Thứ hai 01/07/2024 19:19 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Hoàn thiện khung pháp lý phát triển các khu công nghệ cao

10:52 | 20/12/2022

(Xây dựng) - Bộ Khoa học và Công nghệ đang lấy ý kiến của nhân dân đối với dự thảo Nghị định quy định về khu công nghệ cao nhằm tạo khung pháp lý cho hoạt động của các khu công nghệ cao.

Hoàn thiện khung pháp lý phát triển các khu công nghệ cao
Ảnh minh họa (nguồn: TL).

Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, sự ra đời của Luật Công nghệ cao năm 2008 đã thể chế hóa các chính sách lớn về ứng dụng và phát triển công nghệ cao ở nước ta, trong đó việc thúc đẩy sự phát triển công nghệ cao được tập trung chủ yếu thông qua một số nhiệm vụ chủ chốt, trong đó có tập trung nguồn lực xây dựng và phát triển các khu công nghệ cao, các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (Điều 32 Luật Công nghệ cao).

Kể từ khi Luật Công nghệ cao được ban hành năm 2008, cho đến nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về đầu tư, phát triển và quản lý đối với khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Điều này đã gây nên nhiều bất cập trong các hoạt động quản lý. Một số địa phương chưa nhận thức đầy đủ nhưng đề xuất thành lập khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao khi chưa có đủ điều kiện về đất đai, quy hoạch, nguồn lực..., hoặc chỉ tập trung vào sản xuất, các chức năng khác như nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ cao... chưa được chú trọng nên chưa có vai trò hạt nhân lan tỏa, phục vụ thúc đẩy phát triển công nghệ cao trong nông nghiệp.

Việc thiếu các quy định hướng dẫn về quy hoạch, thành lập, mở rộng cũng như quy định về tổ chức hoạt động đã gây lúng túng cho các địa phương, các ban quản lý và các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc thực thi các chính sách đầu tư, xây dựng và tổ chức các hoạt động quản lý nhà nước đối với các khu nông nghiệp công nghệ cao.

Bên cạnh đó, đối với các khu công nghệ cao (theo quy định tại Điều 31 Luật Công nghệ cao), Nghị định số 99/2023/NĐ-CP cùng với việc ra đời của một số văn bản có liên quan đã bước đầu tạo được hành lang pháp lý cơ bản cho: hoạt động xây dựng và phát triển khu công nghệ cao; các hoạt động đầu tư, hoạt động khoa học và công nghệ, ươm tạo, đào tạo nhân lực công nghệ cao, thương mại hóa công nghệ cao…

Tuy nhiên đến nay, quy định tại các văn bản nói trên đã quá lỗi thời, nhiều điểm không còn phù hợp và không theo kịp với thực tiễn phát triển của các khu công nghệ cao trong cả nước. Rất nhiều quy định tại Nghị định số 99/2003/NĐ-CP bị hết hiệu lực do các quy định mới của pháp luật chuyên ngành như: quy hoạch, đầu tư, xây dựng, đất đai, thuế.

Các quy định về cơ chế, chính sách ưu đãi đối với khu công nghệ cao từ trước đây không còn phù hợp, đặc biệt sau khi một số Luật chuyên ngành ra đời và/hoặc được sửa đổi, bổ sung, cập nhật thì các ưu đãi được thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Trong bối cảnh quốc tế và trong nước hiện nay đang có nhiều chuyển biến với những cơ hội và thách thức rất khác biệt so với giai đoạn trước đây, việc xây dựng, trình Chính phủ xem xét, ban hành Nghị định quy định về khu công nghệ cao, bao gồm khu công nghệ cao quy định tại Điều 31 Luật Công nghệ cao (thay thế Nghị định số 99/2003/NĐ-CP) và khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao quy định tại Điều 32 Luật Công nghệ cao, nhằm tạo khung pháp lý cho hoạt động của các khu công nghệ cao là cần thiết và cấp thiết, đảm bảo phù hợp với quy định của các luật mới được ban hành có liên quan, khắc phục được những tồn tại, hạn chế trong quá trình phát triển các khu công nghệ cao trong thời gian qua, tạo điều kiện thuận lợi để các khu công nghệ cao phát triển hiệu quả và bền vững trong thời gian tới.

Dự thảo Nghị định gồm 07 Chương, 47 Điều, quy định cụ thể các vấn đề sau: những quy định chung; phương hướng xây dựng, phương án phát triển khu công nghệ cao; thành lập, mở rộng khu công nghệ cao; chính sách đối với khu công nghệ cao; hoạt động công nghệ cao trong khu công nghệ cao; quản lý Nhà nước đối với khu công nghệ cao; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của khu công nghệ cao; điều khoản thi hành.

Bộ Khoa học và Công nghệ đang lấy ý kiến của nhân dân đối với dự thảo này trên Cổng thông tin điện tử của Bộ.

