Thứ sáu 20/09/2024 19:47 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Sức khỏe /

Nghiên cứu phát triển vắc xin phòng Covid-19 Made in Việt Nam: Những tín hiệu mới

22:41 | 12/06/2021

(Xây dựng) - Tại cuộc làm việc với các nhà khoa học, các đơn vị, doanh nghiệp tham gia nghiên cứu, sản xuất vắc xin phòng chống Covid-19 tại Việt Nam ngày 7/6 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định: Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và sản xuất vắc xin trong nước là 1 trong 2 trụ cột chiến lược Vắc xin của Việt Nam. Tất cả những công việc này phải tiến hành khẩn trương, “vừa chạy vừa xếp hàng”.

nghie n cu u pha t trie n va c xin pho ng covid 19 made in viet nam nhung tin hieu moi
Đã 6 tháng kể từ ngày tiêm thử nghiệm vắc xin Việt Nam giai đoạn 1, kết quả đáp ứng tốt.

Thực hiện chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, ngay từ khi dịch bệnh Covid-19 xuất hiện ở Việt Nam, cùng với việc nỗ lực tìm kiếm, tiếp cận, đàm phán, trao đổi với các nhà sản xuất, đối tác phát triển, sản xuất, cung ứng vắc xin phòng Covid-19 trên thế giới, Bộ Y tế đã chỉ đạo các đơn vị nghiên cứu phát triển và sản xuất vắc xin trong nước chủ động, tích cực, khẩn trương triển khai các nghiên cứu phát triển, thử nghiệm lâm sàng vắc xin “Made in Việt Nam”;

Đồng thời mở rộng tìm kiếm hợp tác chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin từ nước ngoài để nhanh chóng có vắc xin phòng chống dịch bệnh chủ động cho Việt Nam.

Vắc xin nội bước vào thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3

Theo Cục Khoa học công nghệ & đào tạo (Bộ Y tế), đến nay, cả nước có 02 nhà sản xuất đang nghiên cứu, phát triển vắc xin phòng Covid-19, trong đó:

Một ứng viên vắc xin đã được phê duyệt thử nghiệm lâm sàng (TNLS) giai đoạn 3 là vắc xin Nanocovax của Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học Dược Nanogen.

Do điều kiện cấp thiết về vắc xin phòng chống dịch bệnh, để thúc đẩy tiến độ nghiên cứu nhằm sớm có vắc xin phục vụ công tác phòng chống dịch, Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học quốc gia đã tổ chức các cuộc họp, thảo luận kỹ và thống nhất cho phép triển khai gối đầu TNLS giai đoạn 3, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo đúng các quy định chặt chẽ về tính khoa học, đảm bảo chất lượng vắc xin.

Ngày 11/6/2021, Bộ Y tế đã có Quyết định số 2899/QĐ-BYT về việc phê duyệt đề cương nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 vắc xin Nanocovax phòng Covid-19.

Tổ chức nhận TNLS là Học viện Quân y và Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh; địa điểm triển khai tại Học viện Quân y, tỉnh Hưng Yên, Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Long An, tỉnh Tiền Giang và một số đơn vị đủ điều kiện theo quy định tại các tỉnh triển khai nghiên cứu;

Đối tượng nghiên cứu từ 18 tuổi trở lên đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn lựa chọn và không có bất kỳ tiêu chuẩn loại trừ nào theo đề cương nghiên cứu.

Số lượng đối tượng tham gia nghiên cứu TNLS giai đoạn 3 dự kiến khoảng 13.000 người để đánh giá tính an toàn, đáp ứng miễn dịch và hiệu lực bảo vệ của vắc xin (bao gồm 1.000 đối tượng để đánh giá giữa kỳ về tính an toàn và sinh miễn dịch).

Điểm mạnh của vắc xin Việt Nam là bảo quản được trong nhiệt độ tủ lạnh bình thường (2 - 8 độ), trong khi vắc xin của một số hãng đang sản xuất phải bảo quản đến nhiệt độ âm 75 độ, khó khăn trong việc vận chuyển.

Một ứng viên vắc xin phòng Covid-19 khác đang TNLS giai đoạn 1 là vắc xin COVIVAC của Viện Vắc xin và sinh phẩm Nha Trang.

Hiện vắc xin này đang triển khai TNLS giai đoạn 1. Báo cáo giũa kỳ giai đoạn 1 để chuyển tiếp nghiên cứu giai đoạn 2 tại Thái Bình.

