham dự lễ hội chọi trâu truyền thống Hải Lựu 2023.

Lễ hội chọi trâu Hải Lựu có từ thế kỷ thứ II trước công nguyên, khi nhà Hán xâm lược nước Nam Việt, thừa tướng Lữ Gia lui quân về ẩn náu ở Long Động trên đỉnh núi Thét thuộc thôn Dừa Cả, xã Hải Lựu, đồng thời chiêu mộ dân binh để tiếp tục chiến đấu chống giặc Hán, mưu đồ phục quốc, mỗi khi thắng trận, ông cho mở hội chọi trâu để khích lệ tinh thần tướng sĩ, sau đó cho mổ trâu chọi để khao thưởng quân sĩ và dân làng. Sau khi Lữ Gia mất, người dân địa phương lập đền thờ, suy tôn ông là Thành Hoàng làng và lễ hội chọi trâu dần trở thành một tập tục của làng Hải Lựu từ đó đến nay.

Tính đến năm 2023, lễ hội được khôi phục 21 năm và trở thành một lễ hội nổi tiếng, ngày càng được nhiều người biết đến. Để lễ hội diễn ra trang trọng, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với quy mô, nội dung lễ hội, UBND huyện Sông Lô, UBND xã Hải Lựu phối hợp cùng các cơ quan chức năng đang triển khai đồng bộ các biện pháp như đảm bảo an ninh, trật tự; an toàn xã hội; phòng chống cháy nổ; an toàn giao thông; an toàn sới chọi; vệ sinh môi trường; an toàn vệ sinh thực phẩm; ngăn chặn các hoạt động mê tín dị đoan, cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Sông Lô (Vĩnh Phúc): Sôi nổi lễ hội chọi trâu truyền thống Hải Lựu năm 2023
Trận chung kết kịch tính giữa 2 “ông cầu” số 08 và 16.

Sau 2 năm tạm dừng tổ chức do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, để đông đảo du khách có điều kiện tham gia lễ hội, năm nay Ban tổ chức lễ hội không tổ chức bán vé, thu tiền vào lễ hội. Mọi chi phí tổ chức lễ hội được huy động từ nguồn xã hội hóa từ các doanh nghiệp, cá nhân và các nhà hảo tâm. Công tác tổ chức lễ hội đã được xây dựng kỹ lưỡng; các lực lượng chức năng đã lên phương án phân luồng giao thông, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người tham gia lễ hội, sẵn sàng các phương tiện chuyên dụng để xử lý các tình huống phát sinh.

Sông Lô (Vĩnh Phúc): Sôi nổi lễ hội chọi trâu truyền thống Hải Lựu năm 2023
Hình ảnh “ông cầu” số 08 và chủ trâu giành vô địch tại giải đấu năm 2023.

Năm nay, lễ hội chọi trâu truyền thống Hải Lựu được mở lại đã thu hút hàng vạn khán giả từ khắp các địa phương trong cả nước đến tham dự. Tham gia thi đấu ở lễ hội năm nay có 20 “ông cầu”, được chia thành 10 cặp đấu. Việc chuẩn bị hàng rào và cổng ra vào sới chọi đã được bố trí kiên cố, vững chắc, nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người tham gia lễ hội. Lễ hội cũng xây dựng khu giết mổ, khu bán thịt trâu riêng biệt, có vách che chắn kín đáo và niêm yết giá công khai.

Sau 2 ngày thi đấu, “ông cầu” số 08 có xuất xứ từ Hà Nội của chủ trâu Bùi Văn Tám thuộc làng Len đã giành chức vô địch với giải thưởng lên đến 60 triệu đồng.

Sau giải đấu, tất cả các trâu chọi sẽ được mổ bán, riêng trâu chọi sẽ 08 sẽ được mổ dâng thủ lên Thành Hoàng làng.

Bích Huệ - Văn Nhất

Theo

Cùng chuyên mục
  • Đề xuất giải pháp bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật tại chùa Phổ Quang

    (Xây dựng) – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Công văn số 4839/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Phú Thọ đề xuất giải pháp bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật tại chùa Phổ Quang.

  • Sóc Trăng: Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo sẽ diễn ra từ ngày 9-15/11

    (Xây dựng) – Nhằm tôn vinh những nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer, đặc biệt là các hoạt động văn hóa lễ hội; đáp ứng tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu sinh hoạt đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào các dân tộc trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, tỉnh Sóc Trăng nói riêng, tỉnh Sóc Trăng tổ chức Lễ hội Óoc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I, năm 2024.

  • Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

    (Xây dựng) - UBND Thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch tổ chức Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 (The HaNoi Culinary Culture Festival 2024). Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 diễn ra trong 3 ngày (29-30/11 và 1/12) tại Công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng).

  • Phát huy những giá trị di sản văn hoá Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, công tác bảo tồn phải luôn tuân thủ các yêu cầu rất nghiêm ngặt, vừa phải bảo vệ tổng thể di tích bao gồm bảo vệ các công trình kiến trúc gắn liền với bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ di sản văn hoá vật chất đi đôi với bảo vệ và phát huy những giá trị văn hoá tinh thần.

  • Khám phá 8 di sản thế giới trên vùng đất Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Cố đô Huế với bề dày lịch sử và văn hóa đặc sắc, là tỉnh duy nhất của Việt Nam sở hữu 8 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới và Di sản khu vực. Trong đó, có 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác.

  • Vĩnh Long: Di sản làng nghề trăm tuổi bên dòng Cổ Chiên

    (Xây dựng) - Nhằm bảo tồn và phát triển “Vương quốc lò gạch” Mang Thít trở thành vùng di sản đương đại có giá trị mang tầm cỡ quốc tế, một điểm đến trên bản đồ du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt Ðề án “Di sản đương đại Mang Thít” với diện tích 3.060ha, thuộc 4 xã: Mỹ Phước, Mỹ An, Nhơn Phú và Hòa Tịnh, với sản phẩm du lịch trọng điểm là “Vương quốc lò gạch”.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load