Thứ ba 21/05/2024 17:19 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Huyện đảo Lý Sơn lại chi chục tỷ trồng cây xanh, cải tạo Quảng trường

22:26 | 11/11/2022

(Xây dựng) – Chính quyền huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) tiếp tục chi 10 tỷ đồng để trồng mới cây xanh, thảm cỏ, đồng thời “đập đi xây lại” nhiều hạng mục tại Quảng trường Trung tâm huyện và Dinh Tam Tòa trước sự ngỡ ngàng của người dân địa phương.

huyen dao ly son lai chi chuc ty trong cay xanh cai tao quang truong
Huyện Lý Sơn đang đầu tư nhiều tỷ đồng để cải tạo Quảng trường trung tâm huyện.

Những ngày này, thời tiết xấu khiến nhịp sống trên đảo Lý Sơn dường như chậm lại. Thế nhưng, tại Quảng trường Trung tâm huyện, không khí thi công lại khá khẩn trương. Máy công trình hoạt động hết công suất để bóc tách phần đất mặt tại các ô vốn là thảm cỏ, nhưng hiện đã hết xanh. Cùng với đó, hạng mục tường ngăn giữa Quảng trường và Nhà trưng bày Hải đội Hoàng Sa đã bị đập bỏ và xây lại, nhà thầu đang tập trung đổ bê tông, tháo ván khuôn các bồn hoa, bậc cấp lên xuống và đế đặt đá cảnh quan.

Khi được hỏi, nhiều người dân huyện đảo tiền tiêu này đều tỏ ra ngơ ngác trước việc chính quyền cho đào xới khu vực Quảng trường. Phần đông đều lấy làm khó hiểu khi công trình chỉ mới hoàn thành và đưa vào sử dụng chưa lâu, nay lại được “bung” lên làm tiếp. “Dân ở đây chỉ thấy làm, chứ không biết làm gì”, một tài xế lái xe chở khách du lịch trên đảo cho biết.

huyen dao ly son lai chi chuc ty trong cay xanh cai tao quang truong
Thuốc diệt cỏ được sử dụng để làm chết toàn bộ thảm cỏ tại Quảng trường huyện Lý Sơn.

Thông tin đến Phóng viên Báo điện tử Xây dựng, ông Trần Đình Hùng – Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và Phát triển quỹ đất huyện Lý Sơn cho biết, đơn vị được UBND huyện giao nhiệm vụ chủ đầu tư dự án “Trồng cây cảnh quan trên địa bàn huyện Lý Sơn”, khởi công vào ngày 7/10/2022 vừa qua. Có tổng mức đầu tư 10 tỷ đồng, sử dụng vốn ngân sách huyện. Trong đó, chi phí xây dựng hơn 7,9 tỷ đồng, chi phí quản lý dự án hơn 288 triệu đồng, chi phí tư vấn xây dựng gần 670 triệu đồng, cùng dự phòng chi và chi phí khác hơn 1 tỷ đồng.

Dự án do Công ty TNHH Tư vấn và Xây dựng Quảng Châu chịu trách nhiệm khảo sát, lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật. Được Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn Phạm Thị Hương phê duyệt chủ trương đầu tư vào ngày 2/8/2022, trên cơ sở đề nghị của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và Phát triển quỹ đất huyện và Báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định chủ trương đầu tư huyện Lý Sơn.

huyen dao ly son lai chi chuc ty trong cay xanh cai tao quang truong
Nhiều hạng mục được đầu tư xây dựng mới.

Đây là công trình xây dựng mới, kết hợp chỉnh trang do chủ đầu tư trực tiếp quản lý, không thực hiện phương án giải phóng mặt bằng và tái định cư. Dự án được đầu tư với mục tiêu làm tăng vẻ đẹp cảnh quan, tạo thêm các điểm du lịch, ngắm cảnh và làm tăng tính trang nghiêm của các khu di tích lịch sử trên đảo.

Theo Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng được duyệt thì công trình có quy mô gồm hai hợp phần: Cây xanh CXM20 – Trước Dinh Tam Tòa và Cây xanh Quảng trường Trung tâm huyện.

Trong đó, khu vực thực hiện dự án trước Dinh Tam Tòa có diện tích hơn 2.470m2. Gồm các hạng mục: San nền; đường nội bộ; cải tạo đường bê tông; bố trí bệ ngồi bằng đá tự nhiên; làm bó vỉa bằng đá Granite tổng chiều dài gần 250m; xây dựng bồn hoa, tiểu cảnh; trồng cây bóng mát, thảm cỏ cảnh quan… trang bị hệ thống cấp điện, chiếu sáng và tưới nước tự động.

huyen dao ly son lai chi chuc ty trong cay xanh cai tao quang truong
Đế đặt tảng đá cảnh quan đã được xây dựng.

