Thứ sáu 08/11/2024 18:27 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Hà Nội - tháng Ba sương khói bay

10:55 | 04/03/2021

(Xây dựng) - Tháng Ba, Hà Nội trầm mình trong khói sương lãng bãng, thoảng trong những con phố vắng là mùi hương của hoa, những loài hoa chỉ nở vào mùa xuân, chúng khiến phố phường Hà Nội trở nên rộn ràng mà thoát tục đến lạ kỳ.

ha noi thang ba suong khoi bay

Dịch bệnh covid-19 khiến cho các chùa, đền, phủ… tại Hà Nội đóng cửa không tiếp khách đến viếng thăm, những ngôi chùa vắng lặng nằm im lìm sau những tán cây, sau bóng mờ sương phủ. Chùa Trấn Quốc, phủ Tây Hồ, chùa Quán Sứ… hầu như không có bóng du khách. Điều đó khiến cho những kiến trúc cổ xưa của Hà Nội như đứng hoài cổ trong thầm lặng.

Ngoài phố, những con đường hoa ban nở tím một góc trời, những cô gái lại xúng xính trong tà áo dài ra phố làm điệu với hoa, những góc phố vì thế mà trở nên vui hơn.

Cũng lạ kỳ, hoa ban, loài hoa vốn thuộc về miền sơn cước, thường chỉ nở vào mùa xuân trên những núi đồi trùng điệp của vùng Tây Bắc, thì nay được người dân Hà Nội mang về trồng giữa Thủ đô, hoa không vì thế mà buồn bã, hoa trở nên trong trẻo và kiêu hãnh, tận hiến sắc hương giữa lòng phố thị.

Tháng Ba này, Hà Nội vẫn đong đầy hương hoa bưởi thơm ngát phố phường, những thúng hoa bưởi được người nông dân chở vào bán cho dân trong phố. Những chùm hoa bưởi như vẫn còn thấm đẫm sương đêm, mưa phùn, mùi đất nâu, mùi bờ bãi sông Hồng… quẩn quanh và vương vấn.

Người Hà Nội có nhiều thú chơi cầu kỳ, cầu kỳ với cả những mùi hương. Mùa hoa bưởi, nhất định nhà nào cũng sẽ mua vài ba lạng, để vào cái giỏ mây đặt ở cửa sổ cho thơm ngát nhà hoặc cho vào đĩa gốm, đặt lên bàn thờ thắp hương cúng ông bà tổ tiên. Mùi hương trầm quyện lẫn mùi hương hoa bưởi khiến cho các bà vừa ngồi bỏm bẻm nhai trầu vừa nhớ về những ngày xưa cũ. Sự hoài niệm của người Hà Nội cũng thật đặc biệt làm sao.

Thường thì mỗi con phố đều có một quán nước dưới chân cột đèn. Nơi đây, người Hà Nội hay ngồi để uống nước chè, nước vối nói với nhau vài ba câu chuyện thời tiết, thời sự, con cái… Nhưng những ngày này, vỉa hè Hà Nội sạch sẽ và vắng lặng, chỉ còn lại những hạt mưa rơi tý tách. Thi thoảng có vài ba người nhớ bạn mà đi thong dong cùng nhau dưới cơn mưa phùn nhưng vẫn không quên đeo khẩu trang để bảo vệ mình. Hà Nội bỗng trở nên chậm chạp, lãng mạn như những ngày tháng xưa cũ trong văn chương của Thạch Lam, Vũ Bằng…

Vẫn biết một đô thị chỉ thực sự sống, khi đô thị đó có được sự hối hả, sống động mang màu cộng sinh của thời đại. Nhưng Hà Nội lúc này lại cần một độ lắng để an toàn bừng sáng sau cơn mưa.

Hạ Ly

Theo

Cùng chuyên mục
  • Đề xuất giải pháp bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật tại chùa Phổ Quang

    (Xây dựng) – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Công văn số 4839/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Phú Thọ đề xuất giải pháp bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật tại chùa Phổ Quang.

  • Sóc Trăng: Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo sẽ diễn ra từ ngày 9-15/11

    (Xây dựng) – Nhằm tôn vinh những nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer, đặc biệt là các hoạt động văn hóa lễ hội; đáp ứng tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu sinh hoạt đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào các dân tộc trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, tỉnh Sóc Trăng nói riêng, tỉnh Sóc Trăng tổ chức Lễ hội Óoc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I, năm 2024.

  • Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

    (Xây dựng) - UBND Thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch tổ chức Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 (The HaNoi Culinary Culture Festival 2024). Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 diễn ra trong 3 ngày (29-30/11 và 1/12) tại Công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng).

  • Phát huy những giá trị di sản văn hoá Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, công tác bảo tồn phải luôn tuân thủ các yêu cầu rất nghiêm ngặt, vừa phải bảo vệ tổng thể di tích bao gồm bảo vệ các công trình kiến trúc gắn liền với bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ di sản văn hoá vật chất đi đôi với bảo vệ và phát huy những giá trị văn hoá tinh thần.

  • Khám phá 8 di sản thế giới trên vùng đất Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Cố đô Huế với bề dày lịch sử và văn hóa đặc sắc, là tỉnh duy nhất của Việt Nam sở hữu 8 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới và Di sản khu vực. Trong đó, có 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác.

  • Vĩnh Long: Di sản làng nghề trăm tuổi bên dòng Cổ Chiên

    (Xây dựng) - Nhằm bảo tồn và phát triển “Vương quốc lò gạch” Mang Thít trở thành vùng di sản đương đại có giá trị mang tầm cỡ quốc tế, một điểm đến trên bản đồ du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt Ðề án “Di sản đương đại Mang Thít” với diện tích 3.060ha, thuộc 4 xã: Mỹ Phước, Mỹ An, Nhơn Phú và Hòa Tịnh, với sản phẩm du lịch trọng điểm là “Vương quốc lò gạch”.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load