Thứ bảy 21/09/2024 02:36 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Du lịch /

Quy hoạch hệ thống du lịch thực sự trở thành mũi nhọn kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh

11:05 | 14/06/2024

(Xây dựng) - Ngày 13/6/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định 509/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Quy hoạch hệ thống du lịch thực sự trở thành mũi nhọn kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh
Mục tiêu cụ thể, năm 2025, ngành Du lịch Việt Nam phấn đấu đón từ 25 - 28 triệu lượt khách quốc tế; 130 triệu lượt khách nội địa, duy trì tốc độ tăng trưởng khách nội địa từ 8 - 9%/năm.

Mục tiêu tổng quát của Quy hoạch đến năm 2025, Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, có năng lực phát triển du lịch cao trên thế giới.

Đến năm 2030, du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển theo hướng tăng trưởng xanh; trở thành điểm đến có năng lực phát triển hàng đầu thế giới.

Năm 2025, phấn đấu đón từ 25 - 28 triệu lượt khách quốc tế

Mục tiêu cụ thể, năm 2025, phấn đấu đón từ 25 - 28 triệu lượt khách quốc tế; 130 triệu lượt khách nội địa, duy trì tốc độ tăng trưởng khách nội địa từ 8 - 9%/năm. Đến năm 2030, đón 35 triệu lượt khách quốc tế, tốc độ tăng trưởng từ 13 - 15%/năm; đón 160 triệu lượt khách nội địa, tốc độ tăng trưởng khách nội địa từ 4 - 5%/năm.

Phấn đấu năm 2025 đóng góp trực tiếp 8 - 9% trong GDP; đến năm 2030 đóng góp trực tiếp từ 13 - 14% trong GDP. Về nhu cầu buồng lưu trú, năm 2025, khoảng 1,3 triệu buồng; đến năm 2030, khoảng 2 triệu buồng.

Theo Quy hoạch, đến năm 2025, du lịch tạo ra khoảng 6,3 triệu việc làm, trong đó khoảng 2,1 triệu việc làm trực tiếp; đến năm 2030 tạo ra khoảng 10,5 triệu việc làm, trong đó khoảng 3,5 triệu việc làm trực tiếp.

Về văn hóa - xã hội, du lịch góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, tạo sinh kế cho cộng đồng, góp phần thực hiện thắng lợi các chương trình mục tiêu quốc gia; nâng cao dân trí và đời sống tinh thần của người dân.

Về môi trường, phát triển du lịch bền vững gắn với bảo vệ môi trường; ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu. Đến năm 2030, 100% các khu, điểm du lịch; các cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở kinh doanh dịch vụ khác ven biển không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi nilon khó phân hủy.

Về an ninh, quốc phòng, du lịch góp phần khẳng định và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia, giữ vững an ninh, trật tự và an toàn xã hội.

Đến năm 2045, du lịch khẳng định vai trò động lực của nền kinh tế; điểm đến nổi bật toàn cầu, trong nhóm quốc gia phát triển du lịch hàng đầu khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Phấn đấu đón 70 triệu khách quốc tế; tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 7.300 nghìn tỷ đồng; đóng góp 17 - 18% trong GDP.

Phục hồi, giữ vững đà tăng trưởng của thị trường khách nội địa

Đối với thị trường nội địa, theo Quy hoạch, giai đoạn 2021 – 2025, phục hồi và giữ vững đà tăng trưởng của thị trường khách nội địa. Giai đoạn 2026 - 2030: Đẩy mạnh khai thác các phân đoạn thị trường chi trả cao, lưu trú dài ngày, các thị trường mới về du lịch gôn, du lịch thể thao, du lịch mạo hiểm.

Với thị trường quốc tế, giai đoạn 2021 – 2025, phục hồi các thị trường truyền thống, kết hợp thu hút các thị trường mới nổi: Ấn Độ, các nước Trung Đông.

