Thứ bảy 09/11/2024 02:29 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Bất động sản /

Hội thảo kết thúc và bàn giao sản phẩm dự án “Xây dựng chính sách tổng thể Nhà ở xã hội Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030”

22:40 | 20/04/2021

(Xây dựng) - Ngày 20/4, tại Hà Nội, Bộ Xây dựng Việt Nam phối hợp với Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc KOICA tổ chức Hội thảo kết thúc và bàn giao sản phẩm dự án “Xây dựng chính sách tổng thể Nhà ở xã hội Việt Nam trong giai đoạn 2021 -2030” (Dự án).

Dự án sử dụng vốn ODA viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Hàn Quốc được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 848/QĐ-TTg ngày 12/7/2018, nhằm hỗ trợ nghiên cứu xây dựng khung chính sách và bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về nhà ở tại Việt Nam. Thời gian thực hiện các hoạt động của Dự án trong 3 năm.

hoi thao ket thuc va ban giao san pham du an xay dung chinh sach tong the nha o xa hoi viet nam giai doan 2021 2030
Ông Bùi Xuân Dũng - Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) phát biểu chào mừng Hội thảo.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Bùi Xuân Dũng - Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng - Việt Nam) cho biết: Việc đô thị hóa nhanh tuy có tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội nhưng với sức ép gia tăng dân số cũng kéo theo một số hệ lụy, trong đó cóviệc các điều kiện về kết cấu hạ tầng như nhà ở, trường học, bệnh viện… không đáp ứng kịp nhu cầu của người dân sống tại đô thị, đặc biệt là nhu cầu của người thu nhập thấp.

Mặc dù Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, nhưng kết quả phát triển nhà ở xã hội vẫn còn nhiều hạn chế. Đến nay việc phát triển nhà ở xã hội cho các đối tượng thu nhập thấp khu vực đô thị, công nhân khu công nghiệp trên cả nước mới chỉ đạt khoảng 42% so với mục tiêu đã đề ra.

Do vậy, để công tác đầu tư, phát triển nhà ở xã hội đảm bảo mục tiêu, yêu cầu thì từ năm 2018, Bộ Xây dựng và cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc KOICA, dưới sự cho phép của Chính phủ 02 nước, đã bắt đầu hợp tác thực hiện dự án “Xây dựng chính sách tổng thể nhà ở xã hội tại Việt Nam trong giai đoạn 2021-2030”, nhằm nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và khảo sát tình hình thực tế của Việt Nam để đề xuất cơ chế chính sách về phát triển nhà ở xã hội phù hợp với tình hình thực tế, xu hướng phát triển của Việt Nam giai đoạn 2021-2030 và giải quyết tốt vấn đề nhà ở xã hội trong thời gian tới của Việt Nam.

Dự án đã đi vào giai đoạn cuối và đã đạt được một số kết quả rất rất đáng khích lệ. Nhiều sáng kiến, đề xuất của Dự án đã được Bộ Xây dựng nghiên cứu, tham khảo vận dụng trong việc xây dựng chính sách nhà ở xã hội như: đề xuất về quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội, cải cách thủ tục mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội, hoàn thiện các quy định về ưu đãi và thủ tục lựa chọn chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội… được thể hiện ngay trong Nghị định số 49/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.

Các đề xuất, kiến nghị cũng như những chia sẻ kinh nghiệm về hoàn thiện cơ chế chính sách trong phát triển nhà ở xã hội của các chuyên gia Hàn Quốc sẽ là tiền đề để Bộ Xây dựng làm cơ sở nghiên cứu, xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền trong quá trình rà soát, phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia giai đoạn 2021-2030, cũng như việc sửa đổi bổ sung Luật Nhà ở 2014 nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội của Việt Nam trong thời gian tới.

hoi thao ket thuc va ban giao san pham du an xay dung chinh sach tong the nha o xa hoi viet nam giai doan 2021 2030
Ông Cho Han Deog - Giám đốc Văn phòng KOICA Việt Nam phát biểu tại Hội thảo.

