Thứ sáu 20/09/2024 15:50 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Bất động sản /

Hà Nội: Số hóa biệt thự cần cẩn trọng để giữ gìn, phát huy giá trị di sản

16:33 | 19/04/2023

(Xây dựng) – Thủ đô Hà Nội có giá trị di sản đặc biệt, với hơn 1.200 biệt thự cổ được xếp hạng. Theo các chuyên gia, công tác số hóa biệt thự cần được nghiên cứu và thực hiện cẩn trọng, chính xác, từ đó quản lý, giữ gìn và phát huy hết giá trị các di sản này.

Hà Nội: Số hóa biệt thự cần cẩn trọng để giữ gìn, phát huy giá trị di sản
Biệt thự số 8 Chân Cầm nằm trong danh mục biệt thự nhóm 1.

Mới đây, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 116/KH-UBND triển khai thiết lập hồ sơ quản lý, cơ sở dữ liệu, số hóa 3D đối với 222 biệt thự thuộc nhóm 1 và phần mềm quản lý nhà biệt thự theo Chương trình số 03-CTr/TU của Thành ủy.

Việc thiết lập hồ sơ quản lý, cơ sở dữ liệu và số hóa 3D đối với 222 biệt thự thuộc nhóm 1 và phần mềm quản lý nhà biệt thự nhằm góp phần nâng cao năng lực quản lý cho các cơ quan quản lý Nhà nước về biệt thự; làm cơ sở để bảo tồn, chỉnh trang biệt thự cũ khu vực nội đô lịch sử, các quận nội thành theo Chương trình số 03-CTr/TU của Thành ủy về chỉnh trang kinh tế đô thị và thực hiện các quy định của Luật Di sản văn hóa, Luật Nhà ở, các nghị quyết của HĐND Thành phố và các quy định khác có liên quan.

UBND Thành phố yêu cầu, việc thiết lập hồ sơ quản lý, cơ sở dữ liệu và số hóa 3D đối với 222 biệt thự thuộc nhóm 1 và phần mềm quản lý nhà biệt thự thực hiện theo Điều 7 Quyết định số 52/2013/QĐ-UBND ngày 28/11/2013 của UBND Thành phố về Quy chế quản lý, sử dụng nhà biệt thự cũ được xây dựng từ trước năm 1954.

Đối với các biệt thự hiện được sử dụng làm sứ quán các nước, trụ sở các cơ quan Trung ương, Sở Xây dựng phối hợp với Cục Quản trị A (Văn phòng Trung ương Đảng) và Cục Phục vụ ngoại giao đoàn (Bộ Ngoại giao) để thiết lập hồ sơ.

Về tiến độ thực hiện, UBND Thành phố giao các đơn vị liên quan lập dự trù kinh phí thuê tư vấn và kinh phí thực hiện thiết lập hồ sơ quản lý, cơ sở dữ liệu và số hóa 3D, tổ chức thuê tư vấn, đấu thầu, xây dựng cơ sở dữ liệu và số hóa 3D… từ nay đến tháng 6/2025.

Trên cơ sở đó, Sở Xây dựng lưu trữ, bàn giao kết quả cho các đơn vị có liên quan để quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu và số hóa 3D đối với 222 biệt thự thuộc nhóm 1 và phần mềm quản lý nhà biệt thự.

Ban hành kèm theo quyết định gồm danh mục 1.216 nhà biệt thự cũ, được chia làm 3 nhóm: Nhóm một có 222 biệt thự; nhóm hai có 356 biệt thự và nhóm ba có 638 biệt thự, thuộc đối tượng quản lý theo Quy chế quản lý, sử dụng biệt thự cũ được xây dựng từ trước năm 1954 trên địa bàn thành phố. Như vậy, so với Quyết định năm 2013 là 1.253 biệt thự, số biệt thự đã giảm 37 căn.

Cụ thể, theo danh mục 222 biệt thự xếp nhóm 1, quận Ba Đình có số lượng nhiều nhất với 111 biệt thự; quận Hoàn Kiếm có 87 biệt thự; quận Tây Hồ có 3 biệt thự.

Trong số 356 biệt thự xếp nhóm 2, quận Hoàn Kiếm có 159 biệt thự; quận Ba Đình có 112 biệt thự; quận Hai Bà Trưng có 78 biệt thự; quận Tây Hồ có 4 biệt thự; quận Đống Đa có 3 biệt thự.

Với 638 biệt thự xếp nhóm 3, quận Hoàn Kiếm có 237 biệt thự; quận Ba Đình có 216 biệt thự; quận Hai Bà Trưng có 166 biệt thự; quận Đống Đa có 13 biệt thự; quận Tây Hồ có 6 biệt thự.