Thảo Phương

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Nam Định: Hội thảo phổ biến lộ trình áp dụng mô hình thông tin công trình (BIM)

    (Xây dựng) - Ngày 27/6, Viện Kinh tế xây dựng (Bộ Xây dựng) phối hợp với Sở Xây dựng tỉnh Nam Định và Công ty Autodesk tổ chức Hội thảo phổ biến lộ trình áp dụng mô hình thông tin công trình (BIM) trong hoạt động xây dựng cho cán bộ lãnh đạo các Phòng Kinh tế và Hạ tầng các huyện, Phòng Quản lý đô thị thành phố Nam Định, các Ban Quản lý xây dựng, các doanh nghiệp và tổ chức hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh tại hội trường trường Cao đẳng Xây dựng Nam Định.

    09:50 | 28/06/2024
  • Dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cấu trúc thông điệp dữ liệu trao đổi với Cơ sở dữ liệu tổng hợp quốc gia

    (Xây dựng) - Bộ Công an đang dự thảo Thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cấu trúc thông điệp dữ liệu trao đổi với Cơ sở dữ liệu tổng hợp quốc gia để lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức và cá nhân.

    08:32 | 27/06/2024
  • Lựa chọn mô hình cho Trung tâm dữ liệu dự phòng Thành phố Hồ Chí Minh

    (Xây dựng) - Nhằm triển khai Chương trình “Chuyển đổi số của Thành phố Hồ Chí Minh” và Đề án “Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh” 2024, trong đó có nhiệm vụ trọng tâm liên quan đến công việc “... Phát triển các hạ tầng Trung tâm dữ liệu, Trung tâm dữ liệu dự phòng, hạ tầng điện toán đám mây ...”, Trung tâm Chuyển đổi số Thành phố chủ trì, phối hợp Chi hội An toàn thông tin phía Nam tổ chức Hội thảo “Mô hình và phương án lựa chọn Trung tâm dữ liệu dự phòng Thành phố” ngày 26/6/2024.

    16:32 | 26/06/2024
  • Trình tự, thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử

    (Xây dựng) - Chính phủ ban hành Nghị định 69/2024/NĐ-CP quy định về định danh và xác thực điện tử. Trong đó, Nghị định quy định rõ trình tự, thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử.

    15:17 | 26/06/2024
  • Ngành Xây dựng Bắc Ninh: Chuyển mình mạnh mẽ trong kỷ nguyên số

    (Xây dựng) – Sau 2 năm triển khai Nghị quyết 52-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh về Chương trình chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, ngành Xây dựng Bắc Ninh đã chủ động, tích cực thực hiện chuyển đổi số toàn diện, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập trong thời đại số.

    09:52 | 26/06/2024
  • Hà Nội: Chuẩn bị vận hành 4 ứng dụng nền tảng của Đề án 06

    (Xây dựng) - Dự kiến ngày 28/6, UBND thành phố Hà Nội sẽ tổ chức Lễ công bố vận hành các ứng dụng nền tảng của Đề án 06 của Chính phủ bao gồm: Ứng dụng Công dân Thủ đô số (iHaNoi), Hồ sơ sức khỏe điện tử trên VNeID, Cấp lý lịch tư pháp trên VNeID, Hệ thống E-Cabinet.

    15:45 | 25/06/2024
  • BIM là nhân tố then chốt của cuộc Cách mạng 4.0 ngành Xây dựng

    (Xây dựng) – Ngày 21/6, Sở Xây dựng tỉnh Cà Mau kết hợp với Viện Kinh tế xây dựng (Bộ Xây dựng) và Công ty Autodesk tổ chức Hội thảo “Phổ biến lộ trình áp dụng Mô hình thông tin công trình (BIM) trên địa bàn tỉnh Cà Mau theo Quyết định 258/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ”.

    11:21 | 25/06/2024
  • Hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng

    (Xây dựng) - Ban Chỉ đạo chuyển đổi số Bộ Xây dựng vừa ký Quyết định số 576/QĐ-BCĐCĐS ban hành Kế hoạch hoạt động năm 2024. Mục tiêu của Kế hoạch là tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát về chuyển đổi số của Ban chỉ đạo chuyển đổi số Bộ Xây dựng. Tăng cường trách nhiệm của các đơn vị trực thuộc Bộ, nhất là thủ trưởng các đơn vị trực thuộc với vai trò là Thành viên ban chỉ đạo trong việc triển khai chuyển đổi số. Tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch nhằm đạt mục tiêu đề ra của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số.

    09:01 | 25/06/2024
  • Hà Nội: Phấn đấu đến năm 2025, hình thành 10.000 doanh nghiệp công nghệ số

    (Xây dựng) – Vừa qua, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh ký ban hành Kế hoạch số 184/KH-UBND về việc phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2025.

    16:13 | 24/06/2024
  • Viettel là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên đạt chứng chỉ ISO cao nhất về nhận diện khuôn mặt

    (Xây dựng) - Vừa qua, hệ thống nhận diện khuôn mặt - Viettel eKYC của Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) nhận chứng chỉ quốc tế ISO 30107-3 về nhận diện khuôn mặt (FaceID) cấp độ 2. Viettel là doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất đến nay tại Việt Nam nhận được chứng chỉ cấp độ 2, cũng là cấp độ cao nhất.

    15:27 | 24/06/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load