Thứ năm 07/11/2024 13:27 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Ninh Bình: Độc đáo đám cưới truyền thống Mường ở Nho Quan

14:28 | 08/12/2023

(Xây dựng) – Đầu tháng 12/2023 một đám cưới truyền thống đậm đà bản sắc của đồng bào dân tộc Mường, ở huyện Nho Quan (Ninh Bình) được phục dựng đã đón nhận sự quan tâm của đông đảo nhân dân.

Ninh Bình: Độc đáo đám cưới truyền thống Mường ở Nho Quan
Lễ vật nhà trai chuẩn bị mang sang nhà gái đều là những thứ sẵn có, gần gũi, thân thuộc với người dân đồng bào ở địa phương.

Đám cưới truyền thống đồng bào dân tộc Mường được phục dựng, diễn ra tại Nhà sàn văn hóa cộng đồng thôn Đồng Trung, xã Quảng Lạc và nhà sàn truyền thống của hộ gia đình trong khu vực hồ Đập Trời, với gần 100 người dân và đồng bào tham gia.

Đám cưới của người Mường từ xa xưa gồm các bước sau: Bước 1 “dạm ngõ”, thăm hỏi (mở miệng), bắn tiếng (lỏng xiếng). Bước 2 là “dạm hỏi”/đặt vấn đề (kháo tiếng), hai bên bàn bạc ngày ăn hỏi. Bước 3 “vấn danh”/ăn hỏi (ti nòm), đại diện hai bên gia đình bàn bạc với nhau, đại diện nhà gái thách cưới lợn 50kg, gạo tẻ 30kg, gạo nếp 30kg, 10 cái bánh chưng, 10 cái bánh dày, 6 tấm trầu (mỗi tấm 6 lá trầu) cuộn trong lá chuối tươi, 1 buồng cau; đại diện nhà trai thống nhất các đồ lễ thách cưới với nhà gái. Bước 4 “nạp tài”, nhà trai chuẩn bị lễ vật mang sang nhà gái (lợn trong giọ, gà trong lồng, rượu trong vò, gạo trong thúng, bánh trên mâm, trầu cau trong thúng). Bước 5 “lễ cưới” (ti cháu) lễ vật nhà trai mang sang nhà gái gồm 1 chai rượu, 1 cơi trầu (em gái chú rể mang lễ xin dâu). Bước 6 “lại mặt”.

Để chuẩn bị cho đám cưới, nhà trai nhà gái bố trí đầy đủ bàn thờ, bếp, gác bếp truyền thống, chiếu hoa trải sàn, phòng cưới, cổng chào đám cưới bằng vật dụng sẵn có như: Lá dừa, tre nứa.. Nghệ thuật trình diễn trong đám cưới của người Mường khá độc đáo bởi xuyên suốt lễ cưới là tiếng hát giao duyên đi đón dâu, đưa dâu, hát chúc mừng đám cưới và hát giao duyên giữa đằng trai - đằng gái khi tổ chức lễ cưới.

Ninh Bình: Độc đáo đám cưới truyền thống Mường ở Nho Quan
Việc phục dựng đám cưới truyền thống của người Mường ở Nho Quan là một trong các hoạt động thiết thực góp phần bảo tồn văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc ở đây.

Khi đón dâu, người cầm chiêng sẽ đi đầu, vừa đi vừa hát giao duyên vang động núi rừng, cô dâu phải gài dao sừng nai vào cạp váy, khi về đến nơi sẽ diễn ra lễ trải chiếu hoa; đoàn đón dâu về đến nhà thì mẹ chồng chạy ra giữa nhà, chạy vòng quanh cây cột 3 vòng sau đó vào phòng hoặc đi ra ngoài trốn con dâu; cô dâu và đoàn đưa dâu múc nước rửa chân sau đó lên nhà sàn; cô dâu chú rể làm lễ cúng tổ tiên; lễ nhận anh em họ hàng của cô dâu…

Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Lạc, ông Bùi Như Gạc cho biết: Xã có 7.300 nhân khẩu tại 8 thôn, trong đó 73% là đồng bào dân tộc Mường. Thực hiện Dự án 6 – Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023 trên địa bàn huyện Nho Quan, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện phối hợp với xã Quảng Lạc, tổ chức phục dựng đám cưới truyền thống của đồng bào dân tộc Mường, đây là một trong các hoạt động thiết thực góp phần bảo tồn văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc ở đây.

Thực hiện nếp sống văn hóa mới, nghi lễ cưới theo phong tục cổ truyền của đồng bào dân tộc Mường hiện nay, đã được rút gọn và văn minh, không thách cưới quá nhiều lễ vật cũng như vật chất. Việc phục dựng đám cưới của người Mường là một trong những hoạt động rất thiết thực nhằm phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống, của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Nho Quan.

Anh Tú

Theo

Cùng chuyên mục
  • Đề xuất giải pháp bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật tại chùa Phổ Quang

    (Xây dựng) – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Công văn số 4839/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Phú Thọ đề xuất giải pháp bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật tại chùa Phổ Quang.

  • Sóc Trăng: Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo sẽ diễn ra từ ngày 9-15/11

    (Xây dựng) – Nhằm tôn vinh những nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer, đặc biệt là các hoạt động văn hóa lễ hội; đáp ứng tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu sinh hoạt đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào các dân tộc trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, tỉnh Sóc Trăng nói riêng, tỉnh Sóc Trăng tổ chức Lễ hội Óoc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I, năm 2024.

  • Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

    (Xây dựng) - UBND Thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch tổ chức Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 (The HaNoi Culinary Culture Festival 2024). Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 diễn ra trong 3 ngày (29-30/11 và 1/12) tại Công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng).

  • Phát huy những giá trị di sản văn hoá Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, công tác bảo tồn phải luôn tuân thủ các yêu cầu rất nghiêm ngặt, vừa phải bảo vệ tổng thể di tích bao gồm bảo vệ các công trình kiến trúc gắn liền với bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ di sản văn hoá vật chất đi đôi với bảo vệ và phát huy những giá trị văn hoá tinh thần.

  • Khám phá 8 di sản thế giới trên vùng đất Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Cố đô Huế với bề dày lịch sử và văn hóa đặc sắc, là tỉnh duy nhất của Việt Nam sở hữu 8 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới và Di sản khu vực. Trong đó, có 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác.

  • Vĩnh Long: Di sản làng nghề trăm tuổi bên dòng Cổ Chiên

    (Xây dựng) - Nhằm bảo tồn và phát triển “Vương quốc lò gạch” Mang Thít trở thành vùng di sản đương đại có giá trị mang tầm cỡ quốc tế, một điểm đến trên bản đồ du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt Ðề án “Di sản đương đại Mang Thít” với diện tích 3.060ha, thuộc 4 xã: Mỹ Phước, Mỹ An, Nhơn Phú và Hòa Tịnh, với sản phẩm du lịch trọng điểm là “Vương quốc lò gạch”.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load