Theo Quy chế quản lý, sử dụng biệt thự cũ được xây dựng từ trước năm 1954 trên địa bàn thành phố tất cả nhà biệt thự thuộc danh mục quản lý, bao gồm cả biệt thự thuộc sở hữu của Nhà nước, của các tổ chức, của hộ gia đình, cá nhân, không được tự ý phá dỡ.

Trường hợp biệt thự bị hư hỏng nặng, xuống cấp, có nguy cơ sập đổ, đã có kết luận của cơ quan có thẩm quyền về kiểm định chất lượng công trình xây dựng và phải được Sở Xây dựng kiểm tra, báo cáo UBND Thành phố và HĐND Thành phố (đối với biệt thự nhóm 1) và UBND Thành phố (đối với biệt thự nhóm 2) cho phép phá dỡ, xây dựng lại theo kiểu dáng kiến trúc, quy hoạch của nhà biệt thự cũ (mật độ xây dựng, số tầng, độ cao).

Trường hợp biệt thự nhóm ba bị hư hỏng nặng, xuống cấp hoặc có nguy cơ sập đổ đã có kết luận của cơ quan có thẩm quyền về kiểm định chất lượng công trình xây dựng, Sở Xây dựng (đối với biệt thự thuộc sở hữu Nhà nước và biệt thự do các cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng hoặc biệt thự đan xen sử dụng giữa Nhà nước và các tổ chức, cá nhân), UBND quận (nếu biệt thự thuộc sở hữu tư nhân, sau khi đã có ý kiến của Sở Xây dựng) kiểm tra, báo cáo UBND thành phố cho phép mới được phá dỡ nhà biệt thự.

Hà Nội: Số hóa biệt thự cần cẩn trọng để giữ gìn, phát huy giá trị di sản
Biệt thự 66 Lý Thường Kiệt thuộc biệt thự nhóm 1 sẽ được tiến hành số hóa.

Trao đổi về vấn đề này với phóng viên Báo điện tử Xây dựng, theo ông Đào Ngọc Nghiêm – nguyên Kiến trúc sư trưởng thành phố, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam: Hà Nội là một trong những Thủ đô trên thế giới có quỹ di sản vô cùng phong phú. Nhiều chuyên gia quốc tế cũng nhận định, hiếm có đô thị nào trên thế giới còn mang đậm dấu ấn kiến trúc qua các thời kỳ, đặc biệt là kiến trúc Pháp như Thủ đô Hà Nội. Bộ Xây dựng đã rất tôn trọng các quỹ di sản, ngay từ những năm 1992 khi lập Quy hoạch chung Thủ đô và các quy hoạch phân khu đặc thù, nhất là quy hoạch quản lý kiến trúc phố cổ cũng đã đặt vấn đề quan tâm đến các biệt thự cổ. Một số khu vực tập trung nhiều biệt thự như quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, khu phố cũ ở quận Hai Bà Trưng… tất cả đã được đề cập thành một mục riêng biệt trong quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc của thành phố. Phải khẳng định, Nhà nước, Chính phủ và thành phố đã có những định hướng lớn, với quy chế quản lý kiến trúc đầy đủ, có danh mục công trình kiến trúc Pháp. Từ đó, các cơ quan quản lý, các trường đại học, viện nghiên cứu đã nghiên cứu rất nhiều về kiến trúc Pháp, kết hợp với các chuyên gia quốc tế để tiếp cận, phát huy và bảo tồn lối kiến trúc ở các biệt thự cổ.

Mới đây, Hà Nội đã có chủ trương số hóa 222 biệt thự nhóm 1, để phục vụ cho công tác bảo tồn giá trị. Tôi cho rằng chúng ta đã rất tiên tiến khi áp dụng công nghệ vào công tác quản lý quy hoạch, kiến trúc và giữ gìn di sản. Tuy nhiên, công tác này cần được thực hiện một cách nghiêm túc, chính xác, cẩn trọng. Những dữ liệu đầu vào phải thật chính xác, cần được nghiên cứu kỹ lưỡng để không làm mất đi những giá trị di sản vốn có.

Ngoài ra, chính những biệt thự Pháp cổ này sẽ là nguồn lực lớn cho sự phát triển của Thủ đô. Nếu thành phố có thể tận dụng tối đa hóa những biệt thự Pháp cổ, cùng với sự đồng thuận của người dân, thì chính những di sản này sẽ tạo ra nguồn lực lớn về kinh tế, văn hóa, xã hội, trở thành điểm độc đáo của Thủ đô.

Diệu Anh

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load