Thứ sáu 08/11/2024 14:25 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Khoa học - Công nghệ /

Hệ thống TCQC kỹ thuật xây dựng thúc đẩy KHCN và thị trường xây dựng phát triển

09:07 | 26/11/2020

(Xây dựng) - Ngành Xây dựng đã và đang tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế theo hướng tạo lập môi trường pháp lý hoàn chỉnh thống nhất, phục vụ tốt nhất thực tiễn; tập trung rà soát cắt giảm thực chất và đơn giản hóa điều kiện đầu tư kinh doanh, tháo gỡ nút thắt hoạt động đầu tư xây dựng theo tinh thần của Nghị định số 100/2018/NĐ-CP ngày 16/7/2018 và Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ, đồng thời đẩy mạnh công tác cải cách hành chính.

he thong tcqc ky thuat xay dung thuc day khcn va thi truong xay dung phat trien
Hệ thống TCQC là công cụ đắc lực để quản lý, hướng dẫn kỹ thuật xây dựng.

Thời gian qua, hệ thống TCQC kỹ thuật xây dựng đã không ngừng được hoàn thiện, hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế. Qua đó, trở thành công cụ đắc lực giúp doanh nghiệp ngành xây dựng nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh trên thị trường. Đã hình thành được một hệ thống TCQC kỹ thuật xây dựng tương đối đầy đủ, do Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành liên quan ban hành. Hệ thống TCQC này là công cụ đắc lực để quản lý, hướng dẫn kỹ thuật xây dựng, quản lý an toàn trong thi công và sử dụng công trình xây dựng, góp phần nâng cao năng suất chất lượng của ngành, đảm bảo hiệu quả đầu tư xây dựng. Đồng thời giúp cải thiện môi trường kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm chi phí cho doanh nghiệp, phân định trách nhiệm của chủ đầu tư, người quyết định đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước, tăng cường phân cấp cho chính quyền địa phương.

Với vai trò là một bộ phận quan trọng tạo ra nhiều tài sản vật chất phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội của nền kinh tế quốc dân trong các giai đoạn phát triển, ngành Xây dựng là lực lượng chủ yếu tạo ra tài sản cố định, cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế quản lý Nhà nước ngành Xây dựng phù hợp với cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được tập trung thực hiện, góp phần quan trọng nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước của Ngành. Các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách ban hành với những quan điểm, tư tưởng đổi mới đột phá, được các cơ quan Nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp, người dân và xã hội đồng tình, ủng hộ và đánh giá cao, từng bước đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng, góp phần tích cực nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước các lĩnh vực thuộc ngành Xây dựng.

Hệ thống pháp luật về xây dựng được xây dựng hoàn chỉnh, đồng bộ với các đạo luật quan trọng như: Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và hàng trăm Nghị định, Nghị quyết, Chỉ thị, Thông tư, hàng vạn quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức, đơn giá xây dựng đã cơ bản đủ sức điều chỉnh các hoạt động xây dựng. Toàn Ngành cũng đã tích cực rà soát, cắt, giảm thủ tục hành chính, điều kiện đầu tư kinh doanh, tạo môi trường đầu tư xây dựng thông thoáng, thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân. Hệ thống TCQC kỹ thuật xây dựng góp phần tích cực chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng, nâng cao chất lượng công trình và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Chất lượng các công trình trọng điểm, công trình quan trọng quốc gia về cơ bản đã được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, yêu cầu thiết kế, tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng và đưa vào vận hành, khai thác an toàn, hiệu quả.

Hệ thống QCTC kỹ thuật xây dựng hoàn thiện sẽ tạo những bước đột phá mới về hiệu quả đầu tư xây dựng và quản lý trật tự xây dựng, công khai minh bạch của thị trường xây dựng theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Công tác quản lý Nhà nước được tăng cường, hoạt động xây dựng đi vào nề nếp, chất lượng các công trình được đảm bảo, thị trường bất động sản cơ bản được kiểm soát, các chương trình phát triển, hỗ trợ nhà ở được triển khai hiệu quả.

Theo phân tích của một số chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng, các quy chuẩn là định hướng, là căn cứ để xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia tương thích; giữa quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng phải có sự liên thông, kết nối. Công trình xây dựng là một loại hàng hóa đặc biệt có những đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý khác với các loại hàng hóa thông thường khác. Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng sẽ đưa ra những nguyên tắc, những mức giới hạn tối thiểu (hoặc tối đa) phải tuân thủ.

Bước vào thời kỳ thế giới đang thay đổi nhanh, toàn diện, phức tạp. Xu thế toàn cầu hóa tiếp tục gia tăng về quy mô, mức độ và hình thức biểu hiện, có tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế cả nước nói chung và ngành Xây dựng nói riêng.

Trong bối cảnh trên, ngành Xây dựng đã và đang rà soát, xây dựng, điều chỉnh các chiến lược, định hướng phát triển phù hợp với từng lĩnh vực. Bộ Xây dựng đã tập trung rà soát, xây dựng, điều chỉnh các chiến lược, định hướng phát triển phù hợp với từng lĩnh vực; tập trung rà soát, nghiên cứu hoàn thiện, đổi mới hệ thống pháp luật ngành Xây dựng; tăng cường kiểm soát, nâng cao chất lượng phát triển đô thị; nâng cao chất lượng, hiệu quả đầu tư xây dựng; tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh; đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội và các chương trình phát triển nhà ở quốc gia, góp phần thực hiện tốt chính sách xã hội và an sinh xã hội; đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học công nghệ, rà roát, bổ sung tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật.

Tỷ trọng của ngành Xây dựng đóng góp vào tăng trưởng GDP của cả nước ngày càng tăng, đồng thời đã thu hút ngày càng nhiều lực lượng lao động, nguồn vốn đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội của các vùng và quốc gia. Cùng với chính sách phát triển ngành, nhiều doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây dựng, phát triển hạ tầng đã đạt được nhiều kết quả kinh doanh rất tích cực.

Theo PGS-TS. Lưu Đức Hải - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đô thị và Phát triển hạ tầng: Thị trường xây dựng, phát triển hạ tầng trong bối cảnh hiện nay đang đón nhận nhiều cơ hội phát triển mạnh đặc biệt từ chính sách Nhà nước. Các doanh nghiệp xây dựng được sự hỗ trợ của Chính phủ cũng như được ưu tiên tập trung nguồn lực sẽ bung sức ra đẩy mạnh tiến độ và có triển vọng tương đối tích cực trong thời gian tới, kỳ vọng hồi phục và tăng trưởng nhanh nhất trong giai đoạn nền kinh tế phục hồi lại sau đại dịch.

Văn Thế

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load