Thứ sáu 20/09/2024 18:59 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Phú Yên: Khám phá ngôi đình cổ Phú Nông

10:04 | 15/10/2023

(Xây dựng) - Đình Phú Nông xây dựng từ năm 1871, ngôi đình cổ có kiến trúc độc đáo, ghi dấu ấn quá trình mở đất lập làng và tín ngưỡng về các vị thần miền sông nước ở địa phương.

Phú Yên: Khám phá ngôi đình cổ Phú Nông
Đình Phú Nông tại thôn Phú Nông, xã Hòa Bình 1, huyện Tây Hòa.

Trong quá trình tạo dựng làng xóm, cộng đồng cư dân xây dựng đình làng để thờ Thành hoàng và tiền hiền, hậu hiền - những người có công xây dựng làng trong buổi đầu mở đất lập làng.

Đình Phú Nông xây dựng từ năm 1871, tọa lạc tại thôn Phú Nông, xã Hòa Bình 1, huyện Tây Hòa. Vào cuối thế kỷ XIX, thôn Phú Nông có tên gọi là Phú Nông Tân Hội thôn, bao gồm thôn Phú Nông và Phước Nông ngày nay. Năm 1926, chính quyền thực dân tách ra làm 2 thôn Phú Nông và Phước Nông.

Phú Yên: Khám phá ngôi đình cổ Phú Nông
Đình Phú Nông xây dựng từ năm 1871.

Làng Phú Nông nằm ven sông Ba, người dân ở đây trồng trọt trên soi bãi, đánh cá trên sông, nên việc tín ngưỡng, thờ các vị thần liên quan sông nước như: Thủy Long Thánh Nữ Nương Nương, Thủy Tinh Điện Bích Công Chủ chiếm vị trí quan trọng. Những vị thần trên đều được triều Nguyễn sắc phong, gia tặng nhiều danh hiệu, mỹ tự. Hiện đình Phú Nông còn lưu giữ 6 sắc phong bằng giấy long đằng được ban tặng vào các triều vua Tự Đức thứ 5 (1852), Tự Đức thứ 33 (1880), Đồng Khánh thứ 2 (1887), Duy Tân thứ 3 (1909) và Khải Định thứ 9 (1924).

Lúc mới lập làng, đình Phú Nông chỉ là ngôi nhà tranh vách đất, có hệ thống các hàng cột gỗ lớn và chắc chắn. Trước năm 1945, đình xây dựng ở vị trí gò chợ giữa làng, đến năm 1970 chuyển về địa điểm ngày nay. Trải qua nhiều lần trùng tu, ngôi đình có kiến trúc theo kiểu nhà cấp 4 ở nông thôn, chiều dài 8m, rộng 7m được xây dựng bằng các vật liệu truyền thống.

Phú Yên: Khám phá ngôi đình cổ Phú Nông
Trước cửa chánh điện có khắc dòng chữ Hán “Đình Phú Nông” và nhiều câu đối Hán Nôm.

Nét nổi bật của ngôi đình là trước cửa chánh điện có khắc dòng chữ Hán “Đình Phú Nông” và nhiều câu đối Hán Nôm, trên mái ngói có đắp đôi rồng theo thế lưỡng long chầu nhật làm gia tăng nét cổ kính của ngôi đình. Trước sân đình có 2 trụ biểu đắp đôi nghê bằng xi măng và bức bình phong có đắp nổi hình kỳ lân ở mặt ngoài.

Trong gian chánh điện của đình Phú Nông có 3 ban thờ chính: Ban giữa thờ thần Thành hoàng và các vị thần Thiên Y A Na Diễn Ngọc Phi, Thủy Long Thánh Nữ Nương Nương, Thủy Tinh Điện Bích Công Chủ; hai bên thờ tả ban, hữu ban là những vị tiền - hậu hiền của làng.

Tiền hiền của thôn Phú Nông gồm 3 họ Nguyễn, Lương và Cao. Các vị tiền hiền khai khẩn đất hoang thành đất ruộng và đất soi bãi dọc bờ sông. Ngay cạnh bờ sông, ngôi miếu nhỏ thờ thần Thiên Y A Na được cư dân tạo lập gọi là miếu Sông Thờ.

Phú Yên: Khám phá ngôi đình cổ Phú Nông
Ngôi đình rất được người dân địa phương trong vùng tín ngưỡng.

