Thứ sáu 08/11/2024 14:28 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Ra mắt câu lạc bộ “Trái tim người lính”

10:55 | 23/12/2020

(Xây dựng) - Ngày 22/12, tại Hà Nội, đã diễn ra Lễ ra mắt câu lạc bộ “Trái tim người lính”. Đây là hoạt động có ý nghĩa kỷ niệm 76 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2020) và 31 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2020).

ra mat cau lac bo trai tim nguoi linh
Nhà thơ Đặng Vương Hưng nghe MC Thảo Vân giãi bày việc từng được phong quân hàm thiếu úy, từng là một chiến sỹ nhí.

Cách đây tròn 4 năm, vào cuối tháng 12/2016, một nhóm cựu chiến binh, với nòng cốt là những người lính Mặt trận 6 tỉnh biên giới phía Bắc những năm 1979 - 1989, đã bàn bạc và thống nhất thành lập Ban vận động “Trái tim người lính” nhằm kết nối, chia sẻ, hỗ trợ nhau trong cuộc sống và phát huy truyền thống Bộ đội Cụ Hồ trong thời bình.

Nhân kỷ niệm 76 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2020) và ngày hội Quốc phòng toàn dân, sáng 22/12, tại Hà Nội, câu lạc bộ "Trái tim người lính" phối hợp với Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, Tạp chí Môi trường Đô thị Việt Nam và Nhà xuất bản Thanh niên tổ chức Lễ ra mắt câu lạc bộ "Trái tim người lính".

Đầu năm 2020, Ban vận động “Trái tim Người lính” bắt đầu công khai giới thiệu và quảng bá cho logo biểu tượng nhận diện của “Trái tim người lính”: hình họa là 2 trái tim lồng vào nhau, với 2 màu chủ đạo là màu đỏ của máu và màu xanh áo lính. Ngoài tên tiếng Việt, còn có dòng tiếng Anh nhằm kết nối các cựu chiến binh từ nhiều phía đến Việt Nam từ khắp thế giới.

Điểm nhấn của Ban vận động “Trái tim người lính” là việc phối hợp với Quỹ “Mãi mãi tuổi 20” tổ chức bản thảo bộ sách đồ sộ “Nhật ký thời chiến Việt Nam” (4 tập, mỗi tập dày hơn ngàn trang). Thông qua diễn đàn “Trái tim người lính” trên mạng facebook, hàng vạn bản PDF ruột của bộ sách “Nhật ký thời chiến Việt Nam” (có lồng logo nhận diện thương hiệu của “Trái tim người lính”) đã được chia sẻ miễn phí tới cộng đồng xã hội.

Nhóm “Trái tim người lính” hiện đã có hơn 40.000 thành viên với nhiều lứa tuổi, nhiều thành phần, khắp mọi miền đất nước và cả cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Câu lạc bộ “Trái tim người lính” không chỉ kết nối các cựu chiến binh từ nhiều phía, mà còn hướng tới các đối tượng là những nhà nghiên cứu, giáo viên phổ thông, những người trẻ tuổi, những người đã, đang, hoặc sẽ mặc áo lính; những người thân của lính, cùng những người yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới; nhằm góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết cộng đồng và ngoại giao nhân dân.

Trong các sự kiện “Gặp mặt nhân chứng lịch sử” do “Trái tim người lính” tổ chức, thường có rất nhiều tướng lĩnh, cán bộ cao cấp quân đội và công an được mời tham gia Hội đồng cố vấn; nhưng Ban điều hành chủ trương tôn vinh những người lính, nên nhóm thường trực đã quyết định không đeo quân hàm, để tất cả những cựu chiến binh đều cảm thấy bình đẳng như nhau. Ai cũng có quyền được thể hiện mình, theo đúng tinh thần “từ trái tim đến với trái tim”.

ra mat cau lac bo trai tim nguoi linh
Các cựu chiến binh là thành viên của câu lạc bộ "Trái tim người lính" biểu diễn văn nghệ chào mừng lễ ra mắt.

Một dấu mốc nổi bật trong sự phát triển của “Trái tim người lính” là việc ký kết thoả thuận hợp tác Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, đồng tổ chức cuộc vận động sưu tầm kỷ vật và thi viết với chủ đề “Tình yêu đi qua chiến tranh” trong 3 năm (2020 – 2022). Bằng việc sử dụng thế mạnh và tương tác nhanh của mạng xã hội facebook, diễn đàn “Trái tim người lính” đã kết nối thành công hàng vạn các cựu chiến binh, hàng ngàn giáo viên phổ thông và các nhân chứng lịch sử khắp mọi miền đất nước.

Nhiều cây bút tham gia “Trái tim người lính” đã thực hiện những bài viết “gọi hồn kỷ vật”, góp phần làm sống lại nhiều số phận nhân vật những người lính đã đi qua chiến tranh. Và cuốn sách cùng tên “Trái tim người lính” (tập 1) được ra mắt đúng vào dịp kỷ niệm 76 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 31 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân là kết quả bước đầu của sự ký kết hợp tác, thỏa thuận nêu trên.

Cũng trong buổi Lễ ra mắt câu lạc bộ “Trái tim người lính”, hưởng ứng cuộc vận động sưu tầm kỷ vật và thi viết với chủ đề “Tình yêu đi qua chiến tranh”, hàng chục kỷ vật có giá trị, sẽ được các tướng lĩnh và cựu chiến binh trao tặng cho Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.

Hạ Ly

Theo

Cùng chuyên mục
  • Đề xuất giải pháp bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật tại chùa Phổ Quang

    (Xây dựng) – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Công văn số 4839/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Phú Thọ đề xuất giải pháp bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật tại chùa Phổ Quang.

  • Sóc Trăng: Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo sẽ diễn ra từ ngày 9-15/11

    (Xây dựng) – Nhằm tôn vinh những nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer, đặc biệt là các hoạt động văn hóa lễ hội; đáp ứng tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu sinh hoạt đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào các dân tộc trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, tỉnh Sóc Trăng nói riêng, tỉnh Sóc Trăng tổ chức Lễ hội Óoc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I, năm 2024.

  • Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

    (Xây dựng) - UBND Thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch tổ chức Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 (The HaNoi Culinary Culture Festival 2024). Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 diễn ra trong 3 ngày (29-30/11 và 1/12) tại Công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng).

  • Phát huy những giá trị di sản văn hoá Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, công tác bảo tồn phải luôn tuân thủ các yêu cầu rất nghiêm ngặt, vừa phải bảo vệ tổng thể di tích bao gồm bảo vệ các công trình kiến trúc gắn liền với bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ di sản văn hoá vật chất đi đôi với bảo vệ và phát huy những giá trị văn hoá tinh thần.

  • Khám phá 8 di sản thế giới trên vùng đất Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Cố đô Huế với bề dày lịch sử và văn hóa đặc sắc, là tỉnh duy nhất của Việt Nam sở hữu 8 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới và Di sản khu vực. Trong đó, có 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác.

  • Vĩnh Long: Di sản làng nghề trăm tuổi bên dòng Cổ Chiên

    (Xây dựng) - Nhằm bảo tồn và phát triển “Vương quốc lò gạch” Mang Thít trở thành vùng di sản đương đại có giá trị mang tầm cỡ quốc tế, một điểm đến trên bản đồ du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt Ðề án “Di sản đương đại Mang Thít” với diện tích 3.060ha, thuộc 4 xã: Mỹ Phước, Mỹ An, Nhơn Phú và Hòa Tịnh, với sản phẩm du lịch trọng điểm là “Vương quốc lò gạch”.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load