Thứ sáu 08/11/2024 08:23 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Hà Nội: Triển khai nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật chào đón Tết Nguyên đán Canh Tý 2020

09:59 | 08/01/2020

(Xây dựng) – Chiều 7/1 tại buổi giao ban Thành ủy, Sở Văn hóa và Thể thao đã thông tin về các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao… chào mừng Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

ha noi trien khai nhieu hoat dong van hoa nghe thuat chao don tet nguyen dan canh ty 2020
Những ngày gần đây, nhiều tuyến phố tại Thủ đô đã được khoác lên mình tấm áo mới rực rỡ nhất với hàng loạt băng rôn, cụm pano, cờ hoa…

Cụ thể, thành phố đã trang trí chiếu sáng tại 10 tuyến đường đẹp nhất của Hà Nội gồm: Điện Biên Phủ, Bà Triệu, Tràng Tiền, Tràng Thi, Hàng Bài, Ngô Quyền, Thanh Niên, Lý Thường Kiệt, Phan Chu Trinh, Phan Đình Phùng. Cùng với đó là 6 cụm pano cố định khu vực nội thành, vùng ven cửa ngõ trên phố Trần Nhân Tông, ngã tư Giảng Võ – Cát Linh, Phú Xuyên, Chương Mỹ, Xuân Mai, Ngọc Hồi. Ngã tư khách sạn Daewoo, ngã tư Đại Cồ Việt – Lê Duẩn, ngã tư Sở, dọc phố Hoàng Liệt (đối diện Bến xe nước ngầm), nút giao Ô Chợ Dừa, Quốc lộ 1A Ninh Hiệp – Gia Lâm cũng được trang trí pano cố định. Bố trí 10 cụm pano 2 mặt tại dải phân cách các tuyến đường khu vực trung tâm thành phố, pano tại trụ sở Thành ủy, HĐND, UBND thành phố. Đồng thời trang trí Quốc kỳ, Đảng kỳ, Hồng kỳ tại hệ thống cột trước khu vực tượng đài Lý Thái Tổ, UBND thành phố và Ngân hàng Nhà nước.

Hơn 1.000 giá treo cờ được trang trí tại trục đường, tuyến phố chính, khu vực trung tâm thành phố, khu vực quanh Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm. Duy trì trang trí chiếu sáng 4 cụm mô hình biểu tượng tại các đảo giao thông, các quảng trường lớn tại các vị trí: Quảng trường trước Ngân hàng Nhà nước, đảo giao thông trước trụ sở Bộ Ngoại giao, quảng trường Cách mạng tháng Tám, khu vực trước cửa Cung văn hóa lao động hữu nghị Việt Xô.

Đồng thời căng treo 2.000 băng rôn trên các trục đường, tuyến phố chính, khu vực trung tâm thành phố trên giá treo họa tiết hoa sen.

Các doanh nghiệp cũng đã chủ động trang trí cây hoa cây cảnh và trang trí chiếu sáng mặt tiền trụ sở cơ quan, công sở, tòa nhà, khách sạn, trung tâm thương mại…

Tại các huyện, thị xã, cụm pano, băng rôn dọc, giá cờ, biểu ngữ… theo nội dung, mẫu tranh cổ động đã được thành phố phê duyệt.

Đặc biệt, trong đêm Giao thừa 30 Tết, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội chủ trì thực hiện bắn pháo hoa tại 30 điểm trên địa bàn thành phố. Song song với đó, các chương trình nghệ thuật chào mừng Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 bắt đầu từ 22 giờ sẽ diễn ra tại các sân khấu lớn ở những điểm có bắn pháo hoa.

Trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý, các hoạt động văn hóa nghệ thuật được triển khai gồm: Triển lãm ảnh mừng Đảng - mừng Xuân (từ 22/1 đến 4/2) tại Nhà triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàng; Triển lãm ảnh mừng Đảng – mừng Xuân (từ 6/1 đến 6/2) tại Bảo tàng Hà Nội; Hội chữ xuân Canh Tý với chủ đề Thành Đức tại khu vực hồ Văn thuộc Di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám (từ 18/1 đến 5/2).

