(Xây dựng) - Trong quý IV/2021, nhà đầu tư bất động sản (BĐS) đang có xu hướng "chốt lời" khỏi thị trường quen thuộc, săn tìm các tọa độ mới giàu tiềm năng. Đại dịch kéo dài khiến thị trường xuất hiện những “vùng xanh” BĐS, không chỉ "miễn nhiễm" với Covid-19, mà còn sở hữu tiềm năng tăng trưởng liên tục.
Cuối năm là mùa cao điểm BĐS, giá tăng ở nhiều phân khúc
Bất chấp những khó khăn của dịch bệnh, BĐS vẫn tăng giá và giữ vị thế là kênh đầu tư vàng. Nhìn lại các chu kỳ phát triển của thị trường BĐS, giá đất có xu hướng tăng giảm đan xen trong ngắn hạn, nhưng về dài hạn luôn tăng mạnh theo thời gian.
Các chuyên gia nhận định, giá BĐS sẽ tiếp tục tăng trong dịp cuối năm bởi các nguyên nhân: Khung giá đất ở rất nhiều địa phương bị điều chỉnh tăng từ 10% đến 15%; vật liệu xây dựng và các yếu tố đầu tư xây dựng đều đã tăng; thủ tục phê duyệt dự án siết chặt, kéo dài, dẫn đến tăng chi phí và chi phí cơ hội là rất cao.
Theo Hội môi giới BĐS Việt Nam, từ tháng 10/2021 nhiều thành phố lớn và nhiều địa phương trên cả nước hoàn thành cơ bản tiêm vắc-xin cho đối tượng từ 18 tuổi, cùng với việc sàng lọc cách ly người lây nhiễm Covid-19 tạo ra nhiều vùng xanh an toàn. Đồng thời, kích hoạt trở lại các hoạt động sản xuất và phát triển kinh tế trong bối cảnh bình thường mới, là tiền đề để BĐS tái khởi động và xác lập lại thị trường.
Cuối năm 2021 cũng sẽ xuất hiện xu hướng nhà đầu tư cá mập "găm hàng", do thị trường đang nhận được trợ lực bởi nhiều dòng vốn mạnh. Theo các chuyên gia, giá BĐS xuất hiện “sóng ngầm” sôi động tại các "tọa độ" mới.
Cuối năm 2021, BĐS sôi động tại các “toạ độ” mới. |
Việc các doanh nghiệp đã được tôi luyện qua cuộc sàng lọc Covid-19 với những bước đi vững chãi hơn, sự đầu tư bài bản hơn cũng là một động lực mới giúp thị trường BĐS hứa hẹn sẽ chuyển mình đón chờ những vận hội mới cuối năm nay và trong năm 2022.
Sự trỗi dậy của thị trường BĐS Bắc Hà Nội
Những chuyển biến của thị trường bất động sản ven đô tại hai thị trường lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có điểm chung là đầu tư công vào quy hoạch kết nối vùng được đẩy mạnh thời gian qua. Cả Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đều ưu tiên hàng chục ngàn tỉ đồng cho kết nối vùng. Ngoài cơ sở hạ tầng giao thông đã hiện hữu, giai đoạn 2021-2025, Hà Nội tập trung cho các tuyến cao tốc trọng điểm là tuyến đường vành đai 4, vành đai 5 vùng Thủ đô. Kết nối vùng quanh Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được đẩy mạnh là tiền đề quan trọng cho sự chuyển dịch cơ học, kích thích sự tăng giá của thị trường bất động sản vùng ven.
Trong gần 2 năm trở lại đây, có rất nhiều nhà đầu tư được hưởng lợi từ làn sóng đầu tư BĐS ven đô như: Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Nguyên. Tuy nhiên, các thị trường này đều đang hoặc đã qua cơn nóng sốt, khiến giá BĐS bị đẩy lên cao ngất ngưởng và đang dần có dấu hiệu bão hoà. Nhiều nhà đầu tư chuyển hướng tìm kiếm những vùng đất tiềm năng mới, đón đầu trước khi sóng bất động sản bùng nổ ở thị trường này.
