Thứ tư 22/05/2024 03:36 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Gói thầu trồng cây xanh tuyến đường Võ Nguyên Giáp ở Khánh Hòa: Quản lý lỏng lẻo, tạo kẽ hở cho đơn vị trúng thầu “làm bậy”?

18:14 | 19/05/2022

(Xây dựng) - Khi tổ chức triển khai san lấp dự án, Ban Quản lý dự án Đầu tư Xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa đã quản lý lỏng lẻo, tạo kẽ hở để đơn vị trúng thầu san lấp là Công ty Thành Nguyên Phát “làm bậy”, dùng đất lậu để san lấp trái quy định.

goi thau trong cay xanh tuyen duong vo nguyen giap o khanh hoa quan ly long leo tao ke ho cho don vi trung thau lam bay

Hô biến “đất lậu” thành “đất sạch”

Như phóng viên Báo điện tử Xây dựng đã thông tin, tại Dự án Trồng cây xanh tuyến đường Võ Nguyên Giáp ở Khánh Hòa, 04 đơn vị trúng thầu thực hiện dự án bao gồm: Công ty Môi trường Đô thị, Công ty TNHH Xây dựng và Cây xanh Nha Trang, Công ty Thành Danh và Công ty TNHH Thành Nguyên Phát. Trong đó, Công ty TNHH Thành Nguyên Phát chịu trách nhiệm đảm bảo nguồn đất đúng pháp lý, chất lượng, trữ lượng để san lấp nền đất cho dự án.

Tuy nhiên, sau khi trúng gói thầu san lấp trên 87.000m3 nhưng Công ty TNHH Thành Nguyên Phát chỉ ký hợp đồng khai thác, thu mua 15.000m3 của Công ty Cổ phần Kỹ thuật cầu đường An Phong (Mỏ đá Hòn Ngang – Diên Khánh) để san lấp.

goi thau trong cay xanh tuyen duong vo nguyen giap o khanh hoa quan ly long leo tao ke ho cho don vi trung thau lam bay
Công ty TNHH Thành Nguyên Phát trúng thầu san lấp nhưng lại để đơn vị khác thực hiện với nguồn đất san lấp không rõ ràng.

Đại diện Công ty TNHH Thành Nguyên Phát thừa nhận: “Công ty chỉ ký hợp đồng với Công ty An Phong (Hòn Ngang –Diên Khánh) khai thác 15.000m3. Còn lại là việc khai thác chủ yếu lấy tại các mỏ không phép, hết hạn của Công ty để cung cấp đất cho dự án”.

Liên quan đến việc Công ty TNHH Thành Nguyên Phát dùng đất “lậu” để san lấp nền dự án, ông Hồ Ngọc Truyển - Ban Quản lý dự án Đầu tư Xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn Khánh Hòa khẳng định: Đơn vị thi công là Công ty Thành Nguyên Phát chỉ mời chủ đầu tư kiểm tra chất lượng, trữ lượng mỏ đá An Phong. Qua kiểm tra thì đất tại khu vực này là đúng pháp lý, đạt chất lượng, khối lượng theo yêu cầu.

Như vậy, quá trình kiểm tra thực tế nguồn gốc đất cung ứng cho dự án, sẽ có hai trường hợp xảy ra: Một là, Ban Quản lý dự án Đầu tư Xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn Khánh Hòa thiếu năng lực kiểm tra, bị Công ty TNHH Thành Nguyên Phát qua mặt, chỉ dùng 15.000m3 đất đủ chuẩn, còn lại là đất lậu để san lấp cho trên 87.000m3 đất dự án; Hai là Ban Quản lý dự án biết nhưng bỏ qua cho sự “khập khiễng” trong hồ sơ cung ứng đất san lấp của Công ty TNHH Thành Nguyên Phát.

Quản lý “lỏng lẻo”, vẽ đường cho cho sai phạm?

Sau khi phóng viên Báo điện tử Xây dựng cung cấp loạt thông tin về nguồn gốc “đất lậu” để san lấp dự án, chủ đầu tư dự án là Ban Quản lý dự án Đầu tư Xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn Khánh Hòa thể hiện sự quản lý lỏng lẻo về nguồn gốc đất để san lấp dự án.

Bên cạnh việc chấp nhận cho Công ty Thành Nguyên Phát dùng 15.000m3 đất đạt chuẩn để san lấp cho trên 87.000m3 đất dự án, Ban Quản lý dự án Đầu tư Xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn Khánh Hòa tiếp tục thừa nhận chỉ kiểm tra chất lượng đất đổ tại dự án mà không quan tâm nguồn gốc, lộ trình đất chở từ đâu đến.

Ông Hồ Ngọc Truyển - Ban Quản lý dự án Đầu tư Xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn Khánh Hòa khẳng định: “Việc đơn vị trúng thầu lấy đất ở đâu mang về dự án thì chủ đầu tư không thể theo dõi được. Có chăng là chủ đầu tư chỉ giám sát đất đủ chuẩn khi san lấp tại dự án”.

Đồng quan điểm trên, ông Võ Ngọc Tiết – Phó trưởng Phòng Quản lý dự án (Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn Khánh Hòa) cũng cho rằng: “Ban quản lý hoàn toàn không biết việc san lấp đất thực hiện dự án là đất lậu. Qua kiểm tra đất tại khu vực dự án, nếu đạt yêu cầu thì cho đổ thôi”.

goi thau trong cay xanh tuyen duong vo nguyen giap o khanh hoa quan ly long leo tao ke ho cho don vi trung thau lam bay
Việc quản lý theo kiểu điểm đầu, điểm cuối, bỏ qua đoạn giữa như thế này của Chủ đầu tư đã điều này đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp san lấp là Công ty TNHH Thành Nguyên Phát “làm bậy”

Đặc biệt, khi phóng viên thắc mắc rằng, liệu việc dùng “đất lậu” để phù phép thành “đất sạch” đưa vào dự án thì chủ đầu tư thanh toán tiền cho Công ty Thành Nguyên Phát như thế nào? Có thanh toán được bằng tiền ngân sách của dự án hay không? Thì đại diện Ban Quản lý dự án Đầu tư Xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn Khánh Hòa không trả lời được.