Giai đoạn 2026-2030: Duy trì và mở rộng quy mô các thị trường truyền thống: Các nước Đông Bắc Á, Đông Nam Á, châu Âu, Bắc Mỹ, Nga và Đông Âu, châu Đại Dương; đa dạng hóa các thị trường, chuyển dịch theo hướng tăng thị phần khách có khả năng chi trả cao.

Khai thác tối ưu tài nguyên du lịch biển, đảo

Về định hướng phát triển sản phẩm, theo Quy hoạch, sẽ khai thác tối ưu tài nguyên du lịch biển, đảo để phát triển các sản phẩm du lịch có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực về nghỉ dưỡng biển, sinh thái biển và du lịch tàu biển. Phát triển các trung tâm nghỉ dưỡng biển cao cấp, có thương hiệu mạnh trên thị trường quốc tế.

Phát huy giá trị văn hóa vùng, miền làm nền tảng xây dựng các sản phẩm du lịch gắn với di sản, lễ hội, tham quan và tìm hiểu lối sống, ẩm thực; kết nối các di sản Việt Nam với các nước trong khu vực và thế giới; gắn kết hiệu quả du lịch với công nghiệp văn hóa.

Phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái dựa trên lợi thế về tài nguyên tự nhiên, đặc biệt là tại các khu dự trữ sinh quyển thế giới, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên và khu bảo tồn biển; coi trọng phát triển du lịch sinh thái rừng ngập mặn, sinh thái miệt vườn, sinh thái hang động, sông, hồ.

Phát triển các sản phẩm du lịch gắn với các đô thị trung tâm: Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ; các đô thị đặc thù, như: Đô thị di sản Hội An (Quảng Nam), Huế (Thừa Thiên - Huế); các đô thị trọng điểm phát triển du lịch, như: Sa Pa (Lào Cai), Hạ Long (Quảng Ninh), Nha Trang (Khánh Hòa), Đà Lạt (Lâm Đồng), Phan Thiết (Bình Thuận), Phú Quốc (Kiên Giang); chú trọng gắn kết du lịch với công nghiệp văn hóa và phát triển kinh tế ban đêm.

Bên cạnh đó, phát triển các loại hình du lịch mới theo hướng đa dạng hóa sản phẩm phù hợp với những xu hướng mới của thị trường: Du lịch kết hợp chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe và thẩm mỹ; du lịch nông nghiệp, nông thôn; du lịch thể thao, thể thao mạo hiểm; du lịch hội nghị, hội thảo, sự kiện (MICE); du lịch giáo dục; du lịch du thuyền; du lịch công nghiệp.

Phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù, nổi trội theo vùng; hình thành sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng và tạo dựng thương hiệu du lịch vùng trên cơ sở tăng cường liên kết vùng.

Hình thành 8 khu vực động lực phát triển du lịch

Quy hoạch phát triển không gian du lịch Việt Nam gồm: 06 vùng, 03 cực tăng trưởng, 08 khu vực động lực, 05 hành lang du lịch chính, 11 trung tâm du lịch; hình thành hệ thống các Khu du lịch quốc gia và địa điểm tiềm năng phát triển thành Khu du lịch quốc gia.

Cụ thể, xây dựng và hình thành 08 khu vực động lực phát triển du lịch để tập trung nguồn lực, phát huy tối đa hiệu quả đầu tư, lan tỏa, thúc đẩy những lợi ích và giá trị của du lịch.

Đến năm 2030, tập trung hình thành 06 khu vực động lực: 1- Khu vực động lực phát triển du lịch Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh - Ninh Bình: Thúc đẩy phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Hồng, rộng hơn là cả khu vực miền Bắc, gắn kết đa dạng và bổ trợ lẫn nhau về sản phẩm du lịch văn hoá lịch sử với du lịch biển, di sản thế giới.

2- Khu vực động lực phát triển du lịch Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh: Tạo sự hỗ trợ theo hướng kết hợp đa dạng sản phẩm du lịch gắn với sinh thái, di sản thế giới, văn hóa lịch sử, tín ngưỡng với du lịch biển, du lịch về nguồn, du lịch cộng đồng gắn với các dân tộc thiểu số vùng núi.

