Thứ sáu 08/11/2024 01:39 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Hà Nội: Khai hội đền Hai Bà Trưng với chương trình nghệ thuật “Âm vang Mê Linh”

11:08 | 16/02/2024

(Xây dựng) - Tối 15/02 (mùng 6 tháng Giêng năm Giáp Thìn), Lễ kỷ niệm 1984 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng và khai mạc Lễ hội đền Hai Bà Trưng Xuân Giáp Thìn 2024 do huyện Mê Linh tổ chức, đã diễn ra tại Khu di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng (huyện Mê Linh, Hà Nội).

Hà Nội: Khai hội đền Hai Bà Trưng với chương trình nghệ thuật “Âm vang Mê Linh”
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và các đại biểu đã tới dâng hương tại Khu di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng.

Dự Lễ kỷ niệm và khai mạc lễ hội có: Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân; nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa; Đại tướng Đỗ Bá Tỵ, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thuý Anh, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam Hà Thị Nga, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan.

Về phía Thành phố Hà Nội có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến; Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy: Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Nguyễn Lan Hương, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND Thành phố Phùng Thị Hồng Hà, Trung tướng - Giám đốc Công an Thành phố Hà Nội Nguyễn Hải Trung; Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Thu Hà; Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Phạm Thị Thanh Mai cùng đại diện các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố và đông đảo người dân, du khách..

Hà Nội: Khai hội đền Hai Bà Trưng với chương trình nghệ thuật “Âm vang Mê Linh”
Đại biểu dự khai mạc lễ hội đền Hai Bà Trưng.

Tại buổi lễ, thay mặt Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Mê Linh, Chủ tịch UBND huyện Hoàng Anh Tuấn đã ôn lại cuộc đấu tranh bất khuất của Hai Bà Trưng cùng hào kiệt bốn phương đánh đuổi quân Đông Hán, mang lại độc lập cho đất nước.

Hà Nội: Khai hội đền Hai Bà Trưng với chương trình nghệ thuật “Âm vang Mê Linh”
Bí thư Huyện ủy Mê Linh Nguyễn Thanh Liêm đánh trống khai hội.

“Khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã ghi mốc son chói lọi đầu tiên trong lịch sử giữ nước của dân tộc Việt Nam. Ngay sau khi khởi nghĩa thắng lợi, Hai Bà xưng Vương, lập kinh đô, tiến hành củng cố xây dựng lại đất nước. Hai Bà Trưng trở thành vị Vua nữ đầu tiên của dân tộc, nữ Vương đầu tiên trên thế giới, là niềm tự hào của dân tộc ta”, ông Hoàng Anh Tuấn nhấn mạnh.

Hà Nội: Khai hội đền Hai Bà Trưng với chương trình nghệ thuật “Âm vang Mê Linh”
Chủ tịch UBND huyện Mê Linh Hoàng Anh Tuấn trình bày diễn văn kỷ niệm.

Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam Hà Thị Nga khẳng định, trong những nhân tài đất Việt, hai bà Trưng Trắc và Trưng Nhị, hai nữ anh hùng đầu tiên của dân tộc chính là tấm gương oanh liệt, là niềm tự hào của phụ nữ và nhân dân Việt Nam. Đây là cuộc khởi nghĩa tập hợp rất nhiều các nữ tướng từ khắp mọi miền, quyết tâm, đồng lòng đánh đuổi giặc ngoại xâm giành lại độc lập cho đất nước, hạnh phúc cho nhân dân.

Hà Nội: Khai hội đền Hai Bà Trưng với chương trình nghệ thuật “Âm vang Mê Linh”
Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam Hà Thị Nga phát biểu tại chương trình.

Điều đó khẳng định một chân lý, khi một dân tộc đã đoàn kết nhất trí đứng lên, kiên quyết đấu tranh để giành lại tự do, độc lập cho Tổ quốc mình thì không một lực lượng nào thắng được. Bài học dân là gốc, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc từ gần 2000 năm trước đã được minh chứng qua chiều dài lịch sử của dân tộc đến nay vẫn còn nguyên vẹn giá trị.

Trong ngày 15/2, ngoài các hoạt động rước kiệu, cúng tế tại lễ hội theo nghi thức truyền thống địa phương, các hoạt động văn hóa văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống, thi đấu thể thao đã được tổ chức phục vụ nhân dân và du khách đến với Lễ hội… Cùng với lễ kỷ niệm 1984 năm khởi nghĩa Hai Bà Trung và khai mạc Lễ hội đền Hai Bà Trưng Xuân Giáp Thìn 2024 đã diễn ra sự kiện Chương trình nghệ thuật trình diễn âm thanh, ánh sáng đặc sắc theo công nghệ hiện đại với tên gọi “Âm vang Mê Linh”.

Đây là một chương trình nghệ thuật bán thực cảnh, kết hợp công nghệ 3D mapping hiện đại được tổ chức lần đầu tiên tại huyện Mê Linh nhằm tưởng nhớ, tri ân công đức của Hai vị kiệt nữ anh hùng dân tộc Trưng Trắc và Trưng Nhị cùng các tướng lĩnh tham gia cuộc khởi nghĩa, giành lại nền độc lập dân tộc vào những năm 40-43 sau Công nguyên.

Chủ đề “Âm vang Mê Linh” có sự kết nối quá khứ - hiện tại - tương lai, là chủ đề gợi nhiều sự liên tưởng, dễ dàng truyền tải nhiều thông điệp nội dung, đưa khán giả đến gần với dữ liệu lịch sử thời Hai Bà Trưng của toàn bộ chương trình nghệ thuật một cách tinh tế, thực cảnh, hấp dẫn, hiệu quả.

