Thứ tư 13/11/2024 16:24 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Bất động sản /

Doanh nghiệp bất động sản chuyển đổi số để thích ứng và “vượt khó” sau đại dịch Covid-19

13:27 | 12/09/2021

(Xây dựng) - Phát triển bất động sản bền vững trong kỷ nguyên số là nội dung chính của hội thảo trực tuyến do Cộng đồng phát triển bất động sản bền vững (RealCom) vừa thực hiện với sự tham gia của nhiều diễn gia, chuyên gia, doanh nghiệp... liên quan đến lĩnh vực này.

doanh nghiep bat dong san chuyen doi so de thich ung va vuot kho sau dai dich covid 19
Hội thảo trực tuyến: “Phát triển bất động sản bền vững trong kỷ nguyên số”.

Ngày 9/9, hội thảo trực tuyến “Phát triển bất động sản bền vững trong kỷ nguyên số” được RealCom và các đơn vị phối hợp đồng tổ chức. Mục đích của buổi hội thảo là nhằm đưa ra những giải pháp phát triển bất động sản bền vững trong thời kỳ mới, giải đáp và tư vấn các chiến lược phát triển trong kinh doanh bất động sản dành cho các chủ đầu tư.

Tham dự buổi Hội thảo có hơn 200 thành viên bao gồm các khách mời và chuyên gia bất động sản. Ba diễn giả chính của chương trình là Ông Phạm Minh Toàn - CEO&Founder Time Universal, Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc - CEO&Founder bất động sản Sen Vàng, Mentor GBS VietNam và Ông Ngọc Bùi - Trưởng Ban Tổ chức Dot Property Vietnam cùng nhiều chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực bất động sản sản...

Phân khúc đất nền và bất động sản công nghiệp có nhiều “điểm sáng”

Sự kiện này, tập trung vào các nội dung chủ yếu như: Tổng kết và dự báo thị trường bất động sản trong kỷ nguyên số; xu hướng bất động sản trong kỷ nguyên số; tổng quan về phát triển bất động sản bền vũng trong kỷ nguyên số; giao lưu trao đổi cộng đồng phát triển dự án bất động sản.

Một trong những yếu tố quan trọng trong chiến lược kinh doanh bất động sản đối với các chủ đầu tư, nhà phát triển dự án thời kỳ dịch Covid-19 và hậu dịch Covid-19 chính là phát triển bền vững. Do đó, RealCom Vietnam phát triển theo hướng tạo lập cộng đồng dành riêng cho các cá nhân, tổ chức làm việc trong lĩnh vực kinh doanh, phát triển dự án bất động sản. Từ đó, nâng cao năng lực chuyên môn cũng như chất lượng nguồn nhân lực, quản lý, phát triển dự án... Đây cũng là nơi kết nối thông tin kinh doanh giúp những người làm nghề có cơ hội phát triển.

doanh nghiep bat dong san chuyen doi so de thich ung va vuot kho sau dai dich covid 19

Hội thảo đã được nghe bà Nguyễn Thị Bích Ngọc – Giám đốc điều hành, người sáng lập Công ty Cổ phần dịch vụ bất động sản Sen Vàng đánh giá về cơ hội và thách thức đối với chủ đầu tư bất động sản trước ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19. Do vậy, mỗi doanh nghiệp bất động sản cần chủ động lên kịch bản riêng cho đơn vị của mình để sẵn sàng đối phó và thích ứng.

Hiện trên thị trường, có 2 phân khúc đất nền và bất động sản công nghiệp là có nhiều “điểm sáng”. Mặc dù, bị ảnh hưởng từ dịch bệnh nhưng bất động sản vẫn là kênh được nhiều nhà đầu tư lựa chọn nên giá vẫn cao. Điều này cũng có thể lý giải là do khan hiếm nguồn cung, giá nguyên vật liệu tăng và các địa phương vừa điều chỉnh giá đất.

Kỷ nguyên số hóa đã thu hút sự quan tâm của doanh nghiệp bất động sản, bởi nó giúp xây dựng những mô hình kinh doanh mới, liên quan đến chuyển đổi số. Điều này để đảm bảo duy trì hoạt động trong điều kiện buộc phải giãn cách xã hội.

Nhóm bất động sản đang phải đối mặt với 5 thách thức gồm: Chính sách pháp lý, sự biến đổi khó lường của đại dịch; sức chịu đựng và khả năng phục hồi nền kinh tế sau đại dịch; chuyển đổi số trở thành xu thế tất yếu; áp lực lớn từ ách tắc nguồn cung khiến chủ đầu tư khó khăn về nguồn vốn.

Theo bà Ngọc, khó khăn sẽ buộc các doanh nghiệp bất động sản phải linh hoạt thay đổi. Ngoài việc đáp ứng sự thay đổi của thị trường, chủ đầu tư phải nghiên cứu kỹ hơn về những thay đổi của khách hàng, nhà phân phối, thâm chí cả đối thủ. Từ đó, xây dựng giải pháp phù hợp cho doanh nghiệp.