3- Khu vực động lực phát triển du lịch Quảng Bình - Quảng Trị - Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam: Thúc đẩy phát triển du lịch vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung; kết nối các di sản thế giới trong nước với quốc tế, gắn kết các sản phẩm du lịch văn hóa với du lịch đô thị và nghỉ dưỡng biển.

4- Khu vực động lực phát triển du lịch Khánh Hòa - Lâm Đồng - Ninh Thuận - Bình Thuận: Thúc đẩy phát triển du lịch trên cơ sở tăng cường liên kết giữa vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung với vùng Tây Nguyên; đa dạng hóa sản phẩm trên cơ sở kết nối giữa du lịch nghỉ dưỡng núi với nghỉ dưỡng biển, văn hóa vùng đồng bằng với không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.

5- Khu vực động lực phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh - Bà Rịa - Vũng Tàu: Thúc đẩy phát triển du lịch toàn bộ vùng Đông Nam bộ, gắn kết phát triển du lịch với hành lang kinh tế phía Nam.

6- Khu vực động lực phát triển du lịch Cần Thơ - Kiên Giang - Cà Mau: Thúc đẩy phát triển du lịch toàn bộ vùng Đồng bằng sông Cửu Long, gắn kết phát triển du lịch với hành lang kinh tế ven biển thuộc hành lang kinh tế phía Nam.

Giai đoạn sau năm 2030, hình thành 02 khu vực động lực: 1- Khu vực động lực phát triển du lịch Lào Cai - Hà Giang: Thúc đẩy phát triển du lịch toàn bộ vùng Trung du và Miền núi phía Bắc kết nối với thị trường khách du lịch ở Vân Nam (Trung Quốc) và gắn kết phát triển du lịch theo hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng.

2- Khu vực động lực phát triển du lịch Hòa Bình - Sơn La - Điện Biên: Thúc đẩy phát triển du lịch cho khu vực tiểu vùng Tây Bắc thuộc vùng Trung du và Miền núi phía Bắc, gắn kết phát triển du lịch theo hành lang kinh tế Đông Tây theo Quốc lộ 6.

Tập trung vào thị trường du lịch trọng điểm và các thị trường mới

Theo Quy hoạch, sẽ ưu tiên hỗ trợ từ ngân sách cho hoạt động nghiên cứu thị trường, tập trung vào thị trường du lịch trọng điểm và các thị trường mới. Duy trì hoạt động xúc tiến thị trường đối với các thị trường du lịch quốc tế truyền thống.

Nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu, xúc tiến thị trường theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại; xây dựng đồng bộ và hoàn chỉnh hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về thị trường du lịch.

Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch mang đặc trưng của địa phương, vùng. Phát triển các sản phẩm vui chơi giải trí gắn với kinh tế ban đêm và công nghiệp văn hóa, chú trọng các trung tâm du lịch.

Phát triển nguồn nhân lực du lịch

Theo Quy hoạch, sẽ xây dựng tiêu chuẩn và thực hiện chuẩn hóa nhân lực du lịch; công bố và thực hiện chuẩn trường để nâng cao năng lực đào tạo, bồi dưỡng du lịch từng bước hội nhập tiêu chuẩn nghề trong khu vực.

Tăng cường hợp tác, liên kết với các cơ sở đào tạo uy tín trong nước và quốc tế, giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp du lịch để phát triển nguồn nhân lực du lịch, đáp ứng nhu cầu đào tạo của các doanh nghiệp.

Đa dạng các hình thức đào tạo: Đào tạo chính quy và đào tạo nghề; đào tạo bổ sung, đào tạo ngắn hạn; chú trọng đào tạo bổ sung kiến thức, kỹ năng mới và tăng cường đào tạo tại doanh nghiệp, cho cộng đồng tham gia kinh doanh du lịch.

Nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên, giáo trình và tài liệu giảng dạy cho các cơ sở đào tạo du lịch.

