Thứ sáu 20/09/2024 16:43 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Sức khỏe /

Nước mắt của bệnh nhân mắc Covid-19

08:50 | 17/07/2021

(Xây dựng) - Cũng như tôi, sẽ rất nhiều người tò mò muốn biết khi bị mắc Covid-19, sẽ trải qua những cảm giác, trạng thái tinh thần như thế nào và họ đã trải qua những gì trong bệnh viện? Không nói đến những nỗi đau thiệt thòi, bài viết này chia sẻ những thông tin rất nhân văn mà thực tế: Ở cái nơi mà ranh giới của sự sống còn và mất mong manh như thế, vẫn luôn có những giọt nước mắt ấm áp, hạnh phúc từ những bệnh nhân tựa vào tình từ mẫu của đội ngũ y bác sĩ để trở về với cuộc đời.

nuoc mat cua benh nhan mac covid 19
Bên trong khu điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng ở Bệnh viện đa khoa Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Những đêm chong đèn bật khóc

“Mắc Covid-19, lúc đầu thấy sợ hãi, run rẫy, hoảng hốt, ngỡ ngàng, hoang mang, nhưng rồi có các bác sĩ luôn sát cánh bên mình, nâng cho giấc ngủ, lo cho sức khỏe, đông viên, vực dậy tinh thần nên tự tin trở lại để chiến đấu với dịch bệnh”- Đó là lời mở đầu câu chuyện của bệnh nhân H.T đang điều trị Covid-19 tại Bệnh viện đa khoa Gò Vấp (Thành phố Hồ Chí Minh).

Những đêm đầu tiên vào điều trị hầu như ông T luôn trằn trọc. Ông bảo rằng: Đang thoải mái tung tăng ở ngoài không may mắc bệnh, cuộc sống ngăn cách với bên ngoài, hụt hẫng lắm, buồn khôn tả. Gia đình lại neo người, bận bịu với nhiều công việc, không thường xuyên điện thoại hỏi han được. Cứ vào đêm khuya, cảm xúc trỗi dậy mạnh mẽ. Có đêm nỗi lo cứ len lỏi ùa vào tâm trí như những ngọn gió buồn dài. Nhưng rồi, tất thảy điều ấy đã được xua tan mà chỉ còn lại những dòng nước mắt hạnh phúc.

Mỗi thầy thuốc bước vào phòng điều trị bệnh nhân Covid-19 ở Bệnh viện đa khoa Gò Vấp đều mang trong mình ý nghĩ xem người bệnh như người thân của mình để chăm sóc, động viên nhanh chóng vượt qua dịch bệnh. Hơn ai hết, bệnh nhân T hiểu và cảm nhận rõ điều này. Ông chia sẻ: “Dù có lúc rất mệt, nhưng nghe theo bác sĩ mình tuân thủ nghiêm việc đeo khẩu trang trong phòng bệnh. Bác sĩ hướng dẫn gì làm theo đó. Họ còn như nhà tâm lý đặc biệt. Khi màn đêm buông xuống hay thấy bệnh nhân biểu hiện chán nản là động viên ngay. Các bác sĩ luôn nhắn nhủ rằng, hãy xem nhau như người thân trong căn phòng đặc biệt này để cách ly tốt, điều trị tốt. Cuộc sống tươi đẹp ngoài kia đang chờ. Ai mệt quá thì thầy thuốc xúm vào thay quần áo, lo cho cả miếng ăn, tư vấn phần ăn…”.

Bác sĩ Tú Linh đang điều trị cho các bệnh nhân nhiễm Covid-19 cho biết: Có người sức khỏe yếu, bệnh chuyển nặng dần nên thầy thuốc vừa phải sốc lại tinh thần họ, vừa phải đỡ đần giúp thay quần áo và các sinh hoạt cá nhân. Là thầy thuốc ở đây nhiều lúc chúng tôi kiêm luôn người chăm bệnh, người điều trị, người củng cố tâm lý, tinh thần cho người bệnh nữa.

Được các bác sĩ đưa đồ ăn đến tận giường, trợ giúp thay quần áo, khích lệ, khuyên nhủ mỗi lần chuẩn đi đi vào giấc ngủ, bệnh nhân T bộc bạch rằng: Đã có nhiều đêm khuy thức giấc vẫn thầy các bác sĩ đứng đó canh giấc ngủ cho mình. Rồi đi quanh từng giường bệnh quan sát bất cứ biểu hiện nào của bệnh nhân để xử lý kịp thời. Lúc ấy dòng nước mắt mình cứ tự nhiên chảy ra vì xúc động, vì hạnh phúc đã được điều trị tận tình, quan tâm chu đáo.

Những thiên thần Áo choàng Trắng

Theo Bệnh viện đa khoa Gò Vấp thông tin, do tình hình số ca mắc Covid-19 nặng tiếp tục tăng nhanh, ngày 09/07/2021, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đã ký Công văn số 4350/SYT-NVY về việc sẵn sàng 1.000 giường hồi sức cho người bệnh Covid-19 nặng và nguy kịch. Theo đó, Bệnh viện đa khoa Gò Vấp sẽ tạm chuyển đổi công năng thành bệnh viện chuyên tiếp nhận và điều trị người bệnh Covid-19 nặng và nguy kịch với quy mô 150 giường hồi sức và 350 giường người bệnh nhẹ. Các bệnh nhân nhiễm Covid-19 được đưa vào đây điều trị đúng phác đồ đồng thời các bác sĩ luôn sát cánh động viên bệnh nhân để vượt qua giai đoạn bệnh tật.