Quy mô sản xuất trên nền cơ sở vật chất hiện có: IVAC dự kiến quy mô sản xuất khoảng 6 triệu liều vắc xin/năm và có thể nâng công suất khi được đầu tư; Nanogen dự kiến quy mô sản xuất khoảng 20 - 30 triệu liều vắc xin/năm và có thể nâng công suất khi được đầu tư. Để nâng công suất các nhà sản xuất cần đầu tư thêm các trang thiết bị chuyên dụng và mở rộng nhà xưởng.

nghie n cu u pha t trie n va c xin pho ng covid 19 made in viet nam nhung tin hieu moi
2 sản phẩm vắc xin của Nanogen dạng tiêm và xịt.

3 doanh nghiệp nghiên cứu chuyển giao công nghệ vắc xin từ nước ngoài

Ngày 7/5/2021, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 2301/QĐ-BYT thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình nghiên cứu chuyển giao công nghệ và sản xuất vắc xin phòng Covid-19.

Một Doanh nghiệp lớn ở Việt Nam đã thảo luận, đàm phán với Nhà sản xuất Hoa Kỳ về điều kiện chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin COVID-19 từ tinh chất mRNA (Vắc xin này chỉ cần tiêm 1 liều duy nhất 5 mg, có khả năng bảo vệ cao (dựa trên kết quả TNLS giai đoạn 1, 2), có nhiệt độ bảo quản 20 độ C - 80 độ C, hiện tại vắc xin đã kết thúc thử nghiệm giai đoạn 1, 2).

Nhà máy đầu tư theo chuẩn công nghệ của nhà sản xuất sẽ có công suất 100-200 triệu liều/ năm dự định bắt đầu sản xuất từ Quý 4/2021 hoặc Quý 1/2022. Công ty cổ phần Tiến bộ quốc tế (AIC) đã hỗ trợ liên hệ với Công ty sản xuất vắc xin của Nhật Bản theo công nghệ tiên tiến.

Hiện nay, Công ty TNHH MTV Vắc xin và Sinh phẩm số 1 (VABIOTECH) đang xúc tiến đàm phán với đối tác Nhật Bản để sớm tiếp nhận chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin cho Việt Nam.

VABIOTECH cũng đã ký thỏa thuận với Quỹ đầu tư trực tiếp của Liên bang Nga về việc đóng ống vắc xin phòng Covid-19 Sputnik-V từ bán thành phẩm với quy mô 5 triệu liều/tháng bắt đầu từ tháng 7/2021, tiến tới chuyển giao công nghệ sản xuất với quy mô 100 triệu liều/năm.

9 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm gỡ khó cho sản xuất vắc xin Việt Nam

Về các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ bao gồm: Một là, công tác lãnh đạo, chỉ đạo phải kịp thời, đúng hướng, quyết liệt, hiệu quả, bám sát thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo.

Thứ hai, phải quyết tâm tháo gỡ bằng được các vướng mắc về mặt pháp lý, các Bộ ngành phải bám sát tình hình, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao để giải quyết, đề xuất hướng giải quyết các vướng mắc này.

Thứ ba, huy động nguồn lực, kinh phí bằng nhiều hình thức khác nhau, trong đó hợp tác công – tư là chủ đạo, bảo đảm hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa lợi ích của nhà nước, người dân và doanh nghiệp, cùng với các hình thức huy động, các nguồn hợp pháp khác như Quỹ vaccine phòng chống Covid-19, với mục tiêu tất cả vì sức khỏe và sinh mạng của người dân, của cộng đồng.

Thứ tư, về con người, phải có ngay cơ chế, chính sách để tập hợp, huy động và nâng cao trình độ để các nhà khoa học có động lực nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vaccine. Đặc biệt, phải khuyến khích cả về vật chất và tinh thần để các nhà khoa học phát huy tinh thần yêu nước, trách nhiệm với cộng đồng và lòng say mê nghiên cứu, duy trì điều này lâu dài, ổn định. Đảng, Nhà nước trân trọng và ghi nhận đóng góp của các nhà khoa học.

Thứ năm, nghiên cứu rút ngắn thời gian thử nghiệm và đánh giá vaccine, vừa thận trọng, bảo đảm an toàn, vừa phù hợp với thực tiễn.

Thứ sáu, nghiên cứu rút gọn quy trình cấp phép vaccine trên cơ sở thực tiễn và khoa học, bảo đảm an toàn, kịp thời, hiệu quả, công khai, minh bạch, khách quan, chống tiêu cực.

Thứ bảy, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý, nhà khoa học, nhà sản xuất, với sự hợp tác của người dân.

Thứ tám, công tác truyên truyền bài bản, chặt chẽ, đúng hướng, hiệu quả, truyền cảm hứng để người dân tin tưởng, ủng hộ theo phương châm người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.