Được xem là trung tâm mới phía Bắc Hà Nội, Vĩnh Phúc với mục tiêu trở thành tỉnh công nghiệp phát triển và là thành phố trực thuộc Trung ương, tỉnh luôn quan tâm, ưu tiên nguồn lực cho công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng các công trình, dự án hạ tầng quan trọng theo quy hoạch vùng, quy hoạch chung đô thị.
Khoảng 6 tháng đầu năm 2021, kinh tế Vĩnh Phúc vẫn được xem là nơi có “sức đề kháng” tốt trước dịch Covid-19, khi tốc độ tăng trưởng ước đạt 14,21% là tỉnh có mức tăng trưởng cao thứ 3 trên toàn quốc. Đây được ghi nhận là mức tăng trưởng cao nhất của tỉnh trong vòng 10 năm trở lại đây.
BĐS công nghiệp Vĩnh Phúc tạo đà cho các phân khúc khác. |
Cùng với đó, Vĩnh Phúc cũng là một trong những thị trường trọng điểm thu hút FDI tại miền Bắc. BĐS công nghiệp tại Vĩnh Phúc có nền tảng phát triển từ rất sớm. Tính đến hết năm 2020, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 9 trên 18 khu công nghiệp được thành lập và cấp giấy chứng nhận đầu tư với số vốn đăng ký đạt 8.000 tỷ đồng.
Chính vì thế, thị trường BĐS công nghiệp Vĩnh Phúc luôn được giới đầu tư nhận định sẽ “bứt tốc” trong thời gian tới, khi làn sóng đầu tư vào BĐS công nghiệp Vĩnh Phúc có sự xuất hiện của những tập đoàn lớn trong, ngoài nước như: Honda, Toyota, Piaggio; Sumitomo, Deawoo Bus, Vina Korea, Jahwa Vina, …
Một thực tế không thể phủ nhận đó là, sự phát triển mạnh mẽ của BĐS công nghiệp tại Vĩnh Phúc đã và đang tạo đà cho các phân khúc BĐS khác trên thị trường này “cất cánh”. Chỉ tính riêng cơ hội phát triển nhà ở cho nguồn lao động trong và ngoài tỉnh đã mang lại giá trị lợi nhuận cực cao cho các nhà đầu tư và thúc đẩy thị trường BĐS phát triển ngày càng sôi động. Đặc biệt là tại thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều lao động ngoại tỉnh, cũng như các chuyên gia nước ngoài lựa chọn an cư ngay tại Vĩnh Phúc để tránh việc hạn chế di chuyển, thì nhu cầu về nhà ở lại càng lớn.
Thêm vào đó, quỹ đất trung tâm ngày càng hạn hẹp, giao thông đi lại giữa Thành phố Hà Nội và Vĩnh Phúc ngày một thuận tiện và nhanh chóng. Nhiều người tại Hà Nội có nhu cầu chuyển dịch về vùng ven để sinh sống hoặc sở hữu “ngôi nhà thứ 2” để nghỉ dưỡng vào cuối tuần, hay cho thuê và kinh doanh dài hạn.
Với nhu cầu ở lớn, xu hướng dịch chuyển ra ven đô, cùng tiềm năng quy hoạch đột phá là động lực làm nên triển vọng tăng giá nhà đất tại thị trường Bắc Hà Nội.
TMS Homes Wonder World - Đại đô thị “all in one” được xem như vùng xanh đầu tư. |
Thị trường BĐS phía Bắc Hà Nội, các dự án có quy mô tầm cỡ, đồng bộ, khép kín được xây dựng theo mô hình “all in one” như TMS Homes Wonder World có thể xem là "vùng xanh" cho thị trường BĐS cuối năm 2021.
Ninh Nhi
Theo