(Xây dựng) - Khi sơn nhà, các gia đình thường gặp khó khăn trong việc “cân đo đong đếm” giữa chất lượng và chi phí để lựa chọn sản phẩm phù hợp. Trên thực tế, yếu tố quyết định chi phí của sơn không hề nằm ở mức giá ban đầu như nhiều người lầm tưởng mà nằm ở điều kiện của bề mặt cần sơn như bề mặt phẳng hay gồ ghề và các đặc tính của sơn như độ phủ, độ bám dính, độ mịn và đồng đều… Trong đó, độ phủ là một trong những yếu tố quan trọng và cũng dễ nhận biết nhất.
Một loại sơn có độ phủ cao cho phép sơn được diện tích lớn hơn với cùng một thể tích, từ đó mang đến hiệu quả lớn về thời gian, chi phí và cả khả năng bảo vệ. |
Độ phủ quyết định chi phí
Độ phủ của sơn được tính theo số mét vuông bề mặt mà 1 lít (hoặc kg) sơn có thể che phủ được. Với cùng một lượng sơn, các loại sơn có độ phủ cao sẽ sơn được diện tích lớn hơn và che phủ lớp nền tốt hơn. Yếu tố này được quyết định bởi hai thành phần nhựa và bột, loại sử dụng và hàm lượng hai thành phần này trong sơn.
Theo đó, hàm lượng nhựa và bột ở mức tối ưu sẽ giúp sơn dễ thi công, tăng độ dàn trải và đem lại độ che phủ tốt.
Dựa trên nguyên tắc này, các nhà sản xuất có thể điều chỉnh để cải tiến sản phẩm, và người tiêu dùng cũng dễ dàng phân biệt chất lượng giữa các dòng sơn.
Anh Trần Nam Trung, một nhà thầu chuyên thi công sơn cho biết: Một loại sơn có độ phủ cao hơn đồng nghĩa với chất lượng tốt hơn nên mức giá ban đầu theo lít có thể nhỉnh hơn. Tuy nhiên, khi thi công thực tế, nó có thể bao phủ được diện tích bề mặt lớn hơn nhiều nên thành ra chi phí tổng thể lại không chênh lệch, thậm chí là còn kinh tế hơn. Vì thế, thay vì so sánh giá theo thùng, chúng ta nên so theo dung tích (lít hoặc kg) và diện tích bề mặt tường sơn được. Ngoài ra, nếu dùng loại nhựa tốt ở hàm lượng tối ưu còn giúp màng sơn bền lâu hơn, hạn chế rủi ro bảo dưỡng trong thời gian ngắn.
Chọn sơn hiệu quả và kinh tế
Thông thường, độ phủ cao là ưu điểm của các dòng sơn cao cấp. Song, nếu chưa sẵn sàng chi trả cho sản phẩm cao cấp, người tiêu dùng vẫn còn các lựa chọn khác có hiệu quả tương tự từ các thương hiệu phổ thông.
Ví dụ, Maxilite là một cái tên lâu năm thuộc phân khúc trung cấp nhưng có độ phủ cao theo tiêu chuẩn cao cấp của AkzoNobel, công ty sở hữu thương hiệu sơn Dulux nổi tiếng.
Maxilite là dòng sơn có độ phủ cao và giá thành hợp lý giúp tiết kiệm tối đa chi phí. |
Anh Trung cho biết: “Trung bình một thùng sơn Maxilite 18 lít có thể sơn hoàn thiện 2 lớp cho diện tích bề mặt từ 90 – 108m2 tường. Đây là con số tiêu chuẩn dành cho những sản phẩm thuộc top đầu trên thị trường. Ngoài ra, quy cách đóng thùng với hai loại 5 lít và 18 lít cũng giúp khách hàng dễ dàng cân đối mua đủ số lượng sơn cần thiết, phù hợp nhu cầu”.
Bên cạnh đó, Maxilite còn có các tính năng cao cấp nhờ vào công nghệ tiên tiến SuperLock với khả năng giữ màu bền đẹp, chống bong tróc hiệu quả và áp dụng quy chuẩn Nhãn Xanh Singapore an toàn tuyệt đối cho sức khỏe người tiêu dùng.
Tuy nhiên, anh Trung nhấn mạnh rằng độ phủ cao cũng mới là một tiêu chí ban đầu. Để việc sơn nhà thực sự hiệu quả và kinh tế về lâu dài, các gia đình cần xin tư vấn chi tiết từ các chuyên gia trong ngành để có thể giám sát thi công, đảm bảo sử dụng sản phẩm đúng chức năng và thi công đúng quy trình.
“Có nhiều vấn đề có thể gây ảnh hưởng đến độ phủ thực tế như vệ sinh bề mặt không kỹ, không đủ sạch mịn hay sơn lót không kỹ làm giảm bám dính. Một vấn đề khác là tỷ lệ nước khi pha sơn. Nhà sản xuất thường ghi rõ độ phủ lý thuyết và tỷ lệ pha nước tiêu chuẩn trên bao bì, các gia đình có thể dựa vào đây để tính toán lượng sơn cần thiết cũng như giám sát thợ thi công, tránh thợ pha sơn quá loãng làm giảm chất lượng bảo vệ” - anh Trung cho biết.
Minh Hằng
Theo