Muốn phát triển bền vững, các doanh nghiệp cần chú trọng đến các phân khúc còn khan hiếm trên thị trường, đặc biệt là nhà ở có giá bình dân dành cho người thu nhập còn hạn chế. Quá trình hướng tới phát triển bền vững có thể chậm nhưng phải chắc chắn.

Trong bối cảnh kinh tế số thay đổi từng ngày, từng giờ, doanh nghiệp bất động sản phải áp dụng công nghệ để đổi mới sáng tạo trên các “mặt trận” kinh tế, xã hội, môi trường trong tiến trình phát triển bền vững.

Ứng dụng công nghệ số vào thị trường bất động sản Việt Nam – Xu hướng tất yếu

Dưới góc độ chuyên gia kinh tế, ông Tạ Văn Thành nhận xét, ứng dụng công nghệ số trở thành xu hướng toàn cầu. Thúc đẩy chuyển đổi, ứng dụng công nghệ số vào thị trường bất động sản Việt Nam là tất yếu, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay.

Từ việc giãn cách, hạn chế tiếp xúc, công nghệ số đã chứng minh sự ưu việt trong quảng bá sản phẩm, kết nối thông tin, tăng tương tác giữ chủ đầu tư và khách hàng. Dịch Covid-19 chính là nhân tố thúc đẩy chuyển đổi số nhanh chóng của doanh nghiệp bất động sản để hướng tới phát triển bền vững.

doanh nghiep bat dong san chuyen doi so de thich ung va vuot kho sau dai dich covid 19

Nhìn lại từ năm 2020 đến nay, nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đã đầu tư mạnh cho các trang giao dịch trực tuyến, ứng dụng công nghệ đa nền tảng để kết nối. Tại Việt Nam, có khoảng 56 công ty “chào sân” trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, tới 80% trong số này lại là công ty có vốn đầu tư từ nước ngoài, hoặc công ty nước ngoài.

Tuy nhiên, bên cạnh nỗ lực của từng doanh nghiệp bất động sản vẫn cần sự trợ giúp của Nhà nước. Trước tiên, đó là việc số hóa dữ liệu. Hiện doanh nghiệp bất động sản rất khó tìm kiếm các bản đồ quy hoạch 1/2000 được tích hợp trên các nền tảng số. Duy nhất có Thành phố Hồ Chí Minh đã làm được việc này, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong vấn đề tìm kiếm.

Còn tại những địa phương khác, các doanh nghiệp bất động sản đang phải chủ động tìm kiếm mối quan hệ, cách thức để có được bản đồ quy hoạch tỷ lệ 1/2000. Thực tế việc áp bản đồ này vào từng dự án cũng sẽ rất khó khăn nếu không thực hiện chuyển đổi số. Do đó, yếu tố cần thiết đầu tiên chính là đồng bộ dự liệu quản lý thông tin về đất đai, mã hóa công văn chỉ thị liên quan. Hay nói cách khác là số hóa data dữ liệu của Nhà nước, ông Thành nhấn mạnh.

Ngoài ra, để hỗ trợ doanh nghiệp bất động sản đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi số là vấn đề tài chính. Theo ông Thành, Chính phủ cần có chế tài để minh bạch hóa, số hóa bất động sản ngay từ giao dịch. Hiện quy trình giao dịch bất động sản rất chặt chẽ nên khi số hóa, các thủ tục này cũng cần được cơ quan chức năng của Nhà nước công nhận để tránh tranh chấp, rủi ro, giảm bớt tiêu cực, phiền hà trong quá trình giao dịch.

doanh nghiep bat dong san chuyen doi so de thich ung va vuot kho sau dai dich covid 19

Nói về vấn đề việc phát triển bền vững với bất động sản nên bắt đầu từ khâu nào trong quá trình triển khai dự án, ông Trịnh Tùng Bách – Người sáng lập GBS (Green Building Solution) bày tỏ đồng ý với quan điểm Chính phủ nên có chế tài để minh bạch hóa, số hóa bất động sản ngay từ giao dịch và nên bắt đầu càng sớm càng tốt. Hiện các quốc gia đều có chiến lược phát triển bền vững ngành xây dựng với mục tiêu định hướng dài hạn, vì vậy, nên sớm bám sát các tiêu chí đó. Thực tế thời gian qua cũng cho thấy, nhóm sản phẩm bất động sản công trình xanh ngày càng tăng với lợi thế về giá bán, tốc độ bán hàng cùng nhiều lợi ích lâu dài khác, kể cả khâu vận hành...

Hội thảo cũng đưa ra đánh giá để làm được điều này, các chủ đầu tư nên “nhập cuộc” ngay từ khâu quy hoạch, lựa chọn vị trí với những tiêu trí rõ ràng hay việc sử dụng thiết kế, thi công, vận hành theo tiêu chuẩn đặt ra... Nhóm công trình xanh, đô thị thông minh hiện đang là những nhân tố hướng tới phát triển bền vững. Sản phẩm chính là yếu tố quan trọng nhất bởi sản phẩm bất động sản tồn tại hàng chục, hàng trăm năm và phục vụ trực tiếp cho đời sống của con người.

Ninh Nhi - Kim Oanh

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load