Thứ sáu 27/09/2024 06:12 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Quảng Trị: Sắp diễn ra lễ hội vì hòa bình

19:25 | 27/05/2024

(Xây dựng) – Văn phòng UBND tỉnh Quảng Trị thông tin, từ ngày 29/6-26/7/2024, tỉnh Quảng Trị sẽ tổ chức lễ hội vì hòa bình với nhiều chương trình đặc sắc diễn ra tại nhiều địa điểm khác nhau trên địa bàn.

Quảng Trị: Sắp diễn ra lễ hội vì hòa bình
Lễ hội hoa đăng trên dòng sông Thạch Hãn.

Lễ hội vì hòa bình là dịp tôn vinh giá trị của hòa bình, tri ân các anh hùng liệt sỹ, tưởng niệm các nạn nhân chiến tranh, chia sẻ những mất mát đau thương do chiến tranh gây ra, đồng thời tuyên truyền quảng bá để góp phần nâng cao vị thế, hình ảnh về mảnh đất, con người Quảng Trị.

Trong khuôn khổ lễ hội vì hòa bình sẽ diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm tôn vinh giá trị của hòa bình, lan tỏa thông điệp hòa bình của Việt Nam, đồng thời quảng bá và giới thiệu đến bạn bè quốc tế vẻ đẹp về thiên nhiên, danh lam thắng cảnh và các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, du lịch cũng như tiềm năng kinh tế -xã hội của tỉnh Quảng Trị.

Chương trình có các hoạt động chính sau: Ngày hội đạp xe vì hòa bình; khai mạc lễ hội vì hòa bình; giao lưu âm nhạc “Giai điệu hòa bình”; lễ hội văn hóa ẩm thực “Hương vị miền hoa nắng”; chương trình “Ước nguyện hòa bình”.

Ngày hội đạp xe vì hòa bình là hoạt động trước lễ khai mạc lễ hội với nội dung diễu hành xe đạp, tổ chức một số chặng đua ngắn; thăm hỏi, tặng quà, các hoạt động môi trường và quảng bá trước lễ hội. Hoạt động này sẽ được tổ chức từ Khu di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải đến Nghĩa trang Liệt sỹ quốc gia Trường Sơn và Di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị. Đối tượng là vận động viên xe đạp phong trào trong nước và quốc tế (Lào, Campuchia, Thái Lan...), số lượng vận động viên tham gia từ 500-1.000 người.

Lễ hội vì hòa bình được khai mạc tại Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải với chủ đề: “Kết nối những nhịp cầu”. Đây sẽ là một chương trình nghệ thuật hoành tráng với sự góp mặt của nhiều nghệ sỹ tên tuổi trong nước và quốc tế, với một sân khấu âm nhạc đa không gian. Chương trình giao lưu âm nhạc “Giai điệu hòa bình”, trong đó có đêm nhạc Trịnh Công Sơn với chủ đề “Khúc ca hòa bình” vào tối ngày 13/7 tổ chức tại Công viên Fidel, thành phố Đông Hà.

Chương trình giao lưu âm nhạc quốc tế “Giai điệu hòa bình” sẽ diễn ra ngày 20/7 tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh. Lễ hội văn hóa - ẩm thực “Hương vị miền hoa nắng” sẽ diễn ra từ 12-14/7, tại Khu du lịch Cửa Việt với các món ăn đặc sắc tiêu biểu, thể hiện văn hóa ẩm thực ba miền Việt Nam và quốc tế. Chương trình “Ước nguyện hòa bình” sẽ diễn ra vào tối 26/7, tại bến thả hoa bờ Bắc sông Thạch Hãn và Di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ. Chủ thể hướng tới của chương trình là việc tôn vinh, ngưỡng vọng những anh hùng liệt sỹ đã hy sinh cho sự nghiệp bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc, đồng thời tưởng niệm các nạn nhân chiến tranh trên toàn thế giới.

Ngoài các hoạt động nói trên, trong lễ hội sẽ có nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng lễ hội vì hòa bình, đặc biệt có Chương trình nghệ thuật chính luận “Vĩ tuyến 17 - Khát vọng hòa bình” là một hoạt động thiết thực kỷ niệm 70 năm Hiệp định Genève (21/7/1954-2024), thành lập đặc khu Vĩnh Linh (25/8/1954-2025) được diễn ra tối 19/7/2024 tại khu vực kỳ đài bờ Bắc Khu di tích đặc biệt quốc gia Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải...

