Thứ sáu 08/11/2024 05:29 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Mùa đông cây bàng lá đỏ...

10:06 | 14/01/2021

(Xây dựng) - Hà Nội có nhiều loài cây, loài hoa dễ thương và quyến rũ đã đi vào thơ ca nhưng có một loài cây gần gũi, bình dị, thân thương - ấy là cây bàng… Hầu như góc mỗi con phố cổ, phố cũ nào cũng có bóng dáng cây bàng.

mua dong cay bang la do

Những ngày đông giá lạnh cuối năm, nhiều đường phố Thủ đô trở nên ấm áp và đẹp lạ kỳ khi những cây bàng cùng thay lá đỏ. Hình ảnh “cây bàng lá đỏ” nằm kề bên “phố xưa nhà cổ, mái ngói thâm nâu” đã trở nên quen thuộc khi ngắm bức tranh Hà Nội vào mùa đông. Cây bàng - cũng như nhiều loài cây khác trồng trên các đương phố Hà Nội - là nét đẹp dễ ưa vì chúng dễ trồng, sinh trưởng khỏe, chịu được gió bão, nhanh tỏa bóng mát và đặc biệt là lúc chuyển mùa có những khoảnh khắc rất đẹp.

Mỗi mùa, cây bàng lại mang một vẻ đẹp riêng. Mùa xuân búp non như thắp lửa. Mùa hè vòm lá xanh mướt tiếng ve. Thu sang, lá vàng dần và lác đác chuyển sang đỏ. Rồi đến những ngày giá rét của mùa đông, lá bàng mới “rủ nhau” rực lên sắc đỏ trên khắp các con phố. Trong không khí hối hả những ngày cuối năm, ta chợt giật mình khi thấy phố phường khoác lên mình tấm áo choàng sắc xanh, sắc vàng, sắc đỏ nâu tía của những tán lá bàng rực rỡ đến mê hoặc dưới nắng nhạt mùa đông.

Có người cho rằng Hà Nội được thiên nhiên ưu ái quá nhiều. Mùa xuân, mùa hạ, mùa thu đều có những loài hoa đẹp không nơi nào có được. Đến ngay cả mùa đông, mùa của cái rét và của những cành khô, thiên nhiên cũng có cách pha màu làm đẹp cho Hà Nội. Khi đó, những tán lá bàng với những chiếc lá màu xanh, màu vàng, màu cam, màu đỏ, nâu tía hòa quyện vào nhau khiến mỗi cây bàng trở thành một cây hoa rực rỡ nở bừng lên giữa khung cảnh xam xám, nhờ nhờ của mùa đông. Lá bàng đỏ au trên từng tán lá cây, trải thảm dưới lòng đường, hè phố như những đốm lửa làm ấm khoảng trời đông lạnh giá. Những chiếc lá bàng đỏ rực ở thời khắc chuẩn bị lìa cành như thắp ấm bầu trời giá lạnh là hình ảnh tuyệt đẹp giữa mùa đông Hà Nội.

Nhắc đến cây bàng Hà Nội, có lẽ nhiều người nhớ đến những ca từ “Hà Nội mùa thu, cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ…” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Đúng là bàng bắt đầu đỏ lá vào mùa thu nhưng chưa thật rộ. Chỉ đến mùa đông, lá bàng mới chuyển màu đỏ thắm đồng loạt hơn. Có thể nói, sắc đỏ lá bàng mùa đông ở Hà Nội cũng đặc biệt tựa như sắc đỏ lá phong ở Hàn Quốc hoặc Canada... Nếu đến Hà Nội mùa này, ta có thể nhẹ nhàng dạo bước trên phố ngắm những tán lá bàng đang chuyển màu thật kỳ ảo.

Cây bàng mùa đông đẹp là thế nhưng cũng có những người khó chịu. Đó là cây bàng thường có nhiều sâu róm hoặc những quả chín rụng bây giờ chẳng được lũ trẻ đoái hoài cứ lăn lóc nơi vỉa hè khiến người đi bộ sơ ý trượt ngã khi dẫm phải… Rồi thảm lá bàng già khô trút ào ào xuống đường phố khiến công nhân vệ sinh phải mất nhiều công sức hơn để quét dọn, nếu không, chúng có thể gây tắc nghẽn cống thoát nước.

Thực tế là bây giờ các loại cây xanh đô thị phong phú hơn đã chiếm không gian của cây bàng. Tuy vậy, dù còn ít, cây bàng vẫn được nhiều người yêu quý bởi vẻ đẹp lá đỏ mùa đông của chúng đã làm duyên cho Hà Nội. Những ngày cuối năm, khi các cây bàng trên khắp phố phường đồng loạt rực màu lá đỏ, Hà Nội bỗng trở nên đẹp xao xuyến lòng người.

Nguyễn Hữu Mão

Theo

Cùng chuyên mục
  • Đề xuất giải pháp bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật tại chùa Phổ Quang

    (Xây dựng) – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Công văn số 4839/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Phú Thọ đề xuất giải pháp bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật tại chùa Phổ Quang.

  • Sóc Trăng: Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo sẽ diễn ra từ ngày 9-15/11

    (Xây dựng) – Nhằm tôn vinh những nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer, đặc biệt là các hoạt động văn hóa lễ hội; đáp ứng tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu sinh hoạt đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào các dân tộc trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, tỉnh Sóc Trăng nói riêng, tỉnh Sóc Trăng tổ chức Lễ hội Óoc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I, năm 2024.

  • Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

    (Xây dựng) - UBND Thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch tổ chức Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 (The HaNoi Culinary Culture Festival 2024). Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 diễn ra trong 3 ngày (29-30/11 và 1/12) tại Công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng).

  • Phát huy những giá trị di sản văn hoá Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, công tác bảo tồn phải luôn tuân thủ các yêu cầu rất nghiêm ngặt, vừa phải bảo vệ tổng thể di tích bao gồm bảo vệ các công trình kiến trúc gắn liền với bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ di sản văn hoá vật chất đi đôi với bảo vệ và phát huy những giá trị văn hoá tinh thần.

  • Khám phá 8 di sản thế giới trên vùng đất Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Cố đô Huế với bề dày lịch sử và văn hóa đặc sắc, là tỉnh duy nhất của Việt Nam sở hữu 8 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới và Di sản khu vực. Trong đó, có 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác.

  • Vĩnh Long: Di sản làng nghề trăm tuổi bên dòng Cổ Chiên

    (Xây dựng) - Nhằm bảo tồn và phát triển “Vương quốc lò gạch” Mang Thít trở thành vùng di sản đương đại có giá trị mang tầm cỡ quốc tế, một điểm đến trên bản đồ du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt Ðề án “Di sản đương đại Mang Thít” với diện tích 3.060ha, thuộc 4 xã: Mỹ Phước, Mỹ An, Nhơn Phú và Hòa Tịnh, với sản phẩm du lịch trọng điểm là “Vương quốc lò gạch”.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load