Còn tại Quảng trường Trung tâm huyện sẽ tiến hành tháo dỡ hơn 1.740m bó vỉa bê tông hiện hữu tại các ô trồng cây SV1, SV2 để thay thế toàn bộ bằng bó vỉa đá Granite khối (kích thước 180x150x1000mm). Đập bỏ hơn 77m tường rào bê tông phía Đông – Giáp Nhà trưng bày Lý Sơn để xây lại bồn hoa bê tông ốp đá và bậc cấp.

Các thảm cỏ lá gừng hiện trạng trong Quảng trường sẽ được đơn vị thi công xén thành các vần cỏ và sử dụng thuốc diệt cỏ làm chết, sau đó bóc đi tất cả phần cỏ chết cùng lớp đất dày 20cm, rồi đổ lại 10cm đất hữu cơ và trồng lại một thảm… cỏ lá gừng mới.

huyen dao ly son lai chi chuc ty trong cay xanh cai tao quang truong
Công trình Quảng trường huyện đảo có tổng mức đầu tư 25 tỷ đồng vừa hoàn thành và đưa vào sử dụng giữa năm 2020…

Đáng chú ý, khu vực giáp khách sạn Mường Thanh sẽ đặt một khối đá cẩm thạch vân mây tự nhiên dài 6m, rộng 2,1m và cao 1m, khắc âm chữ “Quảng trường Lý Sơn” bằng thư pháp và được đặt trên bệ đỡ bê tông cốt thép.

Ngoài ra, một số bồn hoa kết hợp bệ ngồi ốp đá sẽ được xây dựng mới; các lối đi sẽ được làm mới bằng gạch Terrazzo; xây mới và ốp đá granite tự nhiên bậc cấp lối đi; đắp đất tạo đồi cảnh quan và trồng các loại cây: Bằng lăng, Bàng vuông, Huyết giác, Trúc vàng, Hoa giấy, dứa Agao… và thảm bằng các loại cỏ: Xuyến chi, lá gừng.

huyen dao ly son lai chi chuc ty trong cay xanh cai tao quang truong
… nhưng đã có dấu hiệu hư hỏng, xuống cấp.

Theo hợp đồng được ký kết giữa chủ đầu tư và liên danh nhà thầu Công ty TNHH Cấp thoát nước và Dịch vụ Môi trường; Công ty TNHH Thương mại Xây dựng và Dịch vụ vận tải Biển Đông thì dự án sẽ hoàn thành, bàn giao vào ngày 25/12/2022. Hiện tại, liên danh nhà thầu này đã thực hiện được khoảng 25% giá trị hợp đồng, bó vỉa đá Granite đã được tập kết đến chân công trường, tảng đá cảnh quan đang được gia công.

huyen dao ly son lai chi chuc ty trong cay xanh cai tao quang truong
Trong vòng hơn 3 năm, huyện đảo Lý Sơn đã hai lần chi chục tỷ để trồng cây xanh, thảm cỏ và cải tạo cảnh quan.

Bà Phạm Thị Hương – Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết, dự án được đầu tư nhằm mục đích thay đổi diện mạo, tăng tính kết nối và làm đẹp cảnh quan cho địa phương. “Huyện chỉ xin cải tạo lại một số cây, hoa và hạng mục do không chịu được điều kiện gió bão ở đảo, còn lại giữ nguyên thiết kế lâu nay của Quảng trường” - Bà Hương nói.

huyen dao ly son lai chi chuc ty trong cay xanh cai tao quang truong

Theo dữ liệu của Phóng viên Báo điện tử Xây dựng, đây là lần thứ 2 trong vòng hơn 3 năm, huyện đảo Lý Sơn chi chục tỷ cho việc trồng cây xanh, thảm cỏ và cải tạo cảnh quan. Cụ thể, năm 2019, từ nguồn ngân sách địa phương, chính quyền huyện Lý Sơn cũng đầu tư 10 tỷ đồng để trồng cây xanh tạo bóng mát, kiến thiết đô thị tại trung tâm huyện với các chủng loại cây có nguồn gốc “ngoại” như: Bàng Đài Loan, Osaka… Sau hơn 3 năm trồng trên đất đảo, do gặp điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu không thích hợp với điều kiện sinh trưởng… nên số cây này gần như không phát triển, còi cọc… và trở thành đề tài bàn tán rôm rả của người dân, du khách về sự lãng phí trong đầu tư, sử dụng ngân sách Nhà nước.

Còn dự án Quảng trường Trung tâm huyện Lý Sơn có diện tích hơn 15.700m2, hoàn thành và đưa vào sử dụng tháng 7/2020, với tổng mức đầu tư 25 tỷ đồng. Đến thời điểm hiện tại, công trình đã hết thời hạn bảo hành và bắt đầu có dấu hiệu hư hỏng, xuống cấp… tạo nguy hiểm tiềm tàng cho người dân và du khách, gây mất mỹ quan.