Không chỉ vậy, phim mừng Đảng, mừng Xuân cũng được tổ chức chiếu tại các quận, huyện, thị xã (dự kiến 36 buổi) trong khoảng thời gian từ 24/1 đến 4/2.

Vào 15 giờ ngày mùng 5 Tết (tức 29/1 dương lịch), tại khu vực đường Đinh Tiên Hoàng sẽ diễn ra chương trình biểu diễn nghệ thuật, thể dục thể thao.

Lễ hội bơi chải thuyền rồng Hà Nội mở rộng năm 2020 tại vườn hoa Lý Tự Trọng và mặt nước hồ Tây (đoạn đường Thanh Niên và Nguyễn Đình Thi). Thời gian thi đấu là ngày 8 và 9/2. Sau đó, tại huyện Thạch Thất, giải Vật truyền thống diễn ra từ ngày 10 đến 11/2.

Ở khu vực đền Ngọc Sơn, nhà tù Hỏa Lò, Di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu – Quốc Tử Giám cũng mở cửa đón khách tham quan, du lịch trong dịp Tết năm 2020.

Để triển khai và quản lý hiệu quả lễ hội, Sở Văn hóa và Thể thao đã phối hợp với các cơ quan quản lý địa phương, cơ quan chức năng có thẩm quyền để rà soát, kiểm tra và khắc phục những tồn tại. Đồng thời hướng dẫn cơ sở triển khai, quản lý các hoạt động an toàn, văn minh, sạch đẹp, tiết kiệm.

Ánh Dương

Theo

Cùng chuyên mục
  • Đề xuất giải pháp bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật tại chùa Phổ Quang

    (Xây dựng) – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Công văn số 4839/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Phú Thọ đề xuất giải pháp bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật tại chùa Phổ Quang.

  • Sóc Trăng: Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo sẽ diễn ra từ ngày 9-15/11

    (Xây dựng) – Nhằm tôn vinh những nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer, đặc biệt là các hoạt động văn hóa lễ hội; đáp ứng tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu sinh hoạt đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào các dân tộc trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, tỉnh Sóc Trăng nói riêng, tỉnh Sóc Trăng tổ chức Lễ hội Óoc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I, năm 2024.

  • Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

    (Xây dựng) - UBND Thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch tổ chức Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 (The HaNoi Culinary Culture Festival 2024). Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 diễn ra trong 3 ngày (29-30/11 và 1/12) tại Công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng).

  • Phát huy những giá trị di sản văn hoá Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, công tác bảo tồn phải luôn tuân thủ các yêu cầu rất nghiêm ngặt, vừa phải bảo vệ tổng thể di tích bao gồm bảo vệ các công trình kiến trúc gắn liền với bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ di sản văn hoá vật chất đi đôi với bảo vệ và phát huy những giá trị văn hoá tinh thần.

  • Khám phá 8 di sản thế giới trên vùng đất Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Cố đô Huế với bề dày lịch sử và văn hóa đặc sắc, là tỉnh duy nhất của Việt Nam sở hữu 8 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới và Di sản khu vực. Trong đó, có 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác.

  • Vĩnh Long: Di sản làng nghề trăm tuổi bên dòng Cổ Chiên

    (Xây dựng) - Nhằm bảo tồn và phát triển “Vương quốc lò gạch” Mang Thít trở thành vùng di sản đương đại có giá trị mang tầm cỡ quốc tế, một điểm đến trên bản đồ du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt Ðề án “Di sản đương đại Mang Thít” với diện tích 3.060ha, thuộc 4 xã: Mỹ Phước, Mỹ An, Nhơn Phú và Hòa Tịnh, với sản phẩm du lịch trọng điểm là “Vương quốc lò gạch”.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load