(Xây dựng) - Trần nhà được thiết kế tốt không chỉ đem đến sự thoải mái và tiện nghi cho người dùng mà còn là điểm nhấn quan trọng giúp tôn lên vẻ đẹp sang trọng của ngôi nhà. Tuy nhiên, chất liệu làm trần nhà rất phong phú và đa dạng. Vì vậy, bạn muốn sở hữu một không gian sống thật ưng ý, hãy lựa chọn những loại vật liệu làm trần nhàđược ưa chuộng sau đây.
Chất liệu thạch cao
Trần thạch cao là chất liệu làm trần phổ biến nhất hiện nay bởi có tính thẩm mỹ cao và mức giá rất phù hợp. Đây cũng được xem là loại trần có khả năng ứng dụng vào rất nhiều loại công trình khác như làm vách ngăn vệ sinh cho nhà tắm công cộng. Chất liệu thạch cao có khả năng cách âm, có độ bền cao và chống thấm, chống cháy tốt. Trần thạch cao cũng có thể thiết kế với nhiều kiểu họa tiết cầu kì theo nhiều phong cách khác nhau nên rất thích hợp cho những ngôi nhà sang trọng, cao cấp.Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của chất liệu thạch cao làm trần là chống nước kém, nếu nhà bạn bị dột thấm nước thì trần thạch cao sẽ bị ố vàng, bong tróc nhìn rất mất thẩm mỹ. Không chỉ vậy, nếu gặp nhiệt độ cao, tấm thạch cao có thể bị nứt vỡ gây nguy hiểm, khối lượng thạch cao khá lớn nên gây khó khăn khi thi công.
Chất liệu nhôm
Đặc tính của chất liệu nhôm này truyền nhiệt gián tiếp kém, bề mặt mát sẽ rất phù hợp cho các gia đình sinh sống tại khu vực có thời tiết nóng quanh năm. Hơn thế nữa, đây còn là một giải pháp chống nóng cho gia đình một cách vô cùng hoàn hảo. Không chỉ vậy, trần nhôm có độ bền rất cao, không bị cong vênh, mối mọt, cũng không bị thấm nước. Vì vậy, trần nhôm được sử dụng khá nhiều cho các công trình lớn và văn phòng.
Trần nhôm có khả năng tiêu âm, cách âm khá tốt, mang lại không gian yên tĩnh. Chất liệu lại nhẹ nên rất dễ dàng lắp đặt. Tuy nhiên, nhược điểm của trần nhôm là không có nhiều kiểu dáng, mẫu mã và ít tạo được điểm nhấn trong không gian nội thất.
Chất liệu gỗ
Trần gỗ cũng là một xu hướng được ưa chuộng hiện nay vì tính thẩm mỹ và nghệ thuật cao. Những trần nhà bao bởi những bức khảm gỗ đem đến sự sang trọng, gần gũi với thiên nhiên với những đường vân hoàn hảo, nhất là với những ngôi nhà có nội thất làm bằng gỗ như tủ, bàn ghế gỗ, kết hợp với trần gỗ sẽ tạo nên một tổng thể không gian hài hòa.
Tuy nhiên, trần gỗ thường được sử dụng ở các vùng có khí hậu ôn hòa và lạnh. Những khu vực có khí hậu nóng ẩm không nên sử dụng trần nhà làm bằng gỗ bởi loại vật liệu này có thể dễ dàng bị cong, nứt, vênh nếu gặp thời tiết nắng nóng kéo dài. Điều này sẽ làm mất tính thẩm mỹ của không gian nội thất.
Chất liệu nhựa
Việc sử dụng chất liệu bằng nhựa để làm trần nhà sẽ giúp cho chúng ta tiết kiệm được một khoản lớn chi phí về giá vật liệu và chi phí nhân công. Tuổi thọ trung bình của trần nhựa này sẽ dao động trong khoảng từ 5 - 10 năm. Nhược điểm lớn nhất của trần nhựa là khả năng chống nhiệt kém, dễ bị bám bẩn và ố vàng sau một thời gian sử dụng.
Để đảm bảo yếu tố thẩm mỹ và độ bền cho trần nhà, bạn nên thường xuyên vệ sinh bề mặt của trần để đảm bảo không bị cáu bẩn gây mất mỹ quan.
Tấm màn căng xuyên sáng
Trần xuyên sáng là giải pháp ứng dụng công tán sáng hiện đại đến từ châu Âu và được cấu tạo với 3 phần chính đó là tấm màn căng, hệ thống khung xương và dàn đèn led. Có rất nhiều loại tấm màn căng xuyên sáng để cho quý khách lựa chọn như tấm bầu trời, tấm phong cảnh, tấm hoa đào… Mỗi một mẫu thiết kế sẽ đem đến cho không gian nội thất một nét riêng biệt. Tuy nhiên, có một điểm chung mà tất các công trình trần xuyên sáng đem lại đó chính là tạo không gian mở giúp không gian nội thất trở lên rộng và thoáng hơn.
Không chỉ bền đẹp và dễ tạo hình, trần xuyên còn giúp gia chủ dễ dàng kết hợp hài hòa từ những đồ vật trong căn phòng để tạo nên một không gian thực sự lung linh. Với khả năng ứng dụng rộng rãi, tính thẩm mỹ cao cùng độ bền lên tới 20 năm, trần xuyên sáng đang được ưa chuộng hiện nay.
Đoan Trang (Ảnh: Internet)
Theo