Sự hình thành và tồn tại của đình Phú Nông không chỉ minh chứng về bề dày lịch sử - văn hóa của làng Phú Nông qua hơn 150 năm, mà còn khẳng định vai trò, tầm quan trọng của việc duy trì tín ngưỡng, phong tục của làng Phú Nông Tân Hội thôn xưa và làng Phú Nông ngày nay.

Bà Cao Thị Trang hiện sinh sống tại thôn Phú Nông, xã Hòa Bình 1, huyện Tây Hòa – là người chăm sóc quét dọn ngôi đình Phú Nông nhiều năm qua chia sẻ: Ngôi đình này rất được người dân địa phương trong vùng tín ngưỡng, hàng tháng vào ngày 12 và ngày 16 âm lịch, người dân mang hoa, trái cây đến cúng để cầu an, cầu sức khỏe, cầu làm ăn thuận lợi.

Hàng năm, Ban Quản lý đình Phú Nông cùng người dân địa phương thực hiện nghi lễ cúng tế 2 lần vào mùa xuân và thu gọi là xuân kỳ, thu tế. Mùa xuân cúng vào tháng 2, mùa thu cúng vào tháng 8 (âm lịch). Lễ cúng cầu an trong tháng 2 vào ngày 14 có nghi thức rước sắc thần từ lẫm về đình kèm theo nhã nhạc, cờ trống diễu hành. Đây là dịp cộng đồng cư dân cầu mong mọi nhà, mọi người trong thôn mạnh khỏe, an vui, cầu cho mưa thuận gió hòa, công việc làm ăn thuận buồm xuôi gió, mùa màng, soi bãi tốt tươi. Ngày lễ cầu an cũng là dịp bà con trong thôn gặp gỡ trao đổi công việc làm ăn, kinh nghiệm trong đời sống, sản xuất và gia tăng tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư.

Mỹ Bình

Theo

Cùng chuyên mục
  • Nét đẹp độc đáo của điện Kiến Trung trong Hoàng cung Huế

    (Xây dựng) - Công trình điện Kiến Trung (Đại nội Huế) sau gần 5 năm tu bổ, phục hồi và tôn tạo, vào dịp Tết Giáp Thìn 2024, công trình có kiến trúc độc đáo vừa mang nét uy nghi, bề thế chốn Hoàng cung triều Nguyễn, vừa mang hơi thở thời đại thế kỉ XX đã chính thức hoàn thiện đưa vào phục vụ khách tham quan.

  • Thanh Hóa: Sắp hoàn thành Khu di tích lịch sử trận địa Đông Ngàn và tượng đài Trung đội nữ dân quân xã Hoa Lộc

    (Xây dựng) - Các cơ quan chức năng, đơn vị thi công đang gấp rút hoàn thiện các hạng mục để sớm đưa vào sử dụng Khu di tích lịch sử trận địa Đông Ngàn và tượng đài Trung đội nữ dân quân Hoa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

  • Triển lãm “Về” của họa sỹ Nguyễn Quốc Thắng

    (Xây dựng) - Ngày 23/9, tại Phòng trưng bày nghệ thuật Nhà xuất bản Hội Nhà văn (65 Nguyễn Du, Hoàn Kiếm, Hà Nội), họa sỹ Nguyễn Quốc Thắng sẽ trưng bày triển lãm cá nhân lần thứ hai với tên gọi “Về”.

  • Liên hoan phim Italia 2024 tại Việt Nam

    (Xây dựng) - Liên hoan phim Italia 2024 gồm 6 bộ phim nổi tiếng sẽ được giới thiệu với công chúng Việt Nam tại Trung tâm Chiếu phim quốc gia từ ngày 23 - 28/9.

  • Đẹp niềm tin mãi mãi…

    (Xây dựng) - Đẹp niềm tin mãi mãi/ Tổ quốc muôn đời, trọn vẹn cả non sông thống nhất/ Rạng rỡ Việt Nam… Xin mượn lời ca khải hoàn ấy để nói về chương trình nghệ thuật Nắng Ba Đình lần thứ ba do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tối 27/8. Ở đó, âm nhạc và trái tim như hòa một nhịp, tràn đầy tự hào, tình yêu quê hương, đất nước, khát vọng tiền đồ đất nước hùng cường. Chương trình có sự đồng hành của đơn vị: Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS).

  • Đắk Lắk: Xây dựng tượng đài “Bác Hồ với chiến sỹ biên phòng”

    (Xây dựng) – Ngày 14/9, tại Đồn Biên phòng Ea H’leo, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk phối hợp Công an tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Lễ khởi công xây dựng tượng đài “Bác Hồ với chiến sỹ biên phòng”.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load