Phạm Nguyên

Theo

Cùng chuyên mục
  • Đồng bằng sông Cửu Long: Tìm giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch để thoát khỏi “vùng trũng”

    (Xây dựng) – Sáng 20/9, tại thành phố Cần Thơ, Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và Báo Công lý phối hợp tổ chức Hội thảo “Phát triển nguồn nhân lực và nâng cao thực thi pháp luật về du lịch tại ĐBSCL”. Theo Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, hiện tại ĐBSCL có khoảng 150.000 lao động trong ngành Du lịch nhưng trong đó số lượng lao động chưa qua đào tạo chiếm 51%, lao động chưa qua đào tạo của ngành Du lịch ĐBSCL vẫn thuộc một trong hai vùng thấp nhất trong cả nước.

  • Vietravel giới thiệu chương trình ưu đãi mùa Thu tại Festival Thu Hà Nội

    (Xây dựng) - Từ ngày 20 đến 22/9, Festival Thu Hà Nội sẽ được tổ chức tại khu vực phố Đinh Tiên Hoàng nhân dịp kỉ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Tham gia gian hàng tại sự kiện, Vietravel mang đến một không gian văn hóa đậm chất thu và nhiều hành trình du lịch thu, đông ưu đãi tới 25%.

  • Nam Kang Ho Tao thách thức dân mê xê dịch

    (Xây dựng) - Đỉnh Nam Kang Ho Tao cao 2881m thuộc vườn quốc gia Hoàng Liên. Đỉnh núi nằm trên địa phận bản Thào A, xã Hố Mít, huyện Tân Uyên, Lai Châu. Vị trí của Nam Kang Ho Tao nằm giữa ranh giới của Lai Châu và Lào Cai. Cung Nam Kang Ho Tao là 1 thách thức với dân leo núi bởi nhiều dốc cao gắt, suối lớn chảy xiết và các vách đá dựng đứng.

  • Điểm đến trị liệu mùa thu đông “gây sốt” tại Quảng Ninh

    (Xây dựng) - Nghỉ dưỡng thượng hạng kết hợp chăm sóc sức khỏe, với những lợi ích từ mạch nguồn khoáng nóng quý hiếm tại Quang Hanh, đây là trải nghiệm đẳng cấp đưa Quảng Ninh trở thành điểm đến bắt trọn xu thế du lịch thời thượng của thế giới.

  • Những hòn đảo thiên đường bắt tay vào “xanh hóa” ngành du lịch

    (Xây dựng) - Sử dụng năng lượng tái tạo, ưu tiên phương tiện giảm khí thải carbon…, nhiều hòn đảo đang chú trọng phát triển du lịch bền vững gắn với sinh thái xanh.

  • Đức Thọ (Hà Tĩnh): 32 hộ gia đình đăng ký xây dựng cơ sở lưu trú du lịch homestay

    (Xây dựng) - Vừa qua, UBND huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đã tổ chức buổi làm việc với các địa phương, hộ dân có nhu cầu xây dựng cơ sở lưu trú du lịch homestay của xã Trường Sơn, Liên Minh và thị trấn Đức Thọ.

Xem thêm
  • Bình Dương: Xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển du lịch

    (Xây dựng) – Mục tiêu của chính sách nhằm hỗ trợ đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2030 và những năm tiếp theo để thu hút đầu tư hướng đến phát triển nền kinh tế cân bằng. Thời gian lấy ý kiến từ ngày 17/9 đến ngày 17/10/2024.

    22:50 | 18/09/2024
  • Cú hích mới đưa Móng Cái thành điểm đến du lịch sôi động suốt 4 mùa

    (Xây dựng) - Móng Cái đang được bổ sung thêm những điểm đến hấp dẫn với nhiều loại hình dịch vụ đặc sắc, mang tới trải nghiệm mới với đẳng cấp vượt trội, tạo nên bộ sưu tập sản phẩm du lịch hấp dẫn quanh năm cho thành phố vùng biên.