Chương trình nghệ thuật đặc sắc, được làm theo hình thức bán thực cảnh kết hợp công nghệ 3D mapping LED matrix hiện đại, kể câu chuyện lịch sử theo một cách thức hiện đại, mới mẻ, với các chương hồi, cảnh diễn nối tiếp, được biến chuyển tinh tế bằng kỹ xảo ánh sáng, âm nhạc hấp dẫn và đa dạng hình thức thể hiện như: Ca hát, xiếc, múa, đồng diễn trống…

Chương trình nghệ thuật đặc biệt chú trọng vào yếu tố văn hóa, lịch sử, tôn vinh công đức Hai Bà Trưng kết hợp các màn biểu diễn với những công nghệ hiện đại nhất. Khán giả sẽ có những trải nghiệm độc đáo, đặt họ vào không gian của vùng đất Âu Lạc trong buổi đầu lập nước, giữ nước.

Hà Nội: Khai hội đền Hai Bà Trưng với chương trình nghệ thuật “Âm vang Mê Linh”
Hà Nội: Khai hội đền Hai Bà Trưng với chương trình nghệ thuật “Âm vang Mê Linh”
Hà Nội: Khai hội đền Hai Bà Trưng với chương trình nghệ thuật “Âm vang Mê Linh”
Một số tiết mục trong chương trình nghệ thuật.

Chương trình mang giá trị kiến thức, hình ảnh hấp dẫn, thú vị, sẽ dẫn dắt người xem tham gia, tương tác vào bối cảnh diễn ra các sự kiện lịch sử của dân tộc. Đây là hoạt động thiết thực và ý nghĩa đối với học sinh, sinh viên, du khách thập phương, là dịp để nhân dân được tham quan, tìm hiểu thêm về giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống, xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh, lịch sử vùng đất Mê Linh xưa, đời sống của người dân Âu Lạc buổi đầu dựng nước và giữ nước, được hiểu thêm về những giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, đồng thời, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, trách nhiệm của các thế hệ, nhất là thế hệ trẻ đối với quê hương, đất nước và khơi dậy niềm tự hào trong lòng mỗi người dân đất Việt, khẳng định tinh thần tự lực, tự cường, tự chủ, không chịu khuất phục trước kẻ thù của người Việt từ xưa đến nay.

Chương trình nghệ thuật trình diễn âm thanh, ánh sáng theo công nghệ hiện đại với tên gọi “Âm vang Mê Linh” kỳ vọng sẽ trở thành sản phẩm văn hóa nghệ thuật, du lịch độc đáo, mang đến một sự lựa chọn mới trong các tầng lớp nhân dân, chương trình mang tính giáo dục trải nghiệm sâu sắc cho học sinh tại các trường học tìm hiểu về giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống, tinh yêu quê hương đất nước, ý chí tự lực tự cường của dân tộc, là nơi hội tụ, lan tỏa các giá trị văn hóa truyên thống tới các thế hệ học sinh, góp phần thúc đẩy phát triển tình yêu quê hương đất nước, các giá trị văn háo truyền thống, góp phần xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh, tương xứng với bề dày lịch sử, văn hóa truyền thống của huyện Mê Linh.

Tuệ Minh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Đề xuất giải pháp bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật tại chùa Phổ Quang

    (Xây dựng) – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Công văn số 4839/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Phú Thọ đề xuất giải pháp bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật tại chùa Phổ Quang.

  • Sóc Trăng: Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo sẽ diễn ra từ ngày 9-15/11

    (Xây dựng) – Nhằm tôn vinh những nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer, đặc biệt là các hoạt động văn hóa lễ hội; đáp ứng tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu sinh hoạt đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào các dân tộc trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, tỉnh Sóc Trăng nói riêng, tỉnh Sóc Trăng tổ chức Lễ hội Óoc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I, năm 2024.

  • Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

    (Xây dựng) - UBND Thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch tổ chức Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 (The HaNoi Culinary Culture Festival 2024). Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 diễn ra trong 3 ngày (29-30/11 và 1/12) tại Công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng).

  • Phát huy những giá trị di sản văn hoá Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, công tác bảo tồn phải luôn tuân thủ các yêu cầu rất nghiêm ngặt, vừa phải bảo vệ tổng thể di tích bao gồm bảo vệ các công trình kiến trúc gắn liền với bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ di sản văn hoá vật chất đi đôi với bảo vệ và phát huy những giá trị văn hoá tinh thần.

  • Khám phá 8 di sản thế giới trên vùng đất Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Cố đô Huế với bề dày lịch sử và văn hóa đặc sắc, là tỉnh duy nhất của Việt Nam sở hữu 8 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới và Di sản khu vực. Trong đó, có 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác.

  • Vĩnh Long: Di sản làng nghề trăm tuổi bên dòng Cổ Chiên

    (Xây dựng) - Nhằm bảo tồn và phát triển “Vương quốc lò gạch” Mang Thít trở thành vùng di sản đương đại có giá trị mang tầm cỡ quốc tế, một điểm đến trên bản đồ du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt Ðề án “Di sản đương đại Mang Thít” với diện tích 3.060ha, thuộc 4 xã: Mỹ Phước, Mỹ An, Nhơn Phú và Hòa Tịnh, với sản phẩm du lịch trọng điểm là “Vương quốc lò gạch”.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load