Đáng nói hơn, sau khi bị báo chí phanh phui về tình trạng đơn vị trúng thầu san lấp không đủ năng lực, sử dụng “đất lậu” để làm dự án, hiện Chủ đầu tư dự án bằng những ngôn ngữ “bất nhất” của mình, đang “chạy vạy” khắp nơi, trình xin các Sở ban ngành tỉnh Khánh Hòa để tiếp tục được dùng đất chỗ khác dùng san lấp. Một dự án lớn của tỉnh, đang từng ngày “về đích” mà mãi loay hoay việc phù phép, tìm kiếm nguồn đất san lấp.

Liên quan đến vấn đề này, phóng viên Báo điện tử Xây dựng sẽ sớm tiếp tục thông tin đến quý bạn đọc.

Công Hưng – Hoàng Sơn

Theo

Cùng chuyên mục
  • Bài 2: Một dự án quá nhiều sai phạm

    (Xây dựng) - Công trình qua 2 lần thanh tra điều phát hiện sai phạm. Hàng loạt cán bộ phải bị đề nghị xử lý và chuyển cho Cơ quan Cảnh sát điều tra. Thế nhưng đến nay, vụ việc chỉ dừng lại mức độ xử lý hành chính.

  • Bài 1: Lời khẩn cầu của người dân bị thu hồi đất

    (Xây dựng) - Năm 2004, UBND tỉnh Trà Vinh phê duyệt dự án đầu tư xây dựng đường số 1, giao cho Sở Giao thông vận tải làm chủ đầu tư. 20 năm qua, hàng trăm người dân bị thu hồi đất không biết đến bao giờ Nhà nước giao nền tái định cư. Nhiều hộ bám trụ trên khu đất Nhà nước thu hồi còn sót lại bị mất quyền lợi, không được sửa nhà, không sổ đỏ. Con đường số 1 hoàn thành giờ như con đường “ma” bởi hai bên cỏ dại mọc đầy cùng lời than của người dân lao động. Song, việc thực hiện dự án phát hiện tiêu cực bởi 2 lần thanh tra điều kết luận có sai phạm nhưng có dấu hiệu “chìm xuồng”.

  • Hoài Đức: Cần làm rõ các phản ánh về “loạt” vi phạm trong quản lý đất đai, trật tự xây dựng tại xã Đức Thượng

    (Xây dựng) – Xã Đức Thượng (huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội) từ lâu đã trở thành “điểm nóng” với những vi phạm trong công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng. Trong khi các vi phạm cũ chưa được xử lý dứt điểm, mới đây, Báo điện tử Xây dựng tiếp tục nhận được thông tin phản ánh về tình trạng nhiều nhà xưởng, nhà hàng, công trình nhà ở kiên cố xây dựng trên đất nông nghiệp tại xã Đức Thượng. Người dân cho rằng, các vi phạm này đã nhận được sự “bao che”, tiếp tay của chính quyền, nên vẫn ngang nhiên tồn tại.

  • Vĩnh Phúc: Cần làm rõ việc xây dựng, lắp đặt các gian hàng giới thiệu sản phẩm OCOP của Trung tâm Khuyến nông có đúng quy định pháp luật?

    (Xây dựng) - Vừa qua, Báo điện tử Xây dựng nhận được phản ánh của người dân liên quan đến việc các gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP của Trung tâm Khuyến nông (thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc) được xây dựng, lắp đặt không đúng theo quy định, tiềm ẩn gây mất an toàn giao thông…

  • Thạch Thất (Hà Nội): Nhà xưởng xây dựng không phép tại Khu công nghiệp Thạch Thất - Quốc Oai

    (Xây dựng) - Công trình nhà xưởng rộng hàng nghìn m2 tại Khu công nghiệp Thạch Thất - Quốc Oai thuộc xã Phùng Xá (Thạch Thất, Hà Nội) ngang nhiên xây dựng không phép. Tuy nhiên, cơ quan chức năng của huyện Thạch Thất lại không có biện pháp ngăn chặn và xử lý khiến dư luận vô cùng bức xúc.

  • Hà Nội: Cần gỡ vướng thủ tục cấp chỉ giới đường đỏ

    (Xây dựng) - Gần đây, Báo điện tử Xây dựng nhận được phản ánh của nhiều người dân trên địa bàn Thành phố Hà Nội gặp khó khăn trong việc xin cấp giấy phép xây dựng công trình. Nguyên nhân do khu đất xin giấy phép xây dựng có 1 phần thuộc quy hoạch mở đường, nên phải thực hiện thủ tục cấp chỉ giới đường đỏ trước khi cấp phép xây dựng. Song đến nay, việc cấp chỉ giới đường đỏ tại các quận, huyện gặp khó khăn, đình trệ, lúng túng do chưa được hướng dẫn cụ thể hoặc chưa được bàn giao cơ sở dữ liệu. Để giải đáp vấn đề này, Báo điện tử Xây dựng đã có ghi nhận thực tế tại một số quận trên địa bàn Hà Nội.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load