    18:00 | 18/09/2024
  • “Quậy” tưng bừng với Lễ hội Bia tươi và ẩm thực Sun KraftBeer 2024 tại Bà Nà

    (Xây dựng) - Lần đầu tiên được tổ chức tại Khu du lịch Sun World Ba Na Hills, Lễ hội Bia tươi và ẩm thực Sun KraftBeer 2024 diễn ra từ ngày 14/9-31/10/2024 hứa hẹn đem đến những trải nghiệm độc đáo, mới mẻ chưa từng có cho du khách.

    09:14 | 18/09/2024
  • Bài 2: Đâu là “đòn bẩy” để Côn Đảo thành điểm đến Net Zero?

    (Xây dựng) – Việc xây dựng Côn Đảo thành điểm đến Net Zero được xem là “đòn bẩy” để tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thúc đẩy mục tiêu phát triển du lịch xanh, bền vững, giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực đến cảnh quan thiên nhiên cũng như nâng cao chất lượng trải nghiệm của du khách.

    10:02 | 17/09/2024
  • Bài 1: Biến đồi hoang thành điểm đến Net Zero

    (Xây dựng) - Với sự nỗ lực bền bỉ của những người yêu thiên nhiên, từ chỗ đồi hoang, Suối Rao Ecolodge đã ghi danh mình lên bản đồ là một trong những điểm đến du lịch Net Zero đầu tiên của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

    16:01 | 16/09/2024
  • Thanh Hóa: Nỗ lực đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

    (Xây dựng) - Chiều 12/9, Hiệp hội Du lịch tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành mở rộng ra mắt tân Chủ tịch và các Ban của Hiệp hội. Tỉnh đang có nhiều nỗ lực hướng đến du lịch bốn mùa chào đón du khách và đặt mục tiêu đến năm 2025, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

    16:09 | 13/09/2024
  • Vẻ đẹp Lai Châu tại Quảng Bình

    (Xây Dựng) - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lai Châu vừa ban hành kế hoạch tổ chức chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch Lai Châu tại tỉnh Quảng Bình năm 2024. Chương trình nhằm đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, quảng bá, giới thiệu vẻ đẹp về miền đất, thiên nhiên, văn hóa, con người Lai Châu; những tiềm năng, thế mạnh, sản phẩm, dịch vụ, các điểm du lịch tiêu biểu, sản phẩm du lịch mới, nét đặc trưng trong văn hóa truyền thống các dân tộc trên địa bàn tỉnh Lai Châu tới đông đảo nhân dân, du khách, nhà đầu tư.

    15:29 | 13/09/2024
  • Điểm nhấn Festival Mùa thu Huế 2024

    (Xây dựng) - Festival Mùa thu Huế 2024 sẽ tổ chức tạo điểm nhấn vào dịp Tết Trung thu từ ngày 16 – 19/9 với chuỗi hoạt động đặc sắc, hấp dẫn, góp phần đa dạng hóa trải nghiệm của du khách khi đến Huế và làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần người dân địa phương.

    14:23 | 10/09/2024
  • 8WONDER Moon Festival ủng hộ toàn bộ doanh thu bán vé khắc phục hậu quả cơn bão Yagi

    (Xây dưng) - Siêu bão số 3 – Yagi vừa đổ bộ vào nước ta gây thiệt hại lớn về người và tài sản, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân. Hưởng ứng tinh thần “tương thân tương ái”, cả nước hướng về những tỉnh thành chịu ảnh hưởng nặng nề của bão, siêu nhạc hội 8WONDER Moon Festival quyết định dùng 100% doanh thu từ bán vé để hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả cơn bão.

    14:42 | 09/09/2024
  • Công trình Huyền thoại tre tại Phú Quốc United Center chiến thắng giải thưởng kiến trúc uy tín nhất thế giới

    (Xây dựng) - Công trình Huyền thoại tre Bamboo Legend thuộc tổ hợp Phú Quốc United Center vừa giành chiến thắng tại hạng mục Khách sạn của Giải thưởng Kiến trúc Quốc tế 2024 IAA - giải thưởng về kiến trúc lâu đời và uy tín nhất thế giới. Bamboo Legend cũng là đại diện duy nhất của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á được vinh danh ở hạng mục này.

    15:26 | 06/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load