Huyện đảo Lý Sơn cách đất liền 15 hải lý (27km), là huyện đảo duy nhất của tỉnh Quảng Ngãi, có diện tích tự nhiên hơn 10km2, dân số trên 22.000 người. Những năm trở lại đây, do thường xuyên phải đương đầu với nhiều cơn bão lớn, dịch Covid-19 hoành hành, giá nhiên liệu tăng cao, thiếu hụt nước ngọt, cùng việc thực hiện chính quyền một cấp… đã khiến đời sống người dân huyện đảo gặp rất nhiều khó khăn. Tỉnh Quảng Ngãi đã nhiều lần kiến nghị Trung ương đưa địa phương này vào diện đặc biệt khó khăn, để người dân được hưởng những chế độ, chính sách trợ cấp, an sinh xã hội.

Lê Danh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Bài 1: Lời khẩn cầu của người dân bị thu hồi đất

    (Xây dựng) - Năm 2004, UBND tỉnh Trà Vinh phê duyệt dự án đầu tư xây dựng đường số 1, giao cho Sở Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư. 20 năm qua, hàng trăm người dân bị thu hồi đất không biết đến bao giờ Nhà nước giao nền tái định cư. Nhiều hộ bám trụ trên khu đất Nhà nước thu hồi còn sót lại bị mất quyền lợi, không được sửa nhà, không sổ đỏ. Con đường số 1 hoàn thành giờ như con đường “ma” bởi hai bên cỏ dại mọc đầy cùng lời than của người dân lao động. Song, việc thực hiện dự án phát hiện tiêu cực bởi 2 lần thanh tra điều kết luận có sai phạm nhưng có dấu hiệu “chìm xuồng”.

  • Hoài Đức: Cần làm rõ các phản ánh về “loạt” vi phạm trong quản lý đất đai, trật tự xây dựng tại xã Đức Thượng

    (Xây dựng) – Xã Đức Thượng (huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội) từ lâu đã trở thành “điểm nóng” với những vi phạm trong công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng. Trong khi các vi phạm cũ chưa được xử lý dứt điểm, mới đây, Báo điện tử Xây dựng tiếp tục nhận được thông tin phản ánh về tình trạng nhiều nhà xưởng, nhà hàng, công trình nhà ở kiên cố xây dựng trên đất nông nghiệp tại xã Đức Thượng. Người dân cho rằng, các vi phạm này đã nhận được sự “bao che”, tiếp tay của chính quyền, nên vẫn ngang nhiên tồn tại.

  • Vĩnh Phúc: Cần làm rõ việc xây dựng, lắp đặt các gian hàng giới thiệu sản phẩm OCOP của Trung tâm Khuyến nông có đúng quy định pháp luật?

    (Xây dựng) - Vừa qua, Báo điện tử Xây dựng nhận được phản ánh của người dân liên quan đến việc các gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP của Trung tâm Khuyến nông (thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc) được xây dựng, lắp đặt không đúng theo quy định, tiềm ẩn gây mất an toàn giao thông…

  • Thạch Thất (Hà Nội): Nhà xưởng xây dựng không phép tại Khu công nghiệp Thạch Thất - Quốc Oai

    (Xây dựng) - Công trình nhà xưởng rộng hàng nghìn m2 tại Khu công nghiệp Thạch Thất - Quốc Oai thuộc xã Phùng Xá (Thạch Thất, Hà Nội) ngang nhiên xây dựng không phép. Tuy nhiên, cơ quan chức năng của huyện Thạch Thất lại không có biện pháp ngăn chặn và xử lý khiến dư luận vô cùng bức xúc.

  • Hà Nội: Cần gỡ vướng thủ tục cấp chỉ giới đường đỏ

    (Xây dựng) - Gần đây, Báo điện tử Xây dựng nhận được phản ánh của nhiều người dân trên địa bàn Thành phố Hà Nội gặp khó khăn trong việc xin cấp giấy phép xây dựng công trình. Nguyên nhân do khu đất xin giấy phép xây dựng có 1 phần thuộc quy hoạch mở đường, nên phải thực hiện thủ tục cấp chỉ giới đường đỏ trước khi cấp phép xây dựng. Song đến nay, việc cấp chỉ giới đường đỏ tại các quận, huyện gặp khó khăn, đình trệ, lúng túng do chưa được hướng dẫn cụ thể hoặc chưa được bàn giao cơ sở dữ liệu. Để giải đáp vấn đề này, Báo điện tử Xây dựng đã có ghi nhận thực tế tại một số quận trên địa bàn Hà Nội.

  • Mường Lát (Thanh Hóa): Phản hồi về công trình thi công sai thiết kế mà Báo điện tử Xây dựng phản ánh

    (Xây dựng) – Nội dung Báo điện tử Xây dựng phản ánh về kè chống sạt lở trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Trung Lý, hệ thống tường rào, sân nhà văn hóa xã Trung Lý thi công sai hồ sơ thiết kế là đúng thực tế, UBND huyện Mường Lát yêu cầu tư vấn giám sát và nhà thầu thi công sớm khắc phục những tồn tại, thiếu sót tại công trình.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load