Cũng giống ông H.T, bệnh nhân N.T.M làm nghề lao động phổ thông khi biết tin mình mắc Covid-19 đưa đến Bệnh viện đa khoa Gò Vấp rất choáng váng. M cứ thần người không biết cuộc sống những ngày tiếp theo trong phòng điều trị sẽ ra sao. Anh kể: Tâm trạng lúc đầu rất nặng nề. Dù người thân động viên vẫn cứ hoang mang. Cho đến khi mỗi ngày, mỗi đêm, các thầy thuốc đến bên mình: Hỏi từ miếng ăn, lo động viên, ổn định từ giấc ngủ, theo dõi sức khỏe sát sao… thì sự tự tin dần trở lại.

Anh M xúc động nhất là các thầy thuốc cũng gian nan, xa gia đình nhưng mỗi người đều nhắn nhủ với bệnh nhân hãy mạnh mẽ. Tinh thần phấn chấn, vui vẻ cũng là liều thuốc đặc biệt để củng cố thêm sức khỏe. Anh M giải bầy: Biết mình ít có người thân gọi điện đến hỏi han nên các bác sĩ lại kể những câu chuyện về nghị lực vượt qua bệnh tật của biết bao hoàn cảnh éo le khác. Có hôm tất bật lo cho bệnh nhân từ sáng đến đầu giờ chiều mà thấy bác sĩ vẫn chưa kịp đi ăn cơm. Từ đó nỗi lo sợ tiêu tan nhường chỗ cho sự cảm động với lòng tận tình của các chiến sĩ mặc áo bluse.

Mắc Covid-19 đã chục ngày nay, bà N. vừa uống xong nước và thuốc do bác sĩ mang đến tận giường vừa cúi đầu biểu thị sự cảm ơn sâu sắc. Bà N. thổ lộ rằng: Vào phòng điều trị bệnh nhân Covid-19 các bác sĩ rất đặc biệt. Thân thiện, chăm sóc chu đáo, nhiệt tình. Hàng ngày hỏi han từ việc nhỏ như thích ăn cơm hay ăn cháo. Sau đó thì đi đo nhiệt kế, rất tốt với bệnh nhân. Bà N cũng như những bệnh nhân khác giờ đây chỉ còn một ý nghĩ mạnh mẽ nhất mỗi ngày đó là tuyệt đối làm theo các hướng dẫn của thầy thuốc, an tâm điều trị.

Hà Văn

Theo

Cùng chuyên mục
  • Dự án Bệnh viện Đa khoa Cà Mau 1.200 giường: Chủ tịch UBND tỉnh có ý kiến

    (Xây dựng) – Hội đồng tư vấn có báo cáo kiểm tra kết quả lựa chon nhà thầu Gói thầu 27. Theo đó, chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án công trình xây dựng tỉnh Cà Mau chưa xem xét toàn diện, khách quan, chưa đảm bảo quy định và mục tiêu của đấu thầu là cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Bên mời thầu là Công ty TNHH Tư vấn và Đầu tư xây dựng Hợp Nhất xem thường pháp luật và công tác đấu thầu của Nhà nước. Gói thầu 27 được xét lại. Dự án tiếp tục kéo dài.

  • Bệnh viện Nhi Hà Nội sẽ khánh thành nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

    (Xây dựng) - Dự án xây dựng Bệnh viện Nhi Hà Nội giai đoạn 1 tại phường Yên Nghĩa (quận Hà Đông) với tổng vốn gần 794 tỷ đồng sẽ khánh thành vào đầu tháng 10, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

  • Ngành Y tế Quảng Ninh chủ động công tác phòng, chống dịch bệnh sau mưa bão

    (Xây dựng) – Sau bão số 3 nhiều nơi trong tỉnh Quảng Ninh bị ngập lụt cục bộ do mưa lớn kéo dài ở hầu khắp các địa phương, làm gia tăng nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và bùng phát dịch bệnh. Ứng phó tình huống này, ngành Y tế Quảng Ninh đã chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, xử lý môi trường, an toàn thực phẩm trong và sau mưa lũ.

  • Đắk Nông: Nhiều chính sách đãi ngộ nhằm thu hút bác sỹ về công tác

    (Xây dựng) - Ngày 6/9, Phó Giám đốc Sở Y tế Đắk Nông Huỳnh Thanh Huynh đã thông báo về quy định chính sách thu hút, đãi ngộ, đào tạo phát triển nguồn nhân lực y tế trên địa bàn tỉnh.

  • Tập đoàn Y tế Phương Châu: Tổ chức Hội nghị khoa học thường niên 2024 về công nghệ mới

    (Xây dựng) – Ngày 6/9, tại thành phố Cần Thơ, Tập đoàn Y tế Phương Châu đã long trọng tổ chức Hội nghị khoa học thường niên (ACP) 2024 lần thứ 8, với chủ đề “An toàn mẹ và thai nhi từ hệ sinh thái đa chuyên khoa - mang đến trải nghiệm y tế xuất sắc cho cộng đồng”. Hội nghị thu hút hơn 1.000 đại biểu tham dự cùng với sự hiện diện của đại diện Sở Y tế thành phố Cần Thơ, các ban, ngành, các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sỹ, Bác sỹ, chuyên gia đầu ngành của các bệnh viện đến từ khắp các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam.

  • Thanh Hóa: Sẽ đầu tư xây dựng dự án hơn 360 tỷ đồng

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định số 3558/QĐ-UBND, về việc phê duyệt dự án xây dựng Trung tâm tim mạch - Hồi sức tích cực - Chẩn đoán hình ảnh và Ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa, với tổng mức đầu tư hơn 360 tỷ đồng.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load