Thứ năm 07/11/2024 17:27 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội sẽ diễn ra vào đầu tháng 12/2022

18:29 | 02/11/2022

(Xây dựng) - Theo UBND Thành phố Hà Nội, Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2022 dự kiến diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 2 đến 4/12/2022, tại Phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm.

le hoi ao dai du lich ha noi se dien ra vao dau thang 122022
Ảnh minh họa.

Sân khấu chính của Lễ hội tại khu vực đền Bà Kiệu dọc theo trục đường phố Đinh Tiên Hoàng đến ngã tư giữa phố Đinh Tiên Hoàng, phố Hàng Khay, phố Tràng Tiền, phố Hàng Bài và triển lãm áo dài trong không gian tượng đài Lý Thái Tổ.

Lễ khai mạc dự kiến diễn ra từ 20 giờ đến 21 giờ 30 ngày 2/12, tại đền Bà Kiệu gồm 3 chương trình. Chương trình 1 mang tên "Truyền thống và lịch sử áo dài theo dòng thời gian với Hà Nội, với Huế, với Thành phố Hồ Chí Minh".

Chương 2 mang tên "Thăng hoa áo dài Việt như một nguồn tài nguyên vô tận trong du lịch, là sản phẩm kết tinh di sản truyền thống, văn hóa bản địa và sáng tạo hiện đại", gồm chương trình biểu diễn của các thương hiệu lữ hành, lưu trú, ẩm thực, các bộ sưu tập áo dài của các hãng hàng không, các khách sạn, nhà hàng.

Chương 3 mang tên "Áo dài - Nét đẹp văn hóa, biểu tượng của vẻ đẹp và tâm hồn người phụ nữ Việt Nam và mang phong cách, tâm hồn người Việt, người Hà Nội đến với bạn bè và du khách quốc tế đến từ năm châu với các màn biểu diễn áo dài của người mẫu chuyên nghiệp trong nước và quốc tế".

Theo Sở Du lịch Hà Nội, việc tổ chức Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2022 là một trong những hoạt động góp phần vào phục hồi, phát triển du lịch Thủ đô sau hơn 2 năm ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Đồng thời, bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc; khai thác, tôn vinh tà áo dài truyền thống của dân tộc Việt Nam làm nguồn sáng tạo, là sản phẩm của các loại hình du lịch độc đáo và hiệu quả.

Đây cũng là cơ hội để quảng bá tà áo dài 3 miền Bắc - Trung - Nam; tạo cơ hội quảng bá, giới thiệu, giao lưu, hợp tác, ký kết cùng phát triển giữa các doanh nghiệp du lịch của Hà Nội với các nhà thiết kế thời trang áo dài, các nghệ nhân, nghệ sĩ.

Khánh Diệp

Theo

Cùng chuyên mục
  • Đề xuất giải pháp bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật tại chùa Phổ Quang

    (Xây dựng) – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Công văn số 4839/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Phú Thọ đề xuất giải pháp bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật tại chùa Phổ Quang.

  • Sóc Trăng: Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo sẽ diễn ra từ ngày 9-15/11

    (Xây dựng) – Nhằm tôn vinh những nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer, đặc biệt là các hoạt động văn hóa lễ hội; đáp ứng tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu sinh hoạt đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào các dân tộc trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, tỉnh Sóc Trăng nói riêng, tỉnh Sóc Trăng tổ chức Lễ hội Óoc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I, năm 2024.

  • Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

    (Xây dựng) - UBND Thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch tổ chức Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 (The HaNoi Culinary Culture Festival 2024). Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 diễn ra trong 3 ngày (29-30/11 và 1/12) tại Công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng).

  • Phát huy những giá trị di sản văn hoá Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, công tác bảo tồn phải luôn tuân thủ các yêu cầu rất nghiêm ngặt, vừa phải bảo vệ tổng thể di tích bao gồm bảo vệ các công trình kiến trúc gắn liền với bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ di sản văn hoá vật chất đi đôi với bảo vệ và phát huy những giá trị văn hoá tinh thần.

  • Khám phá 8 di sản thế giới trên vùng đất Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Cố đô Huế với bề dày lịch sử và văn hóa đặc sắc, là tỉnh duy nhất của Việt Nam sở hữu 8 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới và Di sản khu vực. Trong đó, có 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác.

  • Vĩnh Long: Di sản làng nghề trăm tuổi bên dòng Cổ Chiên

    (Xây dựng) - Nhằm bảo tồn và phát triển “Vương quốc lò gạch” Mang Thít trở thành vùng di sản đương đại có giá trị mang tầm cỡ quốc tế, một điểm đến trên bản đồ du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt Ðề án “Di sản đương đại Mang Thít” với diện tích 3.060ha, thuộc 4 xã: Mỹ Phước, Mỹ An, Nhơn Phú và Hòa Tịnh, với sản phẩm du lịch trọng điểm là “Vương quốc lò gạch”.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load