Ông Cho Han Deog - Giám đốc Quốc gia Văn phòng KOICA Việt Nam đánh giá cao sự hợp tác giữa hai bên trong thời gian qua. Điều này được thể hiện qua các chương trình phát triển nhà ở được cụ thể bằng con số, xây dựng mô hình và những đề xuất nhằm cải thiện hành lang pháp lý cho lĩnh vực này. Sự kiện hôm nay đã tổng kết về hoạt động tư vấn của các chuyên gia; việc ứng dụng, thực thi hiệu quả các chính sách và đặc biệt quan tâm đến yếu tố phù hợp với điều kiện thực tiễn ở Việt Nam.

“Mục tiêu chúng tôi đặt ra là ổn định giá nhà, tăng quỹ nhà ở xã hội và giúp những người có thu nhập hạn chế được cải thiện chỗ ở”, ông Cho Han Deog nhấn mạnh.

Tại Hội nghị, ông Kim Youin - Tùy viên xây dựng - giao thông, Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam cho rằng, dự án đã triển khai một cách khá toàn diện. Từ việc đề xuất phương án cải tiến, thúc đẩy nguồn cung, tín dụng cho lĩnh vực nhà ở... cho đến việc cải thiện môi trường nhà ở. Đối tượng chính sách hướng tới chính là chính là công nhân các khu công nghiệp, khu chế xuất - những người lao động đang rất cần chỗ ở ổn định và cả người thu nhập thấp tại các đô thị.

Theo ông Kim Youin, các chính sách liên quan đến phát triển nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội cần có thời gian thực hiện lâu dài và có lộ trình cụ thể. Chính phủ Việt Nam đã rất quan tâm đến vấn đề này và thời gian tới cần thêm sự đồng hành của cả các địa phương, doanh nghiệp, người dân hưởng ứng tham gia.

hoi thao ket thuc va ban giao san pham du an xay dung chinh sach tong the nha o xa hoi viet nam giai doan 2021 2030
Toàn cảnh Hội thảo.

Hội thảo cũng đã nghe các chuyên gia Hàng Quốc thuyết trình phân tích điều kiện chính sách nhà ở các hội; Dự báo nhu cầu nhà ở xã hội theo từng đô thị, từng nhóm đối tượng thụ hưởng; Đề xuất mô hình tiêu chuẩn nhà ở xã hội và tiêu chuẩn nhà ở tối thiểu; Đề xuất chính sách về quỹ đất, cơ chế cung cấp nhà ở xã hội; Đề xuất mô hình huy động tài chính nhà ở xã hội; Luật Nhà ở, Chiến lược nhà ở quốc gia...

Theo ông Lee, Jae Song - HUG: Hàn quốc có thể cung ứng nhà với số lượng lớn trong thời gian ngắn là nhờ phát triển hệ thống cung ứng nhà hiệu quả; đặt trọng tâm vào chế độ tài chính nhà ở. Hàn Quốc thành lập Tổng Công ty nhà ở; ngân hàng nhà ở; áp dụng cơ chế đăng ký mua nhà và tiết kiệm; đặc biệt là thành lập quỹ nhà ở đô thị. Với việc áp dụng cơ chế bán trước và bảo lãnh mua nhà, đã huy động được nguồn vốn cho các doanh nghiệp xây dựng. Cơ chế bảo lãnh mua nhà sẽ tránh được rủi ro trong trường hợp nhà đầu tư vỡ nợ. Chính vỉ cơ chế này màTrong giai đoạn phát triển kinh tế, Hàn Quốc không sử dụng vốn Nhà nước vào cung ứng nhà ở, thay vào đó thu hút nguồn lực tài chính khu vực tư nhân qua phát hành trái phiếu và tiết kiệm mua nhà

Trong khuôn khổ Hội thảo cũng đã diễn ra Lễ bàn giao sản phẩm Dự án giữa Bộ Xây dựng Việt Nam và KOICA Hàn Quốc.

Linh Anh

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load