Thứ năm 07/11/2024 21:27 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Quảng Ninh: Khai hội đền Cửa Ông

16:14 | 13/03/2024

(Xây dựng) - Ngày 12/3 (tức mùng 3 tháng 2 năm Giáp Thìn), tại Di tích quốc gia đặc biệt đền Cửa Ông - Cặp Tiên ở phường Cửa Ông (Cẩm Phả) và xã Đông Xá (Vân Đồn), hai địa phương nòng cốt của thành phố Cẩm Phả đã long trọng tổ chức Lễ khai hội đền Cửa Ông - Cặp Tiên, hoạt động văn hóa truyền thống thường niên đầu xuân Giáp Thìn.

Quảng Ninh: Khai hội đền Cửa Ông
Bí thư Thành ủy Cẩm Phả Nguyễn Anh Tú gióng trống khai hội đền Cửa Ông đầu xuân Giáp Thìn.

Lễ hội đền Cửa Ông là nét văn hóa truyền thống thường niên từ cổ xưa của người dân vùng sơn địa - ven biển Đông Bắc bộ (Quảng Ninh). Đền Cửa Ông chính thần thờ Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng, các tướng lĩnh dưới chướng và gia thất Trần Triều. Lễ hội năm nay tổ chức quy mô cấp thành phố gồm 2 phần Lễ và Hội. Trong phần Lễ có các khoa Lễ rước Đức Ông vi hành khu An Ngự và Lễ tế thần theo phong tục cổ đại. Phần Hội gồm các trò chơi dân gian, các hoạt động văn hóa truyền thống của địa phương.

Quảng Ninh: Khai hội đền Cửa Ông
Các đại biểu tham dự buổi lễ.

Các khoa Lễ được tổ chức trang nghiêm, trọng thể, theo các nghi thức truyền thống cổ xưa gồm: Lễ dâng hương cáo thần rước kiệu; Lễ rước kiệu Đức Ông Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng và các đại thần thượng lộ vi hành. Đường rước Đức Ông từ chính điện Đền Thượng lộ trình dọc qua trục phố chính phường Cửa Ông, qua bờ biển Cửa Suốt cua một vòng tròn khép kín dài khoảng 5km trở về điểm xuất phát ban đầu tại sân đền. Khai mạc Lễ hội và Lễ tế tại Đền Thượng; dâng hương tại Đền Mẫu và Đền Trung Thiên Long Mẫu.

Quảng Ninh: Khai hội đền Cửa Ông
Chủ tịch UBND thành phố Cẩm Phả Phạm Lê Hưng thỉnh chuông khai hội đền Cửa Ông đầu xuân Giáp Thìn.

Lễ rước kiệu Đức Ông và các ngôi vị Trần Triều vi hành đầu xuân Giáp Thìn (2024) này có sự tham gia của 38 đoàn rước với trên 1.000 người, gồm đoàn rước trên đường bộ và trên biển với sự tham gia của trên chiếc 20 tàu, thuyền trang trọng, sôi nổi khí thế ngày hội văn hóa lớn ở địa phương.

Quảng Ninh: Khai hội đền Cửa Ông
Phó Chủ tịch UBND thành phố Cẩm Phả Phạm Văn Kính khai mạc Hội đền Cửa Ông và đón Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam.

Nhân Lễ khai hội đền Cửa Ông năm nay, thành phố Cẩm Phả đón nhận Quyết định và Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam của Hiệp hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam gồm 2 cây Đa, 9 cây Nhãn, 1 cây Long não trong khuôn viên Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt đền Cửa Ông - Cặp Tiên và 3 cây Thông nhựa và 1 cây Trám trắng tại miếu Ba Cây Thông, xã Dương Huy.

Quảng Ninh: Khai hội đền Cửa Ông
Hiệp hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam trao Bằng công nhận 19 Cây di sản Việt Nam cho thành phố Cẩm Phả.

Phần hội diễn ra hai ngày từ chiều ngày 12/3/2024 - 13/3/2024 (tức từ ngày mùng 3 tháng hai đến ngày mùng 4 tháng hai năm Giáp Thìn) với nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn được tổ chức tại khuôn viên Đền Thượng, Đền Hạ, hồ sinh thái ở phường Cửa Ông như: Thi đấu cờ người, bịt mắt đập niêu, bịt mặt đánh trống, đua thuyền, hát dân ca quan họ, đẩy gậy, kéo co, chọi gà, nấu cơm, têm trầu, soạn lễ…

Một số hình ảnh Lễ khai hội đền Cửa Ông:

Quảng Ninh: Khai hội đền Cửa Ông
Hàng vạn người dân địa phương và du khách thập phương đến trảy hội.
Quảng Ninh: Khai hội đền Cửa Ông
Quảng Ninh: Khai hội đền Cửa Ông
Nghi lễ rước Đức Ông vi hành khu An Ngự.
Quảng Ninh: Khai hội đền Cửa Ông

Đường rước Đức Ông từ Đền Thượng vi hành dọc trục phố chính phường Cửa Ông, qua bờ biển Cửa Suốt một vòng tròn khép kín dài khoảng 5km trở về điểm xuất phát ban đầu tại sân đền.