Có thể nói, Quảng Trị là mảnh đất từng chịu đựng nhiều đau thương, mất mát bởi chiến tranh, là nơi thể hiện khát vọng hòa bình bất diệt của dân tộc, nơi lương tri nhân loại luôn hướng về, ngưỡng vọng, đồng cảm và sẻ chia sâu sắc. Vì thế, Quảng Trị - “miền đất thiêng nở hoa hòa bình” được chọn làm nơi tổ chức lễ hội vì hòa bình là sự lựa chọn ứng hợp, đúng điểm kết nối, đúng “nhịp cầu”, đúng điểm chạm. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, trên thế giới liên tục xuất hiện các điểm nóng về xung đột vũ trang, bạo lực thì giá trị của hòa bình hơn lúc nào hết cần được củng cố, đề cao.

Hữu Tiến

Theo

Cùng chuyên mục
  • “Gieo mầm Thiện tâm” - Nơi gặp gỡ của những trái tim vì cộng đồng

    (Xây dựng) - Đêm nhạc “Gieo mầm Thiện tâm”, do Vingroup và SpaceSpeakers Label đồng tổ chức vào ngày 29/9 tại Vinhomes Ocean Park 2, đang nhận được sự quan tâm và ủng hộ rộng rãi từ cộng đồng và các nhà hảo tâm. Ngoài ý nghĩa nhân văn của một chương trình thiện nguyện, sự kiện còn thu hút khi có sự góp mặt của hơn 20 nghệ sĩ hàng đầu Việt Nam, mang tới nhiều phần trình diễn lần đầu tiên ra mắt công chúng.

  • Nhiều hoạt động đặc sắc tại Hội sách Hà Nội lần thứ IX năm 2024

    (Xây dựng) - Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), 25 năm Hà Nội được Tổ chức Giáo dục - Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) vinh danh là “Thành phố vì hòa bình”, Hội sách Hà Nội lần thứ IX năm 2024 với chủ đề “Hà Nội: Thủ đô văn hiến, anh hùng - Thành phố vì hòa bình” do UBND Thành phố Hà Nội phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo tổ chức với sự tham gia của hơn 30 nhà xuất bản, doanh nghiệp phát hành sách trong cả nước, sẽ mang lại không gian văn hóa đọc và nhiều chương trình giao lưu, trải nghiệm sách hấp dẫn.

  • Vĩnh Phúc: Độc đáo kiến trúc nhà thờ tổ họ Bùi Việt Nam

    (Xây dựng) - Nhà thờ tổ họ Bùi tọa lạc tại phường Xuân Hòa, Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là nhà thờ tổ lớn nhất Việt Nam với diện tích 35.000m2, tổng kinh phí xây dựng lên tới 208 tỷ đồng.

  • Đồng Nai: Cần đầu tư thêm thiết chế văn hóa phục vụ cộng đồng

    (Xây dựng) - Biên Hòa, một đô thị lớn nhưng còn thiếu nhiều thiết chế văn hóa như: Nhà hát, trung tâm văn hóa, nhà tang lễ, quảng trường, sân vận động vẫn chưa được đầu tư xây dựng hoặc đã được xây dựng nhưng chưa xứng tầm quy mô. Sở Xây dựng mới đây đã đề xuất tỉnh “nhà” cần đầu tư thêm một số công trình văn hóa phục vụ tinh thần cho người dân như: Quảng trường Thành cổ, quảng trường Sông Phố.

  • Ninh Bình: Phát triển đô thị di sản không quên bảo tồn nhà ở truyền thống trong vùng lõi danh thắng Tràng An

    (Xây dựng) – Trong thời gian tới, thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư sẽ sáp nhập trở thành thành phố Hoa Lư. Với gần 30% diện tích là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, đây sẽ là một đô thị di sản năng động và phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, bên cạnh việc phát triển đô thị di sản, Ninh Bình đang triển khai nhiệm vụ bảo tồn những giá trị đặc trưng trong lối kiến trúc xây dựng tại vùng lõi Quần thể danh thắng Tràng An.

  • Hiệu quả trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản Huế

    (Xây dựng) - Từ năm 1993, sau khi Quần thể Di tích Cố đô Huế được UNESCO đưa vào danh mục Di sản văn hóa thế giới, công tác bảo tồn, tu bổ đã được tập trung triển khai và thu được những kết quả tốt, diện mạo Quần thể Di tích ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực, phát huy giá trị của di sản.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load