Thứ chín, về phân công, tổ chức thực hiện, Thủ tướng giao Ban Chỉ đạo quốc gia là đầu mối, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trực tiếp chỉ đạo công tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vaccine nói chung và vaccine phòng chống Covid-19 nói riêng.

Bộ Y tế thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vaccine; báo cáo, đề xuất các cấp có thẩm quyền tháo gỡ mọi khó khăn, vướng mắc về thể chế, tài chính, con người, quy trình thử nghiệm, đánh giá và cấp phép vaccine. Làm tốt công tác dự báo để cân đối cung cầu, điều tiết về mặt vĩ mô, tránh lãng phí nguồn lực. Xây dựng kế hoạch chiến dịch tiêm vaccine trong thời gian tới.

Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất cơ chế chính sách ưu đãi để đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vaccine, trong đó có vấn đề bản quyền, sở hữu trí tuệ… Bộ Tài chính nghiên cứu, bổ sung các cơ chế về tài chính. Các bộ, ngành khác chủ động, tích cực phối hợp hiệu quả theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Bài: Nghiên cứu phát triển vắc xin phòng chống Covid- 19 Made in Việt Nam: Những tín hiệu mới tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ.

Huệ Anh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Cà Mau: Chấm dứt dự án đầu tư xây dựng Trường Đại học Y dược hơn 1.000 tỷ đồng

    (Xây dựng) – Thông tin từ UBND tỉnh Cà Mau cho biết, tỉnh vừa có thông báo chấm dứt hợp đồng thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất đối với dự án đầu tư xây dựng Trường Đại học Y dược Cà Mau. Nguyên nhân đến từ việc nhà đầu tư vi phạm về nghĩa vụ trong hợp đồng đã ký.

  • Dự án Bệnh viện Đa khoa Cà Mau 1.200 giường: Chủ tịch UBND tỉnh có ý kiến

    (Xây dựng) – Hội đồng tư vấn có báo cáo kiểm tra kết quả lựa chon nhà thầu Gói thầu 27. Theo đó, chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án công trình xây dựng tỉnh Cà Mau chưa xem xét toàn diện, khách quan, chưa đảm bảo quy định và mục tiêu của đấu thầu là cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Bên mời thầu là Công ty TNHH Tư vấn và Đầu tư xây dựng Hợp Nhất xem thường pháp luật và công tác đấu thầu của Nhà nước. Gói thầu 27 được xét lại. Dự án tiếp tục kéo dài.

  • Bệnh viện Nhi Hà Nội sẽ khánh thành nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

    (Xây dựng) - Dự án xây dựng Bệnh viện Nhi Hà Nội giai đoạn 1 tại phường Yên Nghĩa (quận Hà Đông) với tổng vốn gần 794 tỷ đồng sẽ khánh thành vào đầu tháng 10, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

  • Ngành Y tế Quảng Ninh chủ động công tác phòng, chống dịch bệnh sau mưa bão

    (Xây dựng) – Sau bão số 3 nhiều nơi trong tỉnh Quảng Ninh bị ngập lụt cục bộ do mưa lớn kéo dài ở hầu khắp các địa phương, làm gia tăng nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và bùng phát dịch bệnh. Ứng phó tình huống này, ngành Y tế Quảng Ninh đã chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, xử lý môi trường, an toàn thực phẩm trong và sau mưa lũ.

  • Đắk Nông: Nhiều chính sách đãi ngộ nhằm thu hút bác sỹ về công tác

    (Xây dựng) - Ngày 6/9, Phó Giám đốc Sở Y tế Đắk Nông Huỳnh Thanh Huynh đã thông báo về quy định chính sách thu hút, đãi ngộ, đào tạo phát triển nguồn nhân lực y tế trên địa bàn tỉnh.

  • Tập đoàn Y tế Phương Châu: Tổ chức Hội nghị khoa học thường niên 2024 về công nghệ mới

    (Xây dựng) – Ngày 6/9, tại thành phố Cần Thơ, Tập đoàn Y tế Phương Châu đã long trọng tổ chức Hội nghị khoa học thường niên (ACP) 2024 lần thứ 8, với chủ đề “An toàn mẹ và thai nhi từ hệ sinh thái đa chuyên khoa - mang đến trải nghiệm y tế xuất sắc cho cộng đồng”. Hội nghị thu hút hơn 1.000 đại biểu tham dự cùng với sự hiện diện của đại diện Sở Y tế thành phố Cần Thơ, các ban, ngành, các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sỹ, Bác sỹ, chuyên gia đầu ngành của các bệnh viện đến từ khắp các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load