Quảng Ninh: Khai hội đền Cửa Ông

Lễ rước Đức Ông vi hành khu An Ngự gồm 38 đoàn rước với trên 1.000 người tham gia.

Quảng Ninh: Khai hội đền Cửa Ông

Bờ Cửa Suốt còn gọi là bến Tài Xá khu vực cầu Vân Đồn I, truyền tục cửa biển này gắn với cuộc thủy chiến kinh điển Nhà Trần chiến thắng quân Nguyên - Mông.

Quảng Ninh: Khai hội đền Cửa Ông

Rước Đức Ông Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng vi hành trên eo biển Cửa Suốt.

Quảng Ninh: Khai hội đền Cửa Ông

Rước kiệu Đức Ông vi hành.

Quảng Ninh: Khai hội đền Cửa Ông

Phối rước tướng lĩnh, quan quân, gia thất Trần Triều vi hành.

Quảng Ninh: Khai hội đền Cửa Ông

Ngay từ sớm nhân dân phường Cửa Ông đã soạn lễ nghinh đón Đức Ông.

Quảng Ninh: Khai hội đền Cửa Ông

Lẽ cung tiến lương thảo, nét văn hóa hậu cần tại chỗ trong kháng chiến vệ quốc thời trần Triều, Nhà nước phong kiến Đại Việt.

Quảng Ninh: Khai hội đền Cửa Ông

Các cháu thiếu nhi tham gia nghi lễ có màn múa rước phù hợp.

Quảng Ninh: Khai hội đền Cửa Ông

Các Chi hội Cựu chiến binh của phường tham gia đội hình diễn hành.

Quảng Ninh: Khai hội đền Cửa Ông

Chị em phụ nữ các khu phố tham gia nghi thức diễu hành với màn múa nón.

Quảng Ninh: Khai hội đền Cửa Ông

Hội tổ chức ca hát văn nghệ, hát dân ca quan họ trên hồ nước sinh thái của phường Cửa Ông.

Quảng Ninh: Khai hội đền Cửa Ông

Môn đua thuyền rồng - Hoạt động thể thao văn hóa trong Lễ hội đền Cửa Ông.

Vũ Phong Cầm

Theo

Cùng chuyên mục
  • Đề xuất giải pháp bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật tại chùa Phổ Quang

    (Xây dựng) – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Công văn số 4839/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Phú Thọ đề xuất giải pháp bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật tại chùa Phổ Quang.

  • Sóc Trăng: Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo sẽ diễn ra từ ngày 9-15/11

    (Xây dựng) – Nhằm tôn vinh những nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer, đặc biệt là các hoạt động văn hóa lễ hội; đáp ứng tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu sinh hoạt đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào các dân tộc trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, tỉnh Sóc Trăng nói riêng, tỉnh Sóc Trăng tổ chức Lễ hội Óoc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I, năm 2024.

  • Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

    (Xây dựng) - UBND Thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch tổ chức Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 (The HaNoi Culinary Culture Festival 2024). Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 diễn ra trong 3 ngày (29-30/11 và 1/12) tại Công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng).

  • Phát huy những giá trị di sản văn hoá Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, công tác bảo tồn phải luôn tuân thủ các yêu cầu rất nghiêm ngặt, vừa phải bảo vệ tổng thể di tích bao gồm bảo vệ các công trình kiến trúc gắn liền với bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ di sản văn hoá vật chất đi đôi với bảo vệ và phát huy những giá trị văn hoá tinh thần.

  • Khám phá 8 di sản thế giới trên vùng đất Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Cố đô Huế với bề dày lịch sử và văn hóa đặc sắc, là tỉnh duy nhất của Việt Nam sở hữu 8 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới và Di sản khu vực. Trong đó, có 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác.

  • Vĩnh Long: Di sản làng nghề trăm tuổi bên dòng Cổ Chiên

    (Xây dựng) - Nhằm bảo tồn và phát triển “Vương quốc lò gạch” Mang Thít trở thành vùng di sản đương đại có giá trị mang tầm cỡ quốc tế, một điểm đến trên bản đồ du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt Ðề án “Di sản đương đại Mang Thít” với diện tích 3.060ha, thuộc 4 xã: Mỹ Phước, Mỹ An, Nhơn Phú và Hòa Tịnh, với sản phẩm du lịch trọng điểm là “Vương quốc lò gạch”.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load