Thứ sáu 08/11/2024 01:40 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

“Những cánh cửa Yuendumu” lần đầu tiên được giới thiệu tại Việt Nam

10:32 | 09/12/2020

(Xây dựng) - Triển lãm Những cánh cửa Yuendumu, một trong những bộ sưu tập văn hóa và nghệ thuật quan trọng nhất tại Úc, được khai mạc vào ngày 8/12/2020 và kéo dài đến ngày 31/01/2021 tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.

nhung canh cua yuendumu lan dau tien duoc gioi thieu tai viet nam
Bà Đại sứ Australia và Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam cắt băng khai mạc triển lãm.

Tiếp nối trưng bày Canning: Huyền thoại một con đường và Hồi sinh: Mặt nạ vùng eo biển Torres vào năm 2016 và năm 2018, triển lãm này sẽ tiếp tục đưa nền văn hóa bản địa độc đáo của Úc đến với khán giả Việt Nam và làm sâu sắc hơn mối quan hệ nhân dân giữa hai nước.

Triển lãm giới thiệu 15 trong tổng số 30 bức tranh được vẽ bởi những người Warlpiri lớn tuổi trên những cánh cửa tại trường học cộng đồng Yuendumu. Đây là một trong những thử nghiệm đầu tiên của người Warlpiri trong việc sử dụng màu acrylic – một phương pháp hội họa đến từ phương Tây – để khắc họa cuộc sống hàng ngày và Mộng thời – hệ thống tín ngưỡng của người Thổ dân về sự tạo lập thế giới. Mỗi cánh cửa không chỉ là một kiệt tác, mà còn là kho tàng vô giá chứa đựng kiến thức và lịch sử Warlpiri.

Úc là quê hương của một trong những nền văn hóa lâu đời nhất trên thế giới hiện vẫn còn tồn tại, với những cộng đồng Thổ dân đã sinh sống tại đây gần 60.000 năm trước khi người châu Âu đến định cư.

Trong số những cộng đồng Thổ dân sinh sống tại miền Trung nước Úc trong hàng ngàn năm, người Warlpiri là một trong những nhóm người lớn nhất. Trong phần lớn lịch sử Warlpiri, những câu chuyện Mộng thời được vẽ trên cát, và sau đó bị gió sa mạc xóa nhòa. Mặc dù những câu chuyện này được truyền lại qua các thế hệ, người Warlpiri không có phương pháp bền vững nào để bảo tồn nền hội họa độc đáo của họ cho thế hệ tương lai.

Vào đầu những năm 1980, người Warlpiri quyết định rằng họ cần tìm cách lưu giữ truyền thống tổ tiên và các giá trị văn hóa của họ cho thế hệ trẻ và giới thiệu các giá trị này với thế giới bên ngoài vùng sa mạc. Để hiện thực hóa mục tiêu này, vào năm 1984, một nhóm người Warlpiri lớn tuổi được mời vẽ những câu chuyện Mộng thời lên các cánh cửa lớp học tại trường học cộng đồng Yuendumu.

Tổng cộng ba mươi cánh cửa đã được vẽ, với những họa tiết độc đáo thể hiện những câu chuyện Mộng thời, dạy các thế hệ trẻ em Yuendumu về quê hương Warlpiri, tổ tiên và truyền thống của họ. Những tác phẩm này cũng đánh dấu sự bắt đầu của hội họa Warlpiri đương đại, sử dụng phương pháp hội họa phương Tây cùng những màu sắc tươi sáng để giới thiệu vẻ đẹp nghệ thuật văn hóa Thổ dân đến với công chúng.

Đại sứ Australia tại Việt Nam Robyn Mudie chia sẻ: “Tôi rất tự hào được giới thiệu Những cánh cửa Yuendumu tới khán giả Việt Nam lần đầu tiên thông qua triển lãm này. Bộ sưu tập này không chỉ là một phần vô giá của nền văn hóa Thổ dân Úc độc đáo – một trong những nền văn hóa lâu đời nhất trên thế giới – mà còn thể hiện cách truyền lại di sản văn hóa qua các thế hệ. Chúng tôi rất vui được tiếp tục làm việc với Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam để giới thiệu nền văn hóa bản địa của Úc tới khán giả Việt Nam và tăng cường hiểu biết giữa hai quốc gia”.

Tiến sỹ Đặng Xuân Thanh - Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam bày tỏ: “Đây là lần thứ ba Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán Australia tổ chức triển lãm các tác phẩm của Thổ dân Úc. Thông qua triển lãm này, chúng tôi mong muốn công chúng có cơ hội hiểu biết về tri thức dân gian của Thổ dân Úc ở một vùng đất xa xôi. Từ đó thêm trân quý các giá trị truyền thống của cha ông và có ý thức trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị di sản văn hóa trong bối cảnh hội nhập”.

Trưng bày quốc tế lưu động này được phát triển bởi Bảo tàng Nam Úc với sự phối hợp của Bảo tàng Quốc gia Úc và Bộ Ngoại giao và Thương mại. Bảo tàng Nam Úc là nơi những cánh cửa thật đang được bảo tồn và trưng bày, sau 12 năm trải qua nắng gió sa mạc tại trường học Yuendumu.

Hạ Nhiên

Theo

Cùng chuyên mục
  • Đề xuất giải pháp bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật tại chùa Phổ Quang

    (Xây dựng) – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Công văn số 4839/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Phú Thọ đề xuất giải pháp bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật tại chùa Phổ Quang.

  • Sóc Trăng: Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo sẽ diễn ra từ ngày 9-15/11

    (Xây dựng) – Nhằm tôn vinh những nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer, đặc biệt là các hoạt động văn hóa lễ hội; đáp ứng tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu sinh hoạt đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào các dân tộc trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, tỉnh Sóc Trăng nói riêng, tỉnh Sóc Trăng tổ chức Lễ hội Óoc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I, năm 2024.

  • Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

    (Xây dựng) - UBND Thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch tổ chức Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 (The HaNoi Culinary Culture Festival 2024). Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 diễn ra trong 3 ngày (29-30/11 và 1/12) tại Công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng).

  • Phát huy những giá trị di sản văn hoá Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, công tác bảo tồn phải luôn tuân thủ các yêu cầu rất nghiêm ngặt, vừa phải bảo vệ tổng thể di tích bao gồm bảo vệ các công trình kiến trúc gắn liền với bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ di sản văn hoá vật chất đi đôi với bảo vệ và phát huy những giá trị văn hoá tinh thần.

  • Khám phá 8 di sản thế giới trên vùng đất Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Cố đô Huế với bề dày lịch sử và văn hóa đặc sắc, là tỉnh duy nhất của Việt Nam sở hữu 8 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới và Di sản khu vực. Trong đó, có 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác.

  • Vĩnh Long: Di sản làng nghề trăm tuổi bên dòng Cổ Chiên

    (Xây dựng) - Nhằm bảo tồn và phát triển “Vương quốc lò gạch” Mang Thít trở thành vùng di sản đương đại có giá trị mang tầm cỡ quốc tế, một điểm đến trên bản đồ du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt Ðề án “Di sản đương đại Mang Thít” với diện tích 3.060ha, thuộc 4 xã: Mỹ Phước, Mỹ An, Nhơn Phú và Hòa Tịnh, với sản phẩm du lịch trọng điểm là “Vương quốc lò gạch”.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load