Thứ bảy 05/10/2024 10:15 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Hương tháng Chạp

10:00 | 10/02/2024

(Xây dựng) - Tháng Chạp mưa phùn, bầu trời âm u trong màn sương trắng đục, không gian như co hẹp lại. Ngày ngắn lại mà đêm cũng chẳng dài thêm. Năm cũ sắp hết, chuẩn bị đón một cái Tết cận kề.

Hương tháng Chạp

Trong làng, người lớn, trẻ con đều tất bật. Ngoài đồng, trong vườn và trong mỗi gia đình toát lên một âm thanh mùi vị thật đặc biệt rất khó diễn tả, đó là hương tháng Chạp.

Tờ mờ sáng, bọn trẻ chúng tôi chưa ra khỏi chăn, đã nghe tiếng ẽo ẹt của cái che kéo mía đầu làng. Mùi thơm của mật mía ngọt lừ, bay theo ngọn gió, luồn lách qua bờ cây, ngọn cỏ. Hương mật đặc quánh lại, trong cơn gió lạnh, len lỏi, trườn qua tấm chăn mỏng vào tận giường. Không ai bảo ai, chúng tôi tung chăn ngồi dậy, bất chấp trời rét, chạy ùa ra chỗ kéo che. Lò nấu mật rừng rực than hồng. Chảo mật từ màu trắng đục của nước mía đang chuyển sang màu vàng. Mấy bác canh chảo lấy gáo múc nước mật đổ ra bát. Anh em chúng tôi vừa thổi, vừa húp. Ôi chao! Nước mật thơm ngon, quyến rũ vô cùng.

Trong vườn, hương táo chín nồng nàn. Dạo này, mẹ bận nhiều việc, không hái kịp. Dưới gốc, táo rụng một lớp quả dày, sau vài ngày, táo lên men, bốc mùi thơm nồng nàn như men rượu. Giàn trầu không được bà che lớp lá chuối khô, vẫn tỏa mùi thơm hăng hắc, cay cay quen thuộc. Trong sân, khoai từ, khoai vạc, dỡ về chưa bán kịp, chất từng khóm nhỏ. Có củ khi thu hoạch bị lưỡi cuốc làm cho gãy, bốc mùi nhừa nhựa. Mùa này mẹ lấy củ sắn, củ khoai vạc hay dong riềng cạo lớp vỏ lụa bên ngoài thả vào chảo mật. Khi chín vớt ra ăn, thứ đặc sản đó chắc chỉ có quê tôi mới có. Củ gừng tươi thái mỏng xâu chuỗi, thả vào chảo mật, trở thành kẹo gừng vừa cay, vừa ngọt. Sau này, tôi ăn nhiều thứ kẹo nhưng chưa có loại nào ngọt ngào như thế. Mùi vị món ăn tuy đơn giản nhưng khắc sâu trong tâm trí những người con xa quê.

Cơn gió bấc thoảng qua, một mùi vị quen thuộc đủ làm cho quê hương sống dậy trong lòng. Có đêm, tôi thao thức không ngủ, khi bắt gặp đâu đó một hình bóng thân thương. Ngoài đồng, đang chuẩn bị cày cấy vụ đông xuân. Mùi gốc rạ thối quyện với mùi bùn đất sền sệt, cứ quanh quẩn trong từng thửa ruộng. Luống mạ tỏa ra mùi hương lúa non ngòn ngọt. Những mùi vị ấy quấn quýt lấy nhau, tạo cảm giác gần gũi, thân thương đến lạ. Luống cải, mẹ để giống, trổ hoa vàng rực góc vườn. Chắc hoa cải cũng có mùi thơm nhưng trong không gian có nhiều mùi thơm nổi trội nên tôi không nhận ra chăng? Chỉ thấy từng đàn ong đậu rồi bay trên vạt hoa, hai chân sau vàng khè những nhụy. Khi bọn ong bay đi, tạo nên những vệt dài như vệt nắng trong không gian, trông ấm áp lạ thường.

Tranh thủ những ngày hiếm hoi có nắng, cha đem gói bột hương ra phơi lại. Mùi trầm, mùi ngũ vị, mùi bột hương chưa thắp nhưng tỏa ra ngào ngạt. Tấm giấy chuẩn bị quấn hương trở nên trắng hơn trong sắc vàng của nắng hanh và gió bấc. Không gian như được ủ một lớp hương, làm cho tâm hồn thư thái, trong những ngày bộn bề công việc.

Đêm tháng Chạp không yên tĩnh, ta có thể lắng nghe được bước thời gian đi khe khẽ, nhưng dứt khoát. Tiếng trời đất trở mình, tiếng chồi cây tách vỏ nhè nhẹ, thầm thì. Tiếng thở hổn hển của gió, trong thời khắc giao mùa, tạo nên âm thanh rộn rực. Người người ít ngủ bởi tháng củ mật chăng, hay mọi người bị cuốn theo nhịp bước, chuyển động của đất trời? Cha mẹ cũng âm thầm chạy đua với thời gian bằng đôi tay, đôi chân không ngơi nghỉ. Tôi nằm nghe, trong cơn gió bấc, hình như có tiếng người chuyện trò thì thầm từ xa vẳng lại. Những gia đình có người thân đi xa, đêm đêm, trông ngóng người thân trở về. Một tiếng chó sủa xa là lắng tai nghe ngóng. Nghe tiếng lá rơi khẽ ngoài vườn cũng thao thức chờ đón tiếng gọi cửa.

Trong thâm tâm mọi người, vừa mong thời gian trôi chậm lại để hoàn thành nốt phần công việc, vừa mong thời gian trôi nhanh, để được đoàn tụ người thân sau một năm trời xa cách.

Trời chưa sáng đã nghe tiếng bước chân rậm rịch của người đi chợ. Trong màn sương mờ đục, dòng người gồng gánh như trôi đi trên đường. Phiên chợ làng nhộn nhịp họp sớm tan lâu, giai đoạn này, mọi người không còn khái niệm về thời gian buổi trưa hay buổi chiều nữa. Hàng hóa chủ yếu phục vụ cho cái tết đã cận kề. Công việc bộn bề nhưng không nhốn nháo. Tất cả được hình thành trong tiềm thức mỗi người như một lập trình định sẵn.

Thời gian trôi về cuối tháng, không gian dường như hẹp lại. Mọi người tất bật lo tết. Không khí gia đình ấm cúng hẳn ra. Mẹ chặt tàu lá chuối phơi ngoài hiên cho héo, để gói bánh, có mùi thơm ngòn ngọt. Sợi trúc cha chẻ phơi ngoài sân cũng tỏa ra vị đặc trưng thơm thảo của núi rừng. Trên cành cây chưa thấy mầm non nhú lộc mà đã nghe phảng phất của mùi vị hoa trái. Trong màn đêm xôn xao tiếng cựa quậy của sự hồi sinh. Việc đồng áng đã lo xong, bây giờ mọi người chuyên tâm lo tết. Người đi công tác hay đi làm ăn xa đã về đầy đủ. Trên các nghĩa trang hương trầm tỏa khói. Người sống quây quần bên nhau, họ cũng không quên được những người đã khuất. Lời thì thầm, thành kính, quyện theo khói hương bay vào nơi linh thiêng, cầu mong cho cuộc sống an bình, hạnh phúc.

Bấy lâu nay bộn bề bao công việc, sáng nay, chợt nhìn cây đào trước ngõ, mấy ngày trước cành trụi lá, hôm nay, đã lấm tấm đơm hoa. Trên cao, làn gió mang hơi ấm của mùa Xuân; bầu trời cao rộng hơn. Thi thoảng, một vài cánh én chợt chao nghiêng, làm cho màn sương mù tách ra một khoảng ánh sáng lớn. Trong gia đình mỗi người xích lại gần nhau hơn. Hơi ấm của bếp lửa nấu bánh, của sự đoàn tụ gia đình. Mùi hương trầm quện vào nhiều thứ mùi nữa tạo nên mùi vị đặc biệt, gần gũi, ấm áp.

Mùi vị này đã không ngừng lớn lên theo năm tháng, và theo người đi xa muôn nơi, để đến khi chạm khẽ vào làn gió heo may, lòng lại xốn xang nhớ về quê cũ. Người đi xa tóc đã hoa râm, cũng giống như đứa trẻ ở làng, đang đếm ngược thời gian để chờ đến tết. Tiếng cười nói rộn ràng, trong giờ phút đoàn tụ, chuẩn bị đón chào một năm mới, tạo nên mùi hương tháng Chạp - hương vị ấm áp tình thân.

Trần Lan

Theo

Cùng chuyên mục
  • Sắp diễn ra Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình

    (Xây dựng) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 25 năm Hà Nội được UNESCO trao danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” (16/7/1999 – 16/7/2024), UBND Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm – biểu tượng văn hóa lịch sử của Thủ đô. Chương trình là dịp tôn vinh truyền thống lịch sử của Hà Nội, đồng thời quảng bá hình ảnh Thủ đô yêu chuộng hòa bình đến toàn thể người dân và bạn bè quốc tế.

  • Triển lãm “Thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô 70 năm xây dựng và phát triển”

    (Xây dựng) – Sáng 4/10, tại Bảo tàng Hà Nội, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Triển lãm “Thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô 70 năm xây dựng và phát triển”.

  • Hà Nội: Giao 23.100m2 đất thực hiện dự án Trung tâm văn hóa, thể dục thể thao xã Đông Hội

    (Xây dựng) - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký ban hành Quyết định số 5112/QĐ-UBND về việc giao 23.100m2 đất tại xã Mai Lâm, xã Đông Hội, huyện Đông Anh cho UBND huyện Đông Anh để thực hiện dự án xây dựng Trung tâm văn hóa, thể dục thể thao xã Đông Hội.

  • Bảo tàng Quảng Ninh mở cửa trở lại đón khách tham quan

    (Xây dựng) - Từ ngày 30/9, Bảo tàng Quảng Ninh mở cửa trở lại đón khách tham quan, sau hơn 3 tuần tập trung mọi nguồn lực khắc phục hậu quả nặng nề do bão số 3 gây ra. Đồng thời, Bảo tàng cũng đưa dịch vụ thuyết minh tự động bằng hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh vào phục vụ khách tham quan.

  • Hà Nội: Triển lãm Sách sẽ khai mạc vào ngày 09/10

    (Xây dựng) - Thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, (10/10/1954 - 10/10//2024), Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND Thành phố Hà Nội và Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức Triển lãm Sách từ ngày 09/10 đến ngày 13/10/2024, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam số 44 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

  • Tam Dương (Vĩnh Phúc): Bảo tồn và phát huy nghệ thuật tuồng cổ trong xây dựng Làng văn hóa kiểu mẫu tại xã Hoàng Đan

    (Xây dựng) - Nhằm bảo vệ, giữ gìn và phát huy nghệ thuật tuồng cổ, huyện Tam Dương (Vĩnh Phúc) đã triển khai nhiều giải pháp như: Hỗ trợ kinh phí đối với nghệ nhân lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể và hỗ trợ kinh phí hoạt động, duy trì và phát triển Câu lạc bộ Tuồng xã Hoàng Đan, giai đoạn 2024-2030.

Xem thêm
  • Kiên Giang: Lễ hội truyền thống kỷ niệm 156 năm Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực

    (Xây dựng) - Đây không chỉ là dịp tưởng nhớ công lao của người anh hùng mà còn là dịp để kết nối cộng đồng, góp phần giới thiệu những giá trị văn hóa, lịch sử tốt đẹp của Kiên Giang đến bạn bè trong và ngoài nước…

    20:26 | 29/09/2024
  • Văn hóa nghệ thuật – cầu nối hữu nghị giữa Việt Nam và Thụy Điển, Đan Mạch

    (Xây dựng) - Nhân dịp kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Thụy Điển và 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Điển và Đại sứ quán Việt Nam tại Đan Mạch tổ chức Tuần Văn hóa Việt Nam tại Thụy Điển và Đan Mạch năm 2024. Sự kiện diễn ra từ ngày 4 - 12/9/2024, nhằm quảng bá tinh hoa văn hóa Việt Nam, góp phần thắt chặt quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam với hai quốc gia Bắc Âu.

    20:15 | 28/09/2024
  • Lễ trao Giải báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh lần thứ VII sẽ diễn ra vào tối 28/9

    (Xây dựng) - Lễ trao Giải báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh lần thứ VII - năm 2024 sẽ diễn ra vào 19h30, ngày 28/9/2024 (thứ Bảy) tại Hoàng thành Thăng Long Hà Nội. Đây là một trong những hoạt động có ý nghĩa quan trọng, thiết thực kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).

    16:16 | 28/09/2024
  • Phương án bảo tồn biệt thự trăm năm tuổi “nhà lầu ông Phủ” ở Biên Hòa

    (Xây dựng) - Liên quan đến công trình biệt thự cổ Đốc phủ Võ Hà Thanh (còn gọi là “nhà lầu ông Phủ”), Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai vừa đề xuất 4 phương án để bảo tồn. Trước đó, Tỉnh ủy Đồng Nai cũng đã có ý kiến giữ lại ngôi biệt thự này để bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc.

    14:35 | 28/09/2024
  • Khai mạc Triển lãm Mỹ thuật lần thứ II, hướng tới chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh Đắk Lắk

    (Xây dựng) - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk vừa tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm Mỹ thuật tỉnh Đắk Lắk lần thứ II năm 2024. Triển lãm là một trong những hoạt động thiết thực hướng tới chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 – 22/11/2024).

    11:43 | 28/09/2024
  • Đồng Nai: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa công trình kiến trúc “nhà lầu ông Phủ”

    (Xây dựng) - Liên quan biệt thự “nhà lầu ông Phủ” có nguy cơ bị đập bỏ khi thi công dự án đường ven sông Đồng Nai được dư luận quan tâm trong những ngày qua, sau khi nghe các đơn vị liên quan báo cáo, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai quyết định giữ lại công trình cổ 100 năm tuổi này để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc.

    09:44 | 28/09/2024
  • “Gieo mầm Thiện tâm” - Nơi gặp gỡ của những trái tim vì cộng đồng

    (Xây dựng) - Đêm nhạc “Gieo mầm Thiện tâm”, do Vingroup và SpaceSpeakers Label đồng tổ chức vào ngày 29/9 tại Vinhomes Ocean Park 2, đang nhận được sự quan tâm và ủng hộ rộng rãi từ cộng đồng và các nhà hảo tâm. Ngoài ý nghĩa nhân văn của một chương trình thiện nguyện, sự kiện còn thu hút khi có sự góp mặt của hơn 20 nghệ sĩ hàng đầu Việt Nam, mang tới nhiều phần trình diễn lần đầu tiên ra mắt công chúng.

    05:37 | 27/09/2024
  • Nhiều hoạt động đặc sắc tại Hội sách Hà Nội lần thứ IX năm 2024

    (Xây dựng) - Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), 25 năm Hà Nội được Tổ chức Giáo dục - Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) vinh danh là “Thành phố vì hòa bình”, Hội sách Hà Nội lần thứ IX năm 2024 với chủ đề “Hà Nội: Thủ đô văn hiến, anh hùng - Thành phố vì hòa bình” do UBND Thành phố Hà Nội phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo tổ chức với sự tham gia của hơn 30 nhà xuất bản, doanh nghiệp phát hành sách trong cả nước, sẽ mang lại không gian văn hóa đọc và nhiều chương trình giao lưu, trải nghiệm sách hấp dẫn.

    17:17 | 26/09/2024
  • Vĩnh Phúc: Độc đáo kiến trúc nhà thờ tổ họ Bùi Việt Nam

    (Xây dựng) - Nhà thờ tổ họ Bùi tọa lạc tại phường Xuân Hòa, Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là nhà thờ tổ lớn nhất Việt Nam với diện tích 35.000m2, tổng kinh phí xây dựng lên tới 208 tỷ đồng.

    11:43 | 26/09/2024
  • Đồng Nai: Cần đầu tư thêm thiết chế văn hóa phục vụ cộng đồng

    (Xây dựng) - Biên Hòa, một đô thị lớn nhưng còn thiếu nhiều thiết chế văn hóa như: Nhà hát, trung tâm văn hóa, nhà tang lễ, quảng trường, sân vận động vẫn chưa được đầu tư xây dựng hoặc đã được xây dựng nhưng chưa xứng tầm quy mô. Sở Xây dựng mới đây đã đề xuất tỉnh “nhà” cần đầu tư thêm một số công trình văn hóa phục vụ tinh thần cho người dân như: Quảng trường Thành cổ, quảng trường Sông Phố.

    10:34 | 26/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load