Thứ năm 07/11/2024 17:33 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Quảng Trị: Khảo sát lập quy hoạch di tích quốc gia “Các địa điểm liên quan đến dinh chúa Nguyễn”

18:00 | 26/11/2023

(Xây dựng) – UBND tỉnh Quảng Trị vừa tổ chức Đoàn đi khảo sát thực địa khu vực triển khai lập quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích quốc gia “Các địa điểm liên quan đến dinh chúa Nguyễn (1558- 1626)”.

Quảng Trị: Khảo sát lập quy hoạch di tích quốc gia “Các địa điểm liên quan đến dinh chúa Nguyễn”
Đoàn đang khảo sát thực địa khu lập quy hoạch di tích “Các địa điểm liên quan đến dinh chúa Nguyễn (1558-1626)”.

Di tích “Các địa điểm liên quan đến dinh chúa Nguyễn (1558-1626)” tại các xã Triệu Ái, Triệu Giang và thị trấn Ái Tử, huyện Triệu Phong, là một trong những di tích tiêu biểu của chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn; là di sản văn hóa có giá trị nổi bật không chỉ của tỉnh Quảng Trị mà còn của cả đất nước. Tuy nhiên, trải qua một thời gian dài của lịch sử trên một vùng đất vốn chịu nhiều biến động, bởi các cuộc chiến tranh tàn khốc, cộng với sự khắc nghiệt của thời tiết, thiên tai, hạn hán, bão lụt... đã xóa nhòa những dấu tích, những di sản văn hóa một thời từng là thủ phủ, là “kinh đô” của một triều đại vốn đã có nhiều đóng góp quan trọng trong tiến trình lịch sử dân tộc. Các yếu tố gốc để có thể nhận diện được quy mô, diện mạo, cấu trúc cụ thể của từng di tích trước đây đã bị thay đổi, biến dạng...

Thời gian qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Trị chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị và huyện Triệu Phong xây dựng hồ sơ khoa học, hồ sơ pháp lý trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử quốc gia “Các địa điểm liên quan đến dinh chúa Nguyễn” tại huyện Triệu Phong năm 2018. Tuy nhiên, di tích sau khi được xếp hạng quốc gia vẫn chưa được cắm mốc khoanh vùng bảo vệ di tích nên công tác quản lý gặp nhiều khó khăn.

Nhằm quản lý tốt công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích “Các địa điểm liên quan đến dinh chúa Nguyễn (1558-1626)” gắn với phát triển du lịch bền vững, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; giáo dục truyền thống yêu nước, phục vụ nghiên cứu khoa học, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa của nhân dân cũng như để di tích được bảo tồn, phát huy giá trị xứng tầm với giá trị lịch sử, việc lập quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích “Các địa điểm liên quan đến dinh chúa Nguyễn” (1558-1626) xã Triệu Ái, xã Triệu Giang, thị trấn Ái Tử, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị là thực sự cần thiết.

Qua khảo sát thực địa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam đề nghị UBND huyện Triệu Phong và các Sở, ngành, đơn vị liên quan nghiên cứu khoanh vùng cần bảo vệ của di tích; có định hướng quy hoạch rõ ràng trên cơ sở tôn trọng và sử dụng hợp lý quy hoạch cũ.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Công tác lập quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích quốc gia “Các địa điểm liên quan đến dinh chúa Nguyễn” không được làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân, đồng thời hạn chế việc giải phóng mặt bằng nhưng phải đảm bảo được giá trị lịch sử của di tích.

Để đạt được yêu cầu đó, UBND huyện Triệu Phong và các đơn vị liên quan tiến hành rà soát lại diện tích trong vùng di tích phù hợp với hiện trạng, không nên mở rộng quá nhiều, xây dựng di tích theo điểm, nếu vướng dân cư thì đưa vào trong vùng bảo vệ di tích. Trước mắt, tỉnh sẽ chỉ đạo tập trung đầu tư xây dựng tại điểm di tích dự kiến xây dựng đền thờ, tượng đài chúa Tiên Nguyễn Hoàng, nhà trưng bày hiện vật, quảng trường, các điểm khác mang tính chất kết nối để hoàn chỉnh di tích.

Hi Hữu

Theo

Cùng chuyên mục
  • Đề xuất giải pháp bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật tại chùa Phổ Quang

    (Xây dựng) – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Công văn số 4839/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Phú Thọ đề xuất giải pháp bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật tại chùa Phổ Quang.

  • Sóc Trăng: Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo sẽ diễn ra từ ngày 9-15/11

    (Xây dựng) – Nhằm tôn vinh những nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer, đặc biệt là các hoạt động văn hóa lễ hội; đáp ứng tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu sinh hoạt đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào các dân tộc trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, tỉnh Sóc Trăng nói riêng, tỉnh Sóc Trăng tổ chức Lễ hội Óoc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I, năm 2024.

  • Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

    (Xây dựng) - UBND Thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch tổ chức Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 (The HaNoi Culinary Culture Festival 2024). Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 diễn ra trong 3 ngày (29-30/11 và 1/12) tại Công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng).

  • Phát huy những giá trị di sản văn hoá Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, công tác bảo tồn phải luôn tuân thủ các yêu cầu rất nghiêm ngặt, vừa phải bảo vệ tổng thể di tích bao gồm bảo vệ các công trình kiến trúc gắn liền với bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ di sản văn hoá vật chất đi đôi với bảo vệ và phát huy những giá trị văn hoá tinh thần.

  • Khám phá 8 di sản thế giới trên vùng đất Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Cố đô Huế với bề dày lịch sử và văn hóa đặc sắc, là tỉnh duy nhất của Việt Nam sở hữu 8 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới và Di sản khu vực. Trong đó, có 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác.

  • Vĩnh Long: Di sản làng nghề trăm tuổi bên dòng Cổ Chiên

    (Xây dựng) - Nhằm bảo tồn và phát triển “Vương quốc lò gạch” Mang Thít trở thành vùng di sản đương đại có giá trị mang tầm cỡ quốc tế, một điểm đến trên bản đồ du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt Ðề án “Di sản đương đại Mang Thít” với diện tích 3.060ha, thuộc 4 xã: Mỹ Phước, Mỹ An, Nhơn Phú và Hòa Tịnh, với sản phẩm du lịch trọng điểm là “Vương